Nghiên cứu về thành phần hóa học của cây T indica

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính ức chế tyrosinase của hạt me (tamarindus indica l ) (Trang 25 - 34)

1.1.4.1. Thành phần dinh dưỡng của cây T. indica

Phần có giá trị và được sử dụng phổ biến nhất của cây me là quả. Phần thịt quả chiếm khoảng 30-50% trên toàn bộ quả [19, 20], phần vỏ và chất xơ khoảng 11-30%, phần hạt khoảng 25-40% [20, 21], thành phần dinh dưỡng được thể hiện qua bảng 1.2 [21][22][23].

6

Bảng 1. 2: Thành phần dinh dưỡng của thịt quả me, lá non, hoa me

Thành phần Thịt quả me (%) Lá non (%) Hoa me (%)

Nước 20.5 70.5 80.0 Protein 3.1 5.7 0.4 Chất béo 0.1 2.1 1.5 Chất xơ 5.6 1.8 1.5 Đường 67.4 18.2 - Tro 2.9 1.5 0.7

Trong thịt quả me, lá non, hoa me còn chứa các loại muối khoáng vi lượng. Trong thịt quả me, hàm lượng calci (34-94 mg/100g), phospho (34-78 mg/100g), sắt (0.2-0.9 mg/100g)… còn có vitamin C (44 mg/100g), thiamine, riboflavin…[19, 22, 23].

Trong hạt me bao gồm vỏ hạt 20- 30% và nhân hạt 70- 75% trên tổng khối lượng hạt [20, 22]. Hạt me rất giàu protein, phần vỏ hạt chứa rất nhiều chất sơ va tannin. Theo báo cáo của Panigrahi và các cộng sự (1989), đã nói rằng trong hạt me có chứa 131,3 g/kg protein thô, 67.1 g/kg chất sơ thô, 48.2 g/kg chất béo thô, 56.2 g/kg tannin, với rất nhiều carbohydrate đạng đường. Phần vỏ hạt chứa 14- 18% albuminoid tannin [24]. Thành phần dinh dưỡng trong hạt me được thể hiện trong bảng bảng 1.3 [25] .

Bảng 1. 3: Thành phần dinh dưỡng của hạt me, (%)

Thành phần Hạt me Nhân hạt Vỏ hạt Nước 9.4-11.3 11.4-22.7 11.0 Protein 13.3-26.9 15.0-20.9 - Chất béo 4.5-16.2 3.9-16.2 - Sơ 7.4-8.8 2.5-8.2 21.6 Carbohydrate 50.0-57.0 65.1-72.2 -

7

Tro 2.4-4.2 7.4

Hạt me còn được xem như là lương thực hoặc thực phẩm vì bên trong hạt chứa một lượng lớn protein [26]. Protein thô và các thành phần dinh dưỡng không chứa nitrogen có hàm lượng tương ứng 15.5% và 59.0% trong hạt. Đường pentose chiếm khoảng 20%, menose từ 17% đến 35% và glucose là 12% trên tổng lượng đường. Hạt me còn chứa nhiều loại protein và amino acid thiết yếu như isoleucine (313 mg/g), leucine (531 mg/g), methionine (113 mg/g), phenylalanin (318 mg/g)… [20, 27].

Dầu của hạt me có màu vàng tươi, được tách ra bằng dung môi hexan hoặc hỗn hợp 2 dung môi chloroform và methanol [28]. Thành phần chính của acid béo gồm palmitic, oleic, linoleic, eicosanoic. Lipid chứa tỷ lệ tương đối lớn các acid béo chưa bão hòa, với nồng độ lớn nhất là linoleic acid (36-49%), oleic acid (15-27%) và palmitic acid (14-20%) . Ngoài ra, campesterol, β-sitosterol… được xác định trong hạt me và có hàm lượng tính trên tổng lượng acid béo lần lượt là 16-19%, 66-72%... [28, 29].

Hạt me còn giàu phospho, calci, magie, kali… tuy nhiêu nếu so sánh với các loại cây họ đậu khác thì vẫn thấp hơn [29], được thể hiện qua bảng 1.4 [25, 29].

