Đảng lãnh đạo xây dựng con người trong thời kỳ đổi mớ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 63 - 64)

- Cuộc chiến tranh bảo vệ biêngiới phía phía Bắc củaTổ quốc:

8.1.2. Đảng lãnh đạo xây dựng con người trong thời kỳ đổi mớ

8.1.2.1. Tầm quan trọng của chiến lược xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay

- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định con người là một thực thể tự nhiên, đồng thời là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội.

- Theo Mác, xã hội tạo ra con người ở mức độ nào thì con người cũng tạo ra xã hội ở mức độ đó.

- Theo V.I.Lênin, chính từ trong cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, những con người mới được hình thành. Họ là sản phẩm của lịch sử đồng thời cũng là chủ thể góp phần sáng tạo lịch sử: Chúng ta phải xây dựng con người mới từ những vật liệu mà xã hội cũ đã để lại. Và chính trong quá trình xây dựng đất nước, những con người mới sẽ xuất hiện và trưởng thành.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Người khẳng định: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng, rất cần thiết".

- Trong quá trình đổi mới, Đảng tập trung vào đổi mới kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tới việc phát triển kinh tế phải chú ý đến hiệu quả văn hóa và xã hội, quan tâm tới việc xây dựng con người xuất phát từ hai yếu tố sau:

Thứ nhất, là quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới về con người và xây dựng con người.

Thứ hai, những mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tác động tiêu cực, làm sói mòn tư tưởng, lối sống và đạo đức xã hội.

8.1.2.2. Nội dung chiến lược xây dựng con người mới

- Văn kiện Đại hội VI (1986) khẳng định việc quan tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau phải trở thành một tiêu chuẩn đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là trong các dịch vụ phục vụ nhân dân.

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta khẳng định: “Phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”1.

- Đại hội VIII (1996) chỉ rõ muốn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững không thể không chăm lo phát triển con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

- Nghị quyết của Đại hội IX (2001) xác định phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh tới việc xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức, bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam.

- Đại hội XI (2011) của Đảng đã yêu cầu: Sớm có chiến lực quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn kết và xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển 2011) khẳng định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, tình nghĩa; có tinh thần quốc tế chân chính.

- Đại hội XII (2016) xác định: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật.

- Đại hội Đảng XIII (2021) chủ trương phát triển con người toàn diện; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG ĐẦY ĐỦ NHẤT (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w