L ỜI CẢM ƠN
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được thực hiện đểhoàn thành đề tài bao gồm:
- Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, các giáo trình, tham khảo các hướng
dẫn kỹ thuật về sử dụng phần mềm, các hướng dẫn kỹ thuật trong in ấn (Media Standard Print 2018, ISO 12647-2, …) để xây dựng cơ sở lý luận
- Thực hiện thực nghiệm, xây dựng Test form nhằm đánh giá kết quả thực tế trong điều kiện sản xuