1,4,6-trien-3-one (QT01)
3.1.1.1. Tính chất, độ tinh khiết, hiệu suất tổng hợp
(1E,4Z,6E)-5-hydroxy-1,7-bis(4-methoxyphenyl)hepta-1,4,6-trien-3-one là tinh thể màu vàng cam, có nhiệt độ nóng chảy 159,4 oC, sắc ký lớp mỏng cho giá trị Rflần lượt bằng 0,257; 0,342 và 0,486 tương ứng với 3 hệ dung môi giải ly A, B và C (Hình 3.1):
Hình 3.1. Kết quả bản mỏng của hợp chất QT01 với ba hệ dung môi A, B và C
Hiệu suất tổng hợp: Sau khi tinh chế, thu được 2,06 g chất tinh khiết, cho hiệu suất tổng hợp bằng:
𝐻 = 2,06
10,0 𝑥 10−3 𝑥 336 𝑥 100 = 61,3%
3.1.1.2. Xác định cấu trúc hóa học
Cấu trúc hóa học của hợp chất QT01 được xác định từ phổ 1H và 13C-NMR. Kết quả dữ liệu phổ NMR được trình bày ở Phụ lục 1-4.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ = 5,780 ppm (s, 1H, Csp2-H), 6,450 ppm (d, 2H, Csp2-
H, J = 15,5 Hz), 7,631 ppm (d, 2H, Csp2-H, J = 15,5 Hz), 7,506 ppm (d, 4H, HAr, J = 9,0 Hz), 6,914 ppm (d, 4H, HAr, J = 9,0 Hz), 3,843 ppm (s, 6H, -OCH3).
13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ = 101,32 ppm (1C, -Csp2-H), 183,35 ppm (1C,
27
H), 127,87 ppm (4C, -Csp2-, CAr), 129,76 ppm (4C, -Csp2-H-, CAr), 114,42 ppm (4C, -
Csp2-H, CAr), 55,40 ppm (2C, -OCH3).
Tín hiệu mũi đơn tại δ 3,843 ppm là tín hiệu của nhóm –CH3 (6H). Vì tín hiệu này cộng hưởng ở δ 3,843 ppm nên carbon của nhóm methyl phải liên kết trực tiếp với oxygen (O). Trong phổ 13C – NMR có 1 tín hiệu ở δ 55,40 ppm. Vì vậy, trong công thức phân tử của hợp chất QT01 phải có nhóm O – CH3.
Phổ HSQC của hợp chất QT01 (phụ lục 5, 6) cho thấy, một hydro tại δ 5,780 ppm phải liên kết với carbon tại δ 101,32 ppm.
Tại δ 7,631 ppm (2H, d, J = 15,5 Hz) và δ 6,450 ppm (2H, d, J = 15,5 Hz) cho thấy, 2 cặp proton này ghép với nhau ở vị trí trans (J = 15,5 Hz). Sự khác biệt về độ dịch chuyển δ là do có 2 proton nằm gần nguyên tử có độ âm điện lớn nên có độ dịch chuyển lớn hơn. Như vậy, trong công thức phân tử của QT01 phải có mảnh:
Tại δ 6,914 ppm (4H, d, J = 9 Hz) và δ 7,506 ppm (4H, d, J = 9 Hz) cho thấy đây là tín hiệu proton của vòng benzen và các proton này tương tác với nhau ở vị trí para (J = 9 Hz). Sự khác biệt về độ dịch chuyển là do có 4 proton nằm gần nhóm đẩy điện tử (O – CH3) trên vòng benzene nên có độ dịch chuyển nhỏ hơn.
Phổ 13C – NMR cho 9 tín hiệu, trong đó có 7 tín hiệu nằm trong vùng δ (100 – 165) ppm. Đây là vùng tín hiệu đặc trưng của carbon bất bão hòa. Tín hiệu tại δ 183,35 ppm đặc trưng cho nhóm carbonyl >C=O.
Phổ MS (phụ lục 7) cho mũi ion [M]+ = 336,4 phù hợp với CTPT C21H20O4 có khối lượng phân tử dự đoán là 336 g/mol.
Từ phổ HSQC (phụ lục 5, 6) và tất cả các dữ kiện ở trên, hợp chất QT01 có CTPT là C21H20O4 và có CTCT như sau:
28
Hình 3. 2. Công thức cấu tạo của hợp chất QT01
3.1.2. Kết quả tổng hợp 3,5-bis((E)-4-methoxystyryl)isoxazole (QT02)
3.1.2.1. Tính chất, độ tinh khiết, hiệu suất tổng hợp
3,5-bis((E)-4-methoxystyryl)isoxazole là chất rắn màu vàng, có nhiệt độ nóng chảy 172,2 oC, sắc ký lớp mỏng cho giá trị Rf lần lượt bằng 0,157; 0,286; 0,457 tương ứng với 3 hệ dung môi giải ly A, B và C (Hình 3.3).
Hình 3.3. Kết quả bản mỏng của hợp chất QT02 với ba hệ dung môi A, B và C
Hiệu suất tổng hợp: Sau khi tinh chế, thu được 100,78 mg chất tinh khiết, cho hiệu suất tổng hợp bằng: 𝐻 = 100,78 𝑥 10 −3 200 𝑥 10−3 336 𝑥 333 𝑥100 = 50,85% 3.1.2.2. Xác định cấu trúc hóa học
Cấu trúc hóa học của hợp chất QT02 được xác định từ phổ 1H và 13C-NMR. Kết quả dữ liệu phổ NMR được trình bày ở Phụ lục 8-11.
29 1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ = 6,412 ppm (s, 1H, Csp2-H); 7,121 ppm (d, 1H, Csp2- H, J = 15,5 Hz); 7,302 ppm (d, 1H, Csp2-H, J = 16,0 Hz); 6,832 ppm (d, 1H, Csp2-H, J = 15,5 Hz); 6,990 ppm (d, 1H, Csp2-H, J = 17,0 Hz); 7,465 ppm (d, 4H, HAr, J = 8,0 Hz); 6,917 ppm (d, 4H, HAr, J = 8,0 Hz); 3,839 ppm (s, 6H, -OCH3). 13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ = 97,71 ppm (1C, -Csp2-H); 162,23 ppm (1C, >C=N); 168,56 ppm (1C, -Csp2-O); 135,22; 134,45; 111,01; 114,02 ppm (4C, -Csp2-H); 160,27 – 160,51 ppm (4C, -Csp2-, CAr); 128,37 – 128,74 ppm (4C, -Csp2-H-, CAr); 114,32 – 114,38 ppm (4C, -Csp2-H, CAr); 55,37; 55,39 ppm (2C, -OCH3).
Vì dẫn xuất QT02 được tổng hợp từ QT01 nên tín hiệu của các nhóm thế không trải qua biến đổi hóa học vẫn không thay đổi. Tín hiệu mũi đơn tại δ 3,839 ppm là tín hiệu của nhóm –CH3 (6H). Vì tín hiệu này cộng hưởng ở δ 3,839 ppm nên carbon của nhóm methyl phải liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn như O, N… Mặt khác, QT02 được tổng hợp từ chất nền QT01 phản ứng với hydroxylamine và QT01 được xác định có nhóm -OCH3 trong phân tử. Trong phổ 13C – NMR, carbon của nhóm methoxyl cho tín hiệu tại δ 55,37 ppm và δ 55,39 ppm (C11, 11’) là phù hợp.
Tại δ 6,823 ppm (1H, d, J = 15,5 Hz) và δ 7,121 ppm (1H, d, J = 15,5 Hz) cho tín hiệu của hai proton và chúng ghép với nhau ở vị trí trans. Tương tự, tại δ 6,990 ppm (1H, d,
J = 17,0 Hz) và δ 7,302 ppm (1H, d, J = 16,0 Hz) cũng cho tín hiệu của hai proton ghép với nhau ở vị trí trans. Tín hiệu mũi đơn tại δ 6,412 ppm là tín hiệu proton ở vị trí oxazole.
Tại δ 6,917 ppm (4H, d, J = 8,0 Hz) và δ 7,465 ppm (4H, d, J = 8,0 Hz) đặc trưng cho tín hiệu proton của vòng benzene. Sự khác biệt về độ dịch chuyển là do có 4 proton nằm gần nhóm đẩy điện tử (-OCH3) trên vòng benzene nên có độ dịch chuyển nhỏ hơn.
Phổ 13C – NMR (phụ lục 10, 11) cho 17 tín hiệu carbon. Trong đó, có 15 tín hiệu nằm trong vùng δ (100 – 170 ) ppm. Đây là vùng tín hiệu đặc trưng của carbon bất bão hòa. Tại δ 162,23 ppm là tín hiệu của –C=N (C2) và δ 168,56 ppm là tín hiệu của =C – O (C2’).
30 khối lượng phân tử dự đoán là 333 g/mol.
Từ phổ HSQC (phụ lục 12, 13) và tất cả các dữ kiện trên, hợp chất QT02 có CTPT là C21H19O3N và CTCT như sau (Hình 3.4):
Hình 3.4. Công thức cấu tạo của hợp chất QT02
3.1.3. Kết quả tổng hợp 3,5-bis((E)-4-methoxystyryl)-4H-pyrazole (QT03)
3.1.3.2. Tính chất, độ tinh khiết, hiệu suất tổng hợp
3,5-bis((E)-4-methoxystyryl)-4H-pyrazole là chất rắn màu vàng, có nhiệt độ nóng chảy 176,1 oC, sắc ký lớp mỏng cho giá trị Rf lần lượt bằng 0,171; 0,314 và 0,657 tương ứng với 3 hệ dung môi giải ly C, D và E (Hình 3.5).
Hình 3.5. Kết quả bản mỏng của hợp chất QT03 với ba hệ dung môi C, D và E
Hiệu suất tổng hợp: Sau khi tinh chế, thu được 126,0 mg chất tinh khiết, cho hiệu suất tổng hợp bằng: 𝐻 = 126,0 𝑥 10 −3 200 𝑥 10−3 336 𝑥 332 𝑥100 = 63,75%
31
3.1.3.3. Xác định cấu trúc hóa học
Cấu trúc hóa học của hợp chất QT03 được xác định từ phổ 1H và 13C-NMR. Kết quả dữ liệu phổ NMR được trình bày ở Phụ lục 15 – 18.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ = 6,580 ppm (s, 1H, Csp2-H); 7,063 ppm (d, 2H, Csp2- H, J = 16,5 Hz); 6,910 ppm (d, 2H, Csp2-H, J = 16,5 Hz); 7,395 ppm (d, 4H, HAr, J = 8,5 Hz); 6,850 ppm (d, 4H, HAr, J = 8,5 Hz); 3,811 ppm (s, 6H, -OCH3). 13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ = 99,61 ppm (1C, -Csp2-H); 159,70 ppm (2C, >C=N); 130,83 ppm (2C, -Csp2-H); 115,38 ppm (2C, -Csp2-H); 127,80; 127,86 ppm (4C, -Csp2-, CAr); 129,31; 129,36 ppm (4C, -Csp2-H-, CAr); 113,98; 114,21 ppm (4C, -Csp2-H, CAr); 55,31 ppm (2C, -OCH3).
Vì dẫn xuất QT03 được tổng hợp từ QT01 nên tín hiệu của các nhóm thế không trải qua biến đổi hóa học vẫn không thay đổi. Tín hiệu mũi đơn tại δ 3,811 ppm là tín hiệu của nhóm –CH3 (6H). Vì tín hiệu này cộng hưởng ở δ 3,811 ppm nên carbon của nhóm methyl phải liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn như O, N… Mặt khác, QT03 được tổng hợp từ chất nền QT01 phản ứng với hydroxylamine và QT01 được xác định có nhóm –OCH3 trong phân tử. Trong phổ 13C – NMR, carbon của nhóm methoxyl cho tín hiệu tại δ 55,31 ppm (C11, 11’) là phù hợp.
Tại δ 6,910 ppm (2H, d, J = 16,5 Hz) và δ 7,063 ppm (2H, d, J = 16,5 Hz) cho tín hiệu của hai cặp proton và chúng ghép với nhau ở vị trí trans.
Tại δ 6,850 ppm (4H, d, J = 8,5 Hz) và δ 7,395 ppm (4H, d, J = 8,5 Hz) đặc trưng cho tín hiệu proton của vòng benzene. Sự khác biệt về độ dịch chuyển là do có 4 proton nằm gần nhóm đẩy điện tử (-OCH3) trên vòng benzene nên có độ dịch chuyển nhỏ hơn.
Phổ 13C-NMR (phụ lục 10, 11) cho 11 tín hiệu carbon. Trong đó, có 10 tín hiệu nằm trong vùng δ (95 – 170 ) ppm. Đây là vùng tín hiệu đặc trưng của carbon bất bão hòa. Tại δ 159,70 ppm là tín hiệu của –C=N (C2,2’).
Phổ MS (phụ lục 21) cho mũi [M+H]+ = 333 phù hợp với CTPT C21H20O2N2 có khối lượng phân tử dự đoán là 332 g/mol.
32
Từ phổ HSQC (phụ lục 19, 20) và tất cả các dữ kiện trên, hợp chất QT03 có CTPT là C21H20O2N2 và CTCT như Hình 3.6. Hợp chất QT03 là hợp chất chưa được công bố theo kết quả tìm kiếm bằng Scifinder tai Đại học Quốc gia Đài Loan (National Central University Taiwan).
Hình 3.6. Công thức cấu tạo của hợp chất QT03
3.1.4. Kết quả tổng hợp 3,5-bis((E)-4-methoxystyryl)-1-phenyl-1H-pyrazole (QT04)
3.1.4.2. Tính chất, độ tinh khiết
3,5-bis((E)-4-methoxystyryl)-1-phenyl-1H-pyrazole là chất rắn màu vàng, có nhiệt độ nóng chảy 166,7 oC, sắc ký lớp mỏng cho giá trị Rf lần lượt bằng 0,214; 0,429 và 0,729 tương ứng với 3 hệ dung môi giải ly A, B và C (Hình 3.7).
Hình 3.7. Kết quả bản mỏng của hợp chất QT04 với ba hệ dung môi A, B và C
Hiệu suất tổng hợp: Sau khi tinh chế, thu được 127,0 mg chất tinh khiết, cho hiệu suất tổng hợp bằng: 𝐻 = 127,0 𝑥 10 −3 200 𝑥 10−3 336 𝑥 408 = 52,3%
33
3.1.4.3. Xác định cấu trúc hóa học
Cấu trúc hóa học của hợp chất QT04 được xác định từ phổ 1H và 13C-NMR. Kết quả dữ liệu phổ NMR được trình bày ở Phụ lục 22 – 25.
1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ = 6,817 ppm (s, 1H, Csp2-H); 7,169 ppm (d, 1H, Csp2- H, J = 15,5 Hz), 6,736 ppm (d, 1H, Csp2-H, J = 16,0 Hz); 7,082 ppm (d, 1H, Csp2-H, J = 13,5 Hz); 7,049 ppm (d, 1H, Csp2-H, J = 14,0 Hz); 7,351; 7,456 ppm (d, 4H, HAr, J = 8,5 Hz, J = 9,0 Hz); 6,902; 6,872 ppm (d, 4H, HAr, J = 8,5 Hz, J = 9,0 Hz); 3,821 ppm (s, 6H, -OCH3); 7,523 ppm (m, 4H, HAr); 7,420 ppm (m, 1H, HAr). 13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ = 100,4 ppm (1C, -Csp2-H); 159,93ppm (1C, >C=N); 159,48 ppm (1C, -Csp2-N); 130,43; 113,41; 132,05; 118,20 ppm (4C, -Csp2-H); 139,44 – 142,69; 151,35 ppm (5C, -Csp2-, CAr); 127,79 – 128,02 ppm (4C, -Csp2-H-, CAr); 114,20 – 114,27 ppm (4C, -Csp2-H, CAr); 55,33; 55,35 ppm (2C, -OCH3); 125,42; 127,91; 129,23; 129,95 ppm (5C, -Csp2-H, CAr).
Vì dẫn xuất QT04 được tổng hợp từ QT01 nên tín hiệu của các nhóm thế không trải qua biến đổi hóa học vẫn không thay đổi. Tín hiệu mũi đơn tại δ 3,821 ppm là tín hiệu của nhóm –CH3 (6H). Vì tín hiệu này cộng hưởng ở δ 3,821 ppm nên carbon của nhóm methyl phải liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn như O, N… Mặt khác, QT04 được tổng hợp từ chất nền QT01 phản ứng với phenylhydrazine hydrochloride và QT01 được xác định có nhóm –OCH3 trong phân tử. Trong phổ 13C – NMR, carbon của nhóm methoxyl cho tín hiệu tại δ 55,33 ppm và δ 55,35 ppm (C11, 11’) là phù hợp.