Bảng 1. 4: Hàm lượng kim loại bên trong hạt me, (mg/100 g)[25, 29]

Thành phần Hạt Nhân hạt Vỏ hạt Calci 9.3-786.0 120.0 100.0 Phospho 68.4-165.0 - - Magie 17.5-118.3 180.0 120.0 Kali 272.8-610.0 1020.0 240.0 Natri 19.2-28.8 210.0 240.0 Đồng 1.6-19.0 - - Sắt 6.5 80.0 80.0 Kẽm 2.8 100.0 120.0

8

Thông qua bảng 1.3 và 1.4, hàm lượng dinh dưỡng như protein, carbohydrate và chất béo có trong nhân hạt lớn hơn rất nhiều so với vỏ hạt. Kali có trong nhân hạt cao hơn gấp 4 lần so với lượng kali có trong vỏ hạt.

1.1.4.2. Hợp chất được phân lập từ cây T. indica

Các nhà khoa học đã xác định cấu trúc và định danh các một số hợp chất được phân tách từ bộ phận của cây T. indica (bảng 1.5). Các hợp chất chủ yếu là phenolic, alkaloid, saponins, flavonoid,...

Bảng 1. 5: Một số hợp chất được phân lập từ các bộ phận của cây T. indica

Bộ Phận Hợp chất

Hạt (-) epicatechin (1); procyanydin B2 (2); procyanydin trimer (3); procyanydin tetramer (4); procyanydin pentamer (5); procyanydin hexamer (6); 2-hydroxy- 3’,4’-dihydroxyacetophenone (7); methyl 3,4-dihydroxybenzoate (8); 3,4-dihydroxyphenylacetate (9)

Vỏ hạt (-) epicatechin; procyanydin B2; procyanydin trimer; procyanydin tetramer; procyanydin pentamer; procyanydin hexamer; (-)

catechine (10); taxiflolin (11); apigenin (12); eridictyol (13); luteolin

(14); naringenin (15); Campesterol (45)

Lá (-) epicatechin; (-) catechine; chlorogenic acid (16); kaempferol 3-glucoside (17); p-cymene (18); limonene (19); diphenyl-ether (20);

longifolene (21); caryophyllene (22); BHT (23); methyl 3,5-di-tert-

butyl-4-hydroxylbenzoate (24); methyl palmitate (25); 6,10,14-

trimethylpentadeca-5,9,13-trien-2-one (26); linalool anthraniate (27); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3-eicosyne (28); Methyl 9,12,15-octadecatrienoate (29); phyto (30);

methyl 7,10-octadecatrienoate (31); 10-octadecenoic acid (32);

cryptopinone (33); methyl 15-tricosenoate (34); β-sitosterol (35);

palmitic acid (36); malic acid (37); tartaric acid (38); phthalic acid (39); n-nonadecanoic acid (40); 5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-

9

Rễ apigenin (42); n-hexacosane (43); pinitol (44); octacosanyl ferulate (44); 21- oxobehenic acid (45); campesterol (46); lupeol (47); lupanone (48) β-sitosterol (35) Campesterol (45) Lupeol (46) Lupanone (47)

Caryophylene(22) Longifolene (21) 3-eicosyne (28)

10

Malic acid (38) Phthalic acid (39) Tartaric acid (40)

2.6-di-tert-butyl-1,4methylphenol (23) Methyl-3,5-di-tert-butyl-4-hydroxybenzoate (24) 3-eicosyne (28) Methyl palmitate (25) Phyto (30) 10-oatadecenoic acid (32) Palmitic acid (37) 6,10,14-trimethylpentadeca-5,9,13-trien-2-one (26)

11

Methyl 9,12,15-octadecatrienoate (29)

Hình 1. 2: Một số hợp chất terpen, steroic, chất béo từ cây T. indica

1-(3,4-dihydroxyphenyl)- methyl 3,4-dihydroxybenzoat(8) 2-hydroxyethan-1-one (49)

2-(3,4-dihydroxyphenyl)acetate (9) epicatechin (1)

Procyanidin dimer (2) Procyanydin trimer (3)

Taxiflolin (11) 5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)- (2R,3R)-2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7- 4H-chromen-4-one (42)

12 Eridictyol (13) Luteolin (14) (S)-2-(3,4-dihydroxylphenyl)-5,7 2-(3,4-hydroxyphenyl)5,7- Dihydroxychroman-4-one dihydroxy-4H-chromen-4-one

Apigenin (41) Chologenic acid (16)

Naringenin (15) Kaempferol 3-glucoside (17) 5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-

choman-4-one

Hình 1. 3: Một số hợp chất polyphenol và flavonoid từ cây T. indica

1.1.4.3. Polysaccaride từ hạt me

Saccaride, còn gọi là carbohydrate hay glucid, là các hợp chất hỗn chức của polyhydroxyaldehyde, polyhydroxyketone và một số dẫn chất ngưng tụ của chúng. Thành phần nguyên tố của saccharide gồm có C, H, O. Chúng có công thức tổng quát là Cm(H2O)n. Carbohydrate là một trong những thành phần quan trọng của cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13

thể sinh vật, chiếm tới gần 80% trọng lượng khô của thực vật và khoảng 2% của cơ thể động vật [30].

