Hoàn thiện yếu tố ứng dụng Công nghệ Thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp Công lập tại Kho bạc Nhà nước huyện An Biên tỉnh Kiên Giang (Trang 123 - 130)

6. Bố cục luận văn

3.2.5. Hoàn thiện yếu tố ứng dụng Công nghệ Thông tin

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Thông tin, cùng với nhiều ngành công nghệ cao khác đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Thế Giới. Việc ứng dụng và phát triển Công nghệ Thông tin đã góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần, thúc đầy phát triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý đang là một trong những mục tiêu mà nước ta đã đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức nhà nước và các cá nhân.

Công nghệ hóa, hiện đại hóa KBNN là một vấn đề cấp thiết, xây dựng và đưa ra các chương trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, báo cáo và đặc biệt là KSC NSNN như kiểm soát thanh toán theo dự toán, tổng hợp thông tin báo cáo,...

Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, tăng cường máy móc, thiết bị, chương trình xử lý thông tin. KBNN cần sớm xây dựng kế hoạch, lộ trình kết nối mạng đến các ĐVSDNS để đáp ứng sự đổi mới trong việc triển khai quy trình thực hiện phân bổ dự toán và kiểm soát cam kết chi NSNN trên

hệ thống TABMIS.

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN Huyện An Biên.

Tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác KSC NSNN biết sử dụng thành thạo máy vi tính vào công việc chuyên môn.

Cải cách thủ tục hành chính là khâu then chốt trong cải cách hành chính Nhà nước. Tiến trình này được KBNN đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện quyết liệt từ nhiều năm qua. Có thể nói, mô hình giao dịch một cửa đã tạo nên một bộ mặt mới của các đơn vị KBNN, khẳng định một bước phát triển mới trong lĩnh vực phục vụ hành chính công, đem đến cho các ĐVSDNS nói chung và ĐVSNCL nói riêng một hình thức phục vụ công khai, minh bạch, đầy trách nhiệm. Tuy vậy, để có được những bước tiến đó, KBNN cũng phải có những cố gắng cao độ vượt trên sức mình. Với đặc thù của ngành và với mô hình tổ chức, quỹ biên chế, không ít khó khăn đã xuất hiện. Một mặt, hệ thống KBNN phải áp dụng một quy trình giao nhận và giải quyết hồ sơ phù hợp với yêu cầu một cửa. Mặt khác, phải có nhân lực, phương tiện, công cụ để quản lý, theo dõi quá trình tiếp nhận và trả kết quả, đảm bảo hồ sơ được giải quyết đúng hạn, không gây phiền hà. Cho đến hiện nay “Phiếu giao nhận hồ sơ” cũng như quá trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hoàn toành thực hiện thủ công. Hạn chế lớn nhất là năng suất lao động rất thấp, không có điều kiện kiểm tra, theo dõi thường xuyên và không thể thống kê, phân tích rõ ràng để có các biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh kịp thời. Kiến nghị KBNN nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý công việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng phù hợp với điều kiện hiện tại, đặc biệt phù hợp với điều kiện vận hành TABMIS. Nhằm giúp cho cán bộ KSC tiết kiệm thời gian lập Phiếu giao nhận hồ sơ, đồng thời chức năng thống kê của hệ thống phần mềm sẽ tự động thông báo giúp cho lãnh đạo KBNN giám sát các hồ sơ tồn đọng

chưa xử lý, để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở cán bộ KSC giải quyết đúng thời hạn, hoặc phân công công việc đều cho các kế toán viên, tránh dồn quá nhiều việc vào một vài cán bộ, gây ra tình trạng quá tải công việc hàng ngày.

Thiết lập báo cáo trên phân hệ quản lý cam kết chi để quản lý và kiểm tra được số liệu trên phân hệ quản lý cam kết chi. Hiện nay, việc quản lý cam kết chi tại KBNN ngoài các báo cáo thiết lập sẵn trên hệ thống rất khó đọc và không lưu trữ được thì chưa có một báo cáo nào khác.

Hiện nay, hầu hết các ĐVSNCL đều chưa truy cập, giao diện hay kết nối được với TABMIS để có thể khởi tạo, cập nhật các dữ liệu cam kết chi trực tiếp vào TABMIS (theo thiết kế của TABMIS) và điều đó gây ra áp lực cho KBNN khi phải nhập thủ công một khối lượng khá lớn dữ liệu đầu vào từ các đề nghị cam kết chi của ĐVSNCL gửi đến. Và điều quan trọng hơn là do chưa tiếp nhận được một cách trực tiếp, đầy đủ các thông tin đầu ra của TABMIS nên mục tiêu của quy trình quản lý và kiểm soát cam kết chi là cung cấp thông tin cần thiết giúp ĐVSNCL ra quyết định cam kết chi đúng pháp luật tài chính và không vượt thẩm quyền ngân sách. Cơ sở dữ liệu nhà cung cấp được KBNN ghi chép và lưu giữ trên TABMIS sẽ trở thành vô ích nếu chưa thiết lập được kênh cung cấp thông tin đầu ra cho ĐVSNCL. Để khắc phục các hạn chế đó, cần phải có giải pháp hiện đại hóa công nghệ trao đổi thông tin giữa TABMIS và hệ thống thông tin kế toán của các ĐVSDNS nói chung và ĐVSNCL nói riêng. Cụ thể, về dữ liệu đầu vào, cần phát triển và cung cấp dịch vụ cổng điện tử về cam kết chi nhằm tạo ra kênh giao dịch trực tuyến giữa TABMIS và ĐVSDNS nói chung và ĐVSNCL nói riêng; về thông tin đầu ra, cần xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử trên Internet để cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về cam kết chi (đảm bảo an toàn, bảo mật theo quy định của Luật giao dịch điện tử) ĐVSDNS nói chung và ĐVSNCL nói riêng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN đối với các ĐVSNCL đòi hỏi cần phải được giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau cho những hạn chế, bất cập của các yếu tố tác động đến hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN đối với ĐVSNCL qua KBNN.

