Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ở đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp Công lập tại Kho bạc Nhà nước huyện An Biên tỉnh Kiên Giang (Trang 29 - 35)

6. Bố cục luận văn

1.1.3. Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước ở đơn vị sự nghiệp

lập

1.1.3.1. Đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Chi thường xuyên của NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập là quá trình phân phối và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm để thực hiện các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội.

Đặc điểm của chi thường xuyên của NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập:

- Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước. Các khoản chi đó mang tính chất tiêu dùng, có quy mô và cơ cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước. Đa số các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

- Với xu thế ngày càng phát triển của xã hội, thì nhiệm vụ chi thường xuyên của nhà nước cũng ngày càng gia tăng, vì vậy chi thường xuyên cũng có xu hướng mở rộng thêm.

- Chi thường xuyên của NSNN đối với ĐVSNCL gồm các khoản chi nhằm cung cấp các dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tạo động lực để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu.

1.1.3.2. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập

a. Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Dự toán là số liệu được tính toán, dự kiến một cách chi tiết, tỉ mỉ nhằm để thực hiện khối lượng công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu số lượng và giá trị. Nó là cơ sở để triển khai và giám sát hoạt động, qua đó đánh giá chất lượng quản lý trong từng thời kỳ, là cơ sở đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý, là khoản dự trù về thu, chi tài chính trong một thời gian nhất định của cơ quan nhà nước nhằm để đạt mục tiêu nhất định và cũng chính là dự kiến các công việc, nguồn lực cần thiết để thực hiện được các mục tiêu trong một tổ chức.

Dự toán chi NSNN là căn cứ quan trọng để KBNN KSC, cho nên nó cần phải được lập một cách chi tiết, chính xác, đầy đủ và kịp thời dùng làm cơ sở kiểm tra, kiểm soát của KBNN trong việc KSC thường xuyên NSNN.

Tất cả các khoản chi NSNN đều phải lập dự toán, khi đã được ghi vào dự toán và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì xem như là chỉ tiêu pháp lệnh. Lập dự toán chi thường xuyên là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cho nên khi lập dự toán cần phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của năm kế hoạch và những chỉ tiêu thể hiện quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của từng vùng, miền lãnh thổ và những chỉ tiêu về kinh tế xã hội do cơ quan có thẩm quyền thông báo; Các văn bản luật, pháp lệnh, chế độ, định mức phân bổ ngân sách; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp thẩm quyền quy định.

Thẩm quyền giao dự toán NSNN: đối với các ĐVSNCL ở trung ương là quyết định giao dự toán của Bộ, ngành Chủ quản; đối với các ĐVSNCL địa phương là quyết định giao dự toán của Chủ tịch UBND các cấp hoặc cơ quan

chủ quản ở địa phương được Chủ tịch UBND các cấp uỷ quyền.

b. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi, đối tượng chi và tính chất chi tiêu. Cụ thể như sau:

- Theo lĩnh vực hoạt động:

+ Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước: những khoản chi này nhằm để đảm bảo duy trì hoạt động cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động kinh tế như đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; thủy lợi; khí tượng; thủy văn. . .

+ Chi cho hoạt động khoa học công nghệ là những khoản chi cho nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhằm để hiện đại hóa khoa học, công nghệ từ đó nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường làm việc, tăng năng lực cạnh tranh cho quốc gia cả về kinh tế, về xã hội.

+ Chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo là những khoản chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo: giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo đại học và sau đại học.

+ Chi cho hoạt động sự nghiệp y tế là những khoản chi đảm bảo sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh cho người dân.

+ Chi cho hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao là những khoản chi cho hoạt động văn học, nghệ thuật, bảo tàng, truyền thanh, truyền hình, thể dục, thể thao ...

+ Chi cho hoạt động xã hội là những khoản chi cho đảm bảo xã hội và cứu tế xã hội. Khoản chi này nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân khi gặp khó khăn do đau ốm, bệnh tật, người già không nơi nương tựa nhằm ổn định

xã hội.

- Theo nội dung kinh tế của các khoản chi gồm có 4 nhóm:

+ Chi thanh toán cá nhân: bao gồm các khoản chi cho con người như: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương được tính theo chế độ hiện hành, kể cả các khoản nâng bậc lương hàng năm hay nâng lương trước hạn; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; phúc lợi tập thể; tiền thưởng; trợ cấp khó khăn thường xuyên. Ngoài ra, ở một số đơn vị đặc thù như là các ĐVSNCL về lĩnh vực giáo dục còn có chi học bổng cho học sinh, sinh viên theo chế độ nhà nước.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: gồm các khoản chi tùy thuộc tính chất hoạt động của mỗi đơn vị, mỗi ngành và chế độ nhà nước cho phép mà các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn có sự khác nhau. Vì vậy, việc xác định các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn sẽ tùy thuộc loại hình hoạt động và sẽ được xác định theo từng nội dung cụ thể gắn liền với nhu cầu và khả năng của nguồn kinh phí. Chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: các khoản chi về nguyên liệu, vật liệu, chi phí nghiên cứu, hội thảo khoa học, chi phí về thuê mướn chuyên gia, giáo viên để đào tạo đội ngũ nghiên cứu, ...

