5. KẾT CẤU:
3.2.2. Thực hiện thủ tục KTCT
Tại Deloitte, số lượng mẫu cần kiểm tra được xác định bằng hệ số “Cỡ mẫu/mức trọng yếu thực hiện” và bảng mẫu của Deloitte. Các giao dịch được được chọn ngẫu nhiên từ công cụ MUS – lựa chọn ngẫu nhiên những mẫu có giá trị lớn, để thực hiện KTCT nhằm đảm bảo không có sự sai lệch nào xảy ra.
KTV tính toán số lượng mẫu cần chọn để thực hiện KTCT dựa trên công thức: Số mẫu =Mức trọng yếu thực hiện Cỡ mẫu
Sau khi tính ra tỷ lệ mẫu cần chọn để KTCT, KTV sẽ dựa trên kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (kiểm soát hữu hiệu hay không) và mức độ rủi ro của khoản mục doanh thu (ở Deloitte thì khoản mục doanh thu luôn được xem là có rủi ro rất cao) mà đối chiếu với bảng chọn mẫu bên dưới của Deloitte để quyết định số lượng mẫu cần chọn.
56
Số mẫu
Hệ thống kiểm soát hiệu quả
Hệ thống kiểm soát không hiệu quả Rủi ro rất cao Rủi ro thấp (1) Rủi ro cao (2) Rủi ro thấp (3) Rủi ro cao (4) Phụ thuộc hệ thống KSNB (5) Không phụ thuộc hệ thống KSNB (6) 1x 1 2 1 1 2 4 2x 2 3 1 1 2 6 3x 2 5 1 2 4 10 4x 3 6 1 2 4 12 5x 3 8 1 3 6 16 6x 4 9 2 3 6 18 7x 5 11 2 4 8 22 8x 5 12 2 4 8 24 9x 6 14 2 5 10 28 10x 6 15 2 5 10 30 15x 9 23 3 8 16 46 20x 12 30 4 10 20 60 25x 15 38 5 13 26 76 30x 18 45 6 15 30 90 40x 24 60 8 20 40 120 50x 30 75 10 25 50 150 100x (*) 60 150 20 50 100 300
Bảng 3.7: Bảng hướng dẫn xác định số lượng mẫu trong thủ tục KTCT của Công ty TNHH Deloitte.
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty Deloitte VN)
Đối với công ty ABC do KTV đã xác định hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu và có hiệu quả và rủi ro đối với khoản mục doanh thu là rủi ro rất cao (dựa trên mô hình kiểm toán của Deloitte) nên vì vậy KTV sẽ sử dụng cột số 5 (rủi ro rất cao và hệ thống kiểm soát hưu hiệu) để tiến hành việc chọn mẫu KTCT.
57
KTV lưu ý đối với các mẫu lớn hơn mức trọng yếu thực hiện (61.900.000.000 VNĐ) sẽ được thực hiện KTCT bắt buộc và mẫu sẽ là tổng mẫu trừ đi các mẫu lớn hơn 61.900.000.000 VNĐ. Tuy nhiên do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty ABC và siêu thị nên việc có mẫu lớn hơn mức trọng yếu thực hiện là rất hiếm. Đồng thời sau khi xem qua tập tin tổng hợp doanh thu của ABC, KTV thấy rằng không có mẫu nào lớn hơn mức trọng yếu thực hiện.
3.3.2.1 . Phân loại luồng doanh thu BH và CCDV
Dựa theo chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của Deloitte. Đầu tiên KTV tiến hành phân loại doanh thu BH và CCDV thành 5 luồng doanh thu khác nhau:
- Doanh thu BH trực tiếp tại siêu thị (bao gồm cả BH đã mua và hàng ký gửi). - Doanh thu BH cho các cửa hàng thuộc sở hữu của ABC.
- Doanh thu BH thông qua thương mại điện tử. - Doanh thu dịch vụ cho thuê quầy.
KTV lưu ý rằng mỗi khoản mục thu trên đều được theo dõi bằng các tài khoản khác nhau đã được thiết lập trên cả 3 phần mềm Seito, Profit và SAP.
Tham chiếu đến “Phụ lục 3: Minh họa giấy tờ làm việc Deloitte phân loại doanh thu chọn mẫu kiểm toán”.
3.3.2.2 . Thực hiện thủ tục KTCT nhằm đảm bảo cơ sở dẫn liệu phát sinh, đầy đủ, chính xác và phân loại hợp lý
Dựa trên sự phân loại các luồng doanh thu, KTV tiến hành chọn mẫu riêng cho từng luồng doanh thu để thực hiện thủ tục KTCT.
Để đảm bảo mẫu được chọn là hoàn toàn ngẫu nhiên KTV phải chọn mẫu thông qua phần mềm Excel Analytic – MUS function và trình bày thao tác này trong giấy tờ làm việc của KTV.
58 Doanh thu BH trực tiếp tại siêu thị (bao gồm cả BH đã mua và hàng ký gửi)
Đối với doanh thu này, KTV sẽ chia ra thành doanh thu đến từ 5 chi nhánh đang hoạt động của ABC và tiến hành tính toán số lượng mẫu cần kiểm tra. Sau khi có cỡ mẫu của mỗi chi nhánh KTV tính ra số lượng mẫu cần thực KTCT cho mỗi chi nhánh. Sau đó, KTV tiến hành bốc mẫu bằng chức năng MUS function trên dữ liệu được xuất ra hằng ngày từ phần mềm Profit (doanh thu mỗi ngày được ghi nhận đều phải được xuất ra để làm báo cáo doanh thu cho ngày đó).
Sau đó KTV tiến hành đối chiếu báo cáo doanh thu được xuất ra từ Profit của những ngày được chọn là mẫu với biên bản kiểm kê tiền của ngày đó và giấy nộp tiền vào ngân hàng và bút toán tương ứng trên SAP. Với mỗi biên bản kiểm kê tiền mặt đều phải có chữ ký của người kiểm đếm và người quản lý chịu trách nhiệm ngày đó. Và với mỗi giấy nộp tiền ngân hàng cũng phải có chữ ký của giao dịch viên ngân hàng phải được đóng mộc xác nhận của ngân hàng.
Đối với các trường hợp phát sinh chênh lệch, KTV thu thập thêm tập tin tổng hợp các khoản tiền do KH quẹt thẻ hoặc sử dụng ngân phiếu được gửi từ ngân hàng và đối chiếu với giấy xác nhận tiền đã chuyển đến của ngân hàng gửi cho ABC.
Sau khi, đối chiếu các khoản chênh lệch và tiền đang chuyển với nhau, KTV xác nhận là không có chênh lệch và sai sót nào lớn hơn ngưỡng sai sót có thể chấp nhận (4.000.000.000 VNĐ). KTV cho rằng khoản doanh thu này là đầy đủ và hợp lý.
Tham chiếu đến “Phụ lục 4: Minh họa giấy tờ làm việc của Deloitte thủ tục kiểm tra chi tiết các mẫu doanh thu BH trực tiếp”.
Doanh thu BH của các cửa hàng nhỏ thuộc sở hữu của ABC.
Đối với khoản mục doanh thu này, kiểm toán toán tiến hành thu thập báo cáo BH theo ngày được in từ Seito từ kế toán tại các cửa hàng. Do hàng hóa bán cho các cửa hàng
59
này có thể vẫn còn lại tại cửa hàng chưa bán được nên việc xuất dữ liệu từ Profit sẽ không chính xác. Sau khi đã có được cỡ mẫu KTV tiến hành chọn mẫu và thực hiện KTCT.
KTV tiến hành đối chiếu số liệu được xuất từ Seito với số trên báo cáo kiểm đếm tiền hằng ngày, báo cáo doanh thu mà mỗi cửa hàng nộp cho ABC theo quy định và bút toán tương ứng trên SAP. Sau đó KTV tiếp tục xem xét giấy nộp tiền của ngân hàng có đủ chữ ký của người nộp và giao dịch viên hay không. Sau khi kiểm tra, KTV không phát hiện chênh lệch nào xảy ra và các chứng từ có đầy đủ chữ ký của quản lý cửa hàng và những người có trách nhiệm liên quan. Tuy nhiên, nếu có sai lệch xảy ra KTV sẽ yêu cầu kế toán ABC làm việc với mỗi cửa hàng và đưa ra giải thích cũng như bằng chứng phù hợp.