Polysaccaride là polymer sinh học mà monomer của nó là các gốc đường nối với nhau bằng liên kết glycoside. Polysaccaride có thể là mạch thẳng hoặc mạch nhánh, điều đó sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt, khả năng gel hóa hay độ tan trong nước của các polysaccaride [31]… Trong polysaccaride, nhóm hydroxyl chiếm phần chủ yếu và có thể được thay thế bằng những nhóm chức khác thông qua các quá trình như ester hóa, acetyl hóa, phosphate hóa... [32].

Tamarind seed polysaccaride (TSP) là một dẫn xuất galactoxyloglucan, có “xương sống” là -(1-4)-D-glucoside, tại vị trí C6 là liên kết với -D-xylopyranose và liên kết với -D-galactopyranose-(1-2)--xylopyranose. Chuỗi này được lập lại nhiều đơn vị theo dạng XXXG, bao gồm ba nhóm đơn vị bị xylosyl (X) hóa glucopyranose và được phân cách bằng một glucopyranose (G), và có thể một vài nhóm xylose được liên kết với galactopyranose (L) [33] (hình 1.4).

Hình 1. 4: Cấu trúc hóa học xyloglucan của Tamarind seed polysaccharide (TSP)

Polysaccaride từ hạt me là một polysaccaride tự nhiên. Chúng có nhiều trong tự nhiên, không độc hại, trương lên khi tiếp xúc với môi trường nước, có khả năng phân hủy sinh học và kháng vi sinh vật kiểm định. Polysaccaride từ hat me (TSP) được sử dụng làm chất ổn định, chất làm đặc, chất tạo nhũ, chất làm ẩm và chất kết dính trong

14

các ngành công nghiệp dược phẩm. TSP, thành phần có trong bột me, đóng vai trò quan trọng được sử dụng trong các ngành may mặc, sợi hoặc làm nguyên liệu thô dùng để điều chế polysaccaride dùng trong thực phẩm. TSP được chiết trong nước và kết tủa khi ở trong dung môi hữu cơ, chiếm 65% thành phần của hạt me phụ thuộc vào nguồn gốc . TSP là polysaccaride cao phân tử, với trọng lượng phân tử 720-2500 kDa [12]. Dẫn xuất sulfate hóa và cetyl hóa của TSP để tăng khả năng kháng oxi hóa, kháng vi sinh vật kiểm định. TSP được nghiên cứu trong nhãn khoa và có hiệu quả trong việc thử nghiệm áp lực nội nhãn của sản phẩm nhỏ mắt có timolol và đã được thí nghiệm trên thỏ [34]. Bên cạnh đó, nó được thử nghiệm trong việc chống lại bệnh đục thủy tinh thể, hổi chứng khô mắt. Khả năng giải phóng thuốc của dịch gel từ TSP đã được thử nghiệm in vitro. TSP đã được tiến hành có hiệu quả trong điều trị bệnh về tiêu hóa và được sử dụng là chất mang thuốc chữa bệnh đại tràng [35, 36]. Theo những nghiên cứu mới nhất, TSP còn có khả năng ổn định huyết áp, đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân cao huyết áp [26, 37, 38].

Nghiên cứu của Landi Librandi AP và cộng sự (2007), đã chỉ ra khả năng chống oxy hóa, hạ cholesterol, giảm khả năng xơ vữa thành mạch máu của polysaccharide từ quả me hay ứng dụng Tamarind seed polysaccharide để sản xuất chỉ phẫu thuật [37, 39]. Lang và cộng sự đã điều chế một số dẫn xuất của TSP từ TSP tự nhiên và kiểm tra cấu trúc của dẫn xuất và mẫu tự nhiên bằng phổ IR và NMR, sau đó so sánh tính chất của mẫu biến tính và mẫu tự nhiên [40].

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính ức chế tyrosinase của hạt me (tamarindus indica l ) (Trang 25 - 34)