6. Bố cục luận văn
1.2.1. Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
với đơn vị sự nghiệp công lập
Kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình để thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm bảo đảm các khoản chi đó được chi đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước trong quá trình cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN.
Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
Thứ nhất, Kiểm soát chi thường xuyên phải được gắn liền với những khoản chi thường xuyên cho nên phần lớn công tác kiểm soát chi được diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thời vụ, trừ các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn TSCĐ.
Thứ hai, kiểm soát chi thường xuyên được diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung vì thế nó rất đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy mà các quy định trong kiểm soát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, ở từng lĩnh vực chi có những quy định riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh
phí cũng có những tiêu chuẩn, định mức riêng.
Thứ ba, Kiểm soát chi thường xuyên thường bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớn các khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi lương, tiền công, học bổng... những nhiệm vụ chi này gắn liền với đời sống hàng ngày của cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên; còn khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ thì nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nên cũng đòi hỏi là phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Mặc khác, với tâm lý muốn giải quyết kinh phí trong những ngày đầu tháng của các đơn vị thụ hưởng NSNN làm cho công tác kiểm soát chi của KBNN luôn bị áp lực về thời gian.
Thứ tư, những khoản chi nhỏ cũng phải được kiểm soát chi chặt chẽ, mà cơ sở để kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ, bảng kê thanh toán,... để chứng minh cho những nghiệp vụ kinh tế đó đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõ ràng, thiếu tính pháp lý... gây ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi, vì thế cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hết các khoản chi đó trong công tác kiểm soát chi.