Sau khi thực hiện KTCT, KTV xác nhận là không có chênh lệch và sai sót nào lớn hơn ngưỡng sai sót có thể chấp nhận (4.000.000.000 VNĐ). KTV cho rằng khoản doanh thu này là đầy đủ và hợp lý.
Tham chiếu đến “Phụ lục 5: Minh họa giấy tờ làm việc của Deloitte thủ tục KTCT các mẫu doanh thu của các của hàng nhỏ”.
Doanh thu BH thông qua thương mại điện tử.
Đối với khoản mục doanh thu này, do chỉ được áp dụng tại 5 chi nhánh siêu thị ABC nên KTV tiến hành thu thập bảng báo cáo doanh thu theo từ ông H – quản lý phòng thương mại điện tử. Cũng như báo cáo doanh thu hằng ngày từ Seito từ kế toán viên chịu trách nhiệm và biên bản kiểm đếm tiền trong ngày.
Sau đó KTV tiến hành đối chiếu số liệu giữa các báo cáo doanh thu từ các nguồn khác nhau cũng như chữ ký xét duyệt của những người chịu trách nhiệm quản lý. Tuy nhiên, do là mua hàng điện tử nên sẽ có trường hợp người mua sẽ trả tiền sau khi nhận hàng
60
hoặc trả trước qua thẻ nên sẽ xảy ra chênh lệch. Đối với trường hợp chênh lệch, KTV đã yêu cầu ông LHP giải thích và cung cấp bằng chứng giải thích hợp lý. Theo giải thích của ông LHP, do là thu tiền sau khi nhận hàng nên có trường hợp tiền thu được sẽ được ghi trong biên bản kiểm đếm tiền mặt của ngày hôm sau, KTV thu thập thêm biên bản kiểm đếm của ngày hôm sau và đối chiếu và thấy số liệu đã phù hợp.
Sau khi thực hiện KTCT, KTV xác nhận là không có chênh lệch và sai sót nào lớn hơn ngưỡng sai sót có thể chấp nhận (4.000.000.000 VNĐ). KTV cho rằng khoản doanh thu này là đầy đủ và hợp lý.
Tham chiếu đến “Phụ lục 6: Minh họa giấy tờ làm việc của Deloitte thủ tục KTCT các mẫu doanh thu thương mại điện tử”
Doanh thu dịch vụ cho thuê quầy
Đầu tiên KTV thu thập tập tin tổng hợp và theo dõi của các hợp đồng thuê từ kế toán. Tiếp đến KTV tìm hiểu cách kế toán duy trì và cập nhật trong tin của các hợp đồng thuê như (hạn thuê, ngày bắt đầu thuê,…). Cuối cùng KTV tiến hành chọn mẫu và thực hiện KTCT.
KTV tiến hành đọc và phân tích các điều khoản (giá thuê, ngày bắt đầu thuê, phần trăm doanh thu tối thiểu được quy định, hạn thanh toán, điều kiện hủy hợp đồng, các chi phí liên quan, điều khoản thanh toán,…) được quy định trong hợp đồng. Sau đó KTV kiểm tra hợp đồng có được ký tên bởi ông LHP – người có thẩm quyền ký và xét duyệt hợp đồng hay không. Đối với những hợp đồng đã quá hạn, KTV yêu cầu kế toán cung cấp các bản phụ lục được dùng để gia hạn hợp đồng. Tiếp theo, KTV thực hiện đối chiếu bút toán đã hoạch toán trên SAP với hóa đơn và giấy xác nhận chuyển tiền của ngân hàng.
61
Cuối cùng, KTV thực hiện việc tính lại dựa trên các điều khoản quy định trong hợp đồng. Đặc biệt là tính lại các khoản đã thu dư so với hóa đơn để đảm bảo kế toán đã tính phí đúng cho người thuê và doanh thu không bị sai lệch.