Tại δ 6,736 ppm (1H, d, J = 16,0 Hz) và δ 7,169 ppm (1H, d, J = 16,5 Hz) cho tín hiệu của hai proton và chúng ghép với nhau ở vị trí trans. Tương tự, tại δ 7,082 ppm (1H, d,
J = 13,5 Hz) và δ 7,049 ppm (1H, d, J = 14,0 Hz) cũng cho tín hiệu của hai proton ghép với nhau ở vị trí trans.
Tại δ 6,902; 6,872 ppm (4H, d, J = 8,5 Hz, J = 9,0 Hz) và δ 7,351; 7,456 ppm (4H, d, J
= 8,5 Hz, J = 9,0 Hz) đặc trưng cho tín hiệu proton của vòng benzene. Sự khác biệt về độ dịch chuyển là do có 4 proton nằm gần nhóm đẩy điện tử (-OCH3) trên vòng benzene nên có độ dịch chuyển nhỏ hơn.
34
nhóm pyrazole và nằm ở vị trí ortho và meta. Tín hiệu tại δ 7,420 ppm (1H, m) cũng là tín hiệu proton trên vòng benzene liên kết với nhóm pyrazole tại ví trị para.
Phổ 13C – NMR (phụ lục 24, 25) cho 20 tín hiệu carbon. Trong đó, có 18 tín hiệu nằm trong vùng δ (100 – 170 ) ppm. Đây là vùng tín hiệu đặc trưng của carbon bất bão hòa. Tại δ 159,93 ppm là tín hiệu của –C=N (C2) và δ 159,48 ppm là tín hiệu của =C – N- Ph (C2’).
Phổ MS (phụ lục 28) cho mũi [M+H]+ = 409 phù hợp với CTPT là C27H24O2N2 có khối lượng phân tử dự đoán là 408 g/mol.
Từ phổ HSQC (phụ lục 26, 27) và tất cả các dữ kiện trên, hợp chất QT04 có CTPT C27H24O2N2 và CTCT như sau (Hình 3.8):
Hình 3.8. Công thức cấu tạo của hợp chất QT04 3.2. Kết quả docking phân tử các dẫn xuất curcumin
3.2.1. Kết quả redocking
3.2.1.1. Tương tác của SCF với CDK2 trong phức chất 2R3I
Ligand đồng kết tinh liên kết với receptor bởi các tương tác với protein, cụ thể là các amino acid. Mô hình tương tác (Hình 3.9) chỉ ra rằng trong phức chất CDK2-SCF tồn tại 02 liên kết của SCF và CDK2. Có thể thấy rằng, tương tác giữa ligand và receptor chủ yếu là liên kết giữa amino acid và nhóm chức amine trên ligand. Các tương tác này bao gồm 01 liên kết hydrogen với Lys 33 và 01 liên kết hydrogen với Leu 83. Ngoài liên kết hydrogen còn có các liên kết kỵ nước giữa phối tử và các amino acid
35
như Leu134, Ile10, Gln313. Đây là những tương tác quan trọng đóng góp vào hoạt tính của các hoạt chất, là cơ sở để nghiên cứu, thiết kế thuốc.
Hình 3.9. Tương tác của ligand SCF với CDK2 (ID: 2R3I)
3.2.1.2. Kết quả redocking
Kết quả redocking cho thấy tương tác giữa cấu dạng ligand được redock với receptor tương tự như tương tác của ligand đồng kết tinh với receptor (Hình 3.10). Giá trị RMSD = 0,6645 của cấu dạng ligand được redocking nhỏ hơn 2 Å chứng tỏ thuật toán trong MOE có thể sử dụng để tiến hành nghiên cứu docking phân tử các dẫn xuất QT01-04.