+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản: hàng năm do nhu cầu, do sự xuống cấp tất yếu của các loại TSCĐ dùng cho hoạt động nên có thể phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm thêm, trang bị thêm hoặc sửa chữa phục hồi giá trị sử sụng cho những TSCĐ đã bị xuống cấp, gồm các khoản chi để mua sắm thêm tài sản (công cụ, dụng cụ và TSCĐ), các khoản chi để thực hiện sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.

+ Chi thường xuyên khác: là các khoản chi không nằm trong các khoản chi của ba nhóm trên và được nằm trong cơ cấu chi thường xuyên của NSNN, không bao gồm 3 khoản chi trên như chi tiếp khách, hỗ trợ khác, chi khác,...

1.1.3.3. Rủi ro (hạn chế) và nguyên nhân của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước huyện An Biên

Rủi ro (hạn chế) trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện An Biên.

Thứ nhất: Quy trình kiểm soát chi “ một cửa” chưa đúng với quy định của Chính phủ.

Thứ hai: đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên đối với cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cũng còn một số vướng mắc.

Thứ ba: đối với kiểm soát chi thường xuyên theo luật NSNN: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo Luật NSNN ( sửa đổi) thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế.

Thứ tư: thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên tài khoản tiền gửi dự toán còn lộ ra nhiều bất cập. Hiện nay việc kiểm soát chi tài khaorn tiền gửi chưa được hướng dẫn thấu đáo.

Nguyên nhân những rủi ro (hạn chế) trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN An Biên.

Thứ nhất: hệ thống các văn bản các văn bản về cấp phát, kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN ( sửa đổi) chưa được chặc chẽ và đông bộ.

Thứ hai: các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN mặc dù đã được nghiên cứu bổ sung và sửa đổi ( chế độ công tác phí, mua sắm ô tô,..)song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Thứ ba: lực lượng cán bộ KBNN An Biên nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng còn thiếu và

trình độ chưa được đồng đều. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN thoa Luật Ngân sách sửa đổi làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày càng phức tạp hơn trong khi sự gia tăng về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm soát chi của KBNN.

Thứ tư: chưa có chương trình tin học theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN An Biên.

Thứ năm do yêu cầu kiểm soát toàn bộ các khoản chi của đơn vị sử dụng ngân sách dẫn đến việc kiểm soát còn mang tính hình thức, thủ tục.

Thứ sáu: kiểm soát chi mua sắm tài sản như hiện nay còn dẫn đến thất thoát NSNN và sử dụng không hiệu quả tài sản. Việc kiểm soát mua sắm tài sản có một thực tế là các đơn vị quan hệ ngân sách cùng mua sắm một loại tài sản, có cùng hãng sản xuất, cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng nước sản xuất nhưng giá trị thanh toán trên các hồ sơ, tài liệu gửi KBNN An Biên khác nhau. Chưa có các quy định của nhà nước để KBNN từ chối thanh toán.

Thứ bảy: việc kiểm soát chi thường xuyên theo hình thức dự toán chưa gắn với hiệu quả chi tiêu NSNN, chưa tạo được chủ động cho đơn vị quan hệ ngân sách. Kiểm soát chi của KBNN vẵ dựa theo phương thức quản lý đầu vào( dự toán, tiêu chuẩn, định mức) chưa chú trọng đến kết quả đầu ra.

Thứ tám: thực trạng việc chưa thực hiện kiểm soát chi tài khoản tiền gửi có nguồn gốc từ NSNN tại KBNN do những nguyên nhân : chưa có một quy định riêng mang tính pháp lý cao về kiểm soát chi tài khoản tiền gửi có nguồn gốc từ NSNN cho cơ quan tài chính nói chung và KBNN nói riêng. Nguồn cấp vào tài khoản tiền gởi do cơ quan tài chính cấp bằng lệnh chi nên việc kiểm soát chi của KBNN là chồng chéo, trùng lắp.. nhưng đồng thời đây cũng là kẽ hỡ.

Thứ chín: việc quy định trách nhiệm của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN chưa cụ thể, rõ ràng.

Thứ mười: công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN hiện nay chưa đáp ứng được quá trình cải cách tài chính công và hội nhập quốc tế, chứ gắn kết được các khâu lập và phân bổ dự toán NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp Công lập tại Kho bạc Nhà nước huyện An Biên tỉnh Kiên Giang (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)