Sau khi thực hiện KTCT, KTV xác nhận là không có chênh lệch và sai sót nào lớn hơn ngưỡng sai sót có thể chấp nhận (4.000.000.000 VNĐ). KTV cho rằng khoản doanh thu này là đầy đủ và hợp lý.
Tham chiếu đến “Phụ lục 7: Minh họa giấy tờ làm việc của Deloitte thủ tục KTCT doanh thu cho thuê quầy”.
3.3.2.3. Thủ tục KTCT đảm bảo cơ sở dẫn liệu ghi nhận đúng kì
Đối với doanh thu BH hóa
Theo tìm hiểu của KTV về doanh thu của ABC, tiền nhận được từ việc BH sẽ được gửi tới ngân hàng mỗi ngày và số tiền bán mỗi ngày đều được ghi vào sổ trong ngày hôm đó dựa trên doanh số bán ra lưu trên Profit. Do đó, không có rủi ro về sai kỳ liên quan đến khoảng doanh thu này. Tuy nhiên để đảm bảo không có rủi ro xảy ra, KTV đã tiến hành đối chiếu doanh thu trên Profit với doanh thu được nhập trên SAP.
Thông qua phỏng vấn với ông H - Phòng kinh doanh, đối với thương mại điện tử , thời điểm ABC ghi lại doanh thu là khi ABC nhận được đơn đặt hàng từ KH. Sau đó quét biên lai ABC và chuẩn bị giao hàng cho S (công ty vân chuyển) để giao hàng cho KH. Sau đó, S sẽ chuyển tiền mặt sang ABC sau khi nhận tiền mặt từ KH. Theo xét đoán nghề nghiệp của KTV, doanh thu sẽ không có rủi ro bị ghi nhận sớm hay muộn nên sẽ không thực hiện thủ tục KTCT đảm bảo tính đúng kỳ.
62
Đầu tiên, KTV xác định độ trễ của việc lưu chuyển chứng từ giữa các phòng ban đến phòng kế toán sẽ trễ nhất là 15 ngày. Sau đó, KTV tiến hành chọn tất cả các nghiệp vụ phát sinh doanh thu trước và sau ngày 31.12.2019 (ngày kết thúc niên độ kế toán của ABC) 15 ngày và thu thập hóa đơn, chứng từ để đảm bảo rằng các mẫu này đã được nhập trên SAP đúng niên độ.
KTV chọn mẫu từ sổ cái xuất ra từ SAP để kiểm tra. KTV sử dụng cách lấy mẫu một cách ngẫu nhiên bằng MUS. Sau đó, KTV thu được các mẫu để thực hiện việc kiểm tra. KTV đảm bảo rằng tất cả các mẫu đều có cơ hội được chọn như nhau.
Tham chiếu tới “Phụ lục 9: Minh họa giấy tờ làm việc của Deloitte chọn mẫu KTCT bằng phần mềm MUS”
Tham chiếu tới “Phụ lục 8: Minh họa giấy tờ làm việc của Deloitte thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ”.
3.4. Hoàn thành kiểm toán
Trong giai đoạn này, các giấy tờ làm việc sẽ được kiểm tra và xem xét lại bởi những KTV cấp cao khác. Các bút toán điều chỉnh (nếu có) sẽ được thêm vào nhằm đảm bảo các số liệu không bị sai sót. Sau đó, tiến hành kiểm tra việc trình bày doanh thu BH và CCDV trên báo cáo tài chính và xem xét có phù hợp với chế độ kế toán quy định. Đồng thời, so sánh số liệu doanh thu BH và CCDV trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế toán doanh thu BH của đơn vị sau khi nhập các bút toán điều chỉnh để đảm bảo sự trình bày và công bố doanh thu BH và CCDV là trung thực và hợp lý. Cuối cùng, sau khi đã được kiểm tra và xét duyệt bởi các KTV cấp cao của Deloitte, KTV tiến hành chốt số liệu kiểm toán và yêu cầu đơn vị được kiểm toán tiến hành lập báo cáo tài chính theo số liệu đã kiểm toán.
63
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