Hình 3.10. Vị trí tương đối của ligand được re-dock (màu đỏ) so với ligand đồng kết tinh (màu xanh)
36
3.2.2. Kết quả docking phân tử các dẫn xuất curcumin
Các dẫn xuất curcumin tổng hợp từ p-methoxybenzaldehyde được docking thành công vào phức CDK2-SCF (2R3I) trên mô hình docking phân tử. Các phân tử dẫn xuất đều có cấu trúc lớn, phù hợp với khoang gắn kết sâu và rộng (Hình 3.10). Điểm số docking phân tử và các amino acid gắn kết của các dẫn xuất được trình bày ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Điểm số docking và amino acid gắn kết của SCF và các dẫn xuất curcumin
Công thức cấu tạo Docking score (DS, kJ/mol) Amino acid gắn kết Tương tác hydrogen Tương tác kỵ nước
-28,0230 Lys33, Leu83 Ile10, Leu134, Gln131
-28,6623 Lys 129, Lys 89 Ile10, His84
-24,5590 Lys 129, Lys 33 Leu134, Ile10, His84
-26,2854 Lys 129, Lys 33 Ile10, His84, Leu134, Gln131
-19,6591 Lys 129 Leu134, Ile10, His84
-23,5552 Lys89, Lys129, Thr14 Ile10, His84, Gln131
37 -23,2600 Leu83, Lys129, Thr165, Val 163, Lys33 Gln131, Ile10
-23,8473 Lys89, Thr14 Ile10, His84
-19,8930 Glu162, Lys89 Ile10, His84, Gln131
Các dẫn xuất curcumin được tổng hợp từ chất nền p-methoxybenzaldehyde đều có điểm số docking âm, trong đó, QT01 có điểm số docking âm nhất là -28,6623 kJ/mol. Điều này cho thấy các dẫn xuất có khả năng tương tác tốt với khoang gắn kết của CDK2.
So sánh amino acid gắn kết giữa các dẫn xuất curcumin, dễ dàng thấy được cách gắn kết của các dẫn xuất này có nét tương đồng (Hình 3.11). Cả bốn dẫn xuất đều tạo liên kết hydrogen với Lys129.
Dẫn xuất QT01 tạo được 02 liên kết hydrogen ở vị trí oxygen của nhóm p-methoxy (Lys129 và Lys89). Tương tự, QT02 và QT03 tạo được 01 liên kết hydrogen của Lys 129 với nguyên tử oxi của nhóm p-methoxy và 01 liên kết hydrogen của Lys33 với nguyên tử nito của vòng oxazole. Đối với dẫn xuất phenylpyrazole, chỉ có 01 liên kết hydrogen giữa nhóm p-methoxy với Lys129 được tạo thành. Bên cạnh đó, các dẫn xuất đều có tương tác kỵ nước (chủ yếu là tương tác van der Waals) giữa nhóm –CH3 của nhóm methoxy (-OCH3) vòng benzene với các amino acid như Leu134, Gln131, Ile10, His84…
Các amino acid trong khoang gắn kết có khả năng tạo liên kết hydrogen với phối tử. Do đó, khi thiết kế các dẫn xuất mới, điều cần quan tâm là tạo được các nhóm có khả năng tạo liên kết hydrogen với các amino acid trong khoang gắn kết, đồng thời ligand phải có kích thước phù hợp với khoang gắn kết để có thể tạo các tương tác tối ưu nhất.
Khi xem xét tương tác trên 02 dẫn xuất pyrazole và phenylpyrazole, vòng pyrazole mang hoạt tính tốt khi tương tác với khoang gắn kết bằng liên kết hydrogen với Lys33.
38
Trong khi đó, nhóm phenyl lại tương tác với các amino acid xung quanh thông qua tương tác kỵ nước. Vì thế, khi thiết kế dẫn xuất mới, có thể gắn các nhóm thế khác trên vòng phenyl này để tìm kiếm các tương tác khác.
QT01 (DS = -28,6623 kJ/mol) QT02 (DS = -24,5590 kJ/mol)
QT03 (DS = -26,2854 kJ/mol) QT04 (DS = -19,6591 kJ/mol)
Hình 3.11.Tương tác của các dẫn xuất curcumin được tổng hợp từ chất nền p-
methoxybenzaldehyde với CDK2 (ID: 2R3I)
Để tìm ra các nhóm thế có hoạt tính tốt, kết quả docking phân tử của các dẫn xuất được tổng hợp được so sánh với curcumin và các dẫn xuất của curcumin (Hình 3.12). Curcumin và các dẫn xuất của curcumin được docking thành công vào khoang gắn kết