“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước Huyện An Biên” là vấn đề rất cần thiết, quan trọng trong việc sử dụng kinh phí NSNN có hiệu quả, đúng mục đích và là yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với tiến trình cải cách tài chính công của Chính phủ và Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Những nghiên cứu lý thuyết của Luận văn đã khái quát hoá những vấn đề cơ bản về NSNN và chi NSNN; quy trình KSC thường xuyên NSNN, cam kết chi. Làm rõ các đặc điểm, nội dung, những yếu tố ảnh hướng, sự cần thiết của công tác KSC. Đây chính là cơ sở pháp lý và cũng là cơ sở cho việc tham chiếu và đánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL tại KBNN Huyện An Biên.

Bằng bảng số liệu và biểu đồ phân tích, nội dung nghiên cứu thực tiễn đã khái quát thực trạng tình hình KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL tại KBNN Huyện An Biên; phân tích các yếu tố tác động đến công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL tại KBNN Huyện An Biên. Từ đó, đánh giá và đưa ra những hạn chế và bất cập của các yếu tố trong công tác KSC.

Dựa vào kết quả phân tích các yếu tố đánh giá những hạn chế, bất cập của công tác KSC thường xuyên NSNN đối với các ĐVSNCL tại KBNN Huyện An Biên; Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, tác giả đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.

Có thể khẳng định nếu các gợi ý về giải pháp được đưa ra sẽ góp phần Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước không chỉ trên địa bàn Huyện An Biên Tỉnh Kiên Giang mà còn đối với cả hệ thống Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi chi thường xuyên NSNN là một nội dung quan trọng trong quản lý chi tiêu ngân sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, chống tiêu cực, lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, tạo điều kiện tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cùng với tiến trình đổi mới cơchế kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngành Kho bạc nói chung và KBNN An Biên nói riêng với chức năng chủ yếu là quản lý nhà nước về quỹ NSNN, trong đó có quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đã khẳng định được một cách vững chắc vị trí, vai trò, nhiệm vụ quan trọng của mình trong hệ thống quản lý nền tài chính nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề còn tồn tại cần được khắc phục để hoàn thiện hơn công tác này.

Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN An Biên là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau. Các giải pháp phải có tính hệ thống, xuyên suốt và phù hợp với các cơ chế, chính sách, từ Luật đến các văn bản hướng dẫn và phù hợp với điều kiện thực tế.

Được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo –TS. Nguyễn Hữu Phú, sự góp ý nhiệt tình của lãnh đạo cũng như các cán bộ KBNN An Biên, tác giả đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nhưng những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.

- Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các Thầy giáo, Cô giáo, Nhà khoa học và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dương Ngọc Ánh (2002), Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[2] Nguyễn Công Điều (2013), “Đổi mới phương thức kiểm soát chi và vị thế, vai trò của kho bạc nhà nước”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 135 (tháng 9/2013) tr 14-17.

[3] Hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật hiện hành.

[4] Kho bạc Nhà nước Huyện An Biên (2011-2015), Báo cáo tổng kết thu - chi ngân sách Nhà nước hàng năm.

[5] Kho bạc Nhà nước huyện An Biên (2011-2015), Báo cáo Quyết toán chi NSNN hàng năm.

[6] Kho bạc Nhà nước (2003).

[7] Văn Tuấn Kiệt (2008), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Thân Tùng Lâm (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Gia Lai, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[9] Đoàn Hoàng Liêm (2010), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[10] Luật Ngân sách Nhà nước và hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện, nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội (tháng 7/2003).

[11] Luật kế toán số 03/2003/QH11.

nước Đăklăk - những hạn chế phát sinh và kiến nghị giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 137 (tháng 11/2013) tr 34-35.

[13]Philip E. Taylor (1963), Tài chánh công, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam phiên dịch.

[14]Nguyễn Xuân Quãng (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước, Luận văn thạc sỹ Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Hà Nội.

[15] Đoàn Thu Thuỷ (2013), “Một số điểm chú ý khi triển khai thực hiện cam kết chi tại kho bạc nhà nưc”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 137 (tháng 11/2013) tr 32-33.

[16]Phan Xuân Tường (2012), Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu do kho bạc nhà nước Đà Nẵng thực hiện, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [17]TH.S Nguyễn Xuân Tú và TH.S Nguyễn Hải Yến(2013), “Kiểm soát chi

thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính”,

Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia số 134 (tháng 8/2013) tr 22-25. [18]Vũ Văn Yên, Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp Công lập tại Kho bạc Nhà nước huyện An Biên tỉnh Kiên Giang (Trang 123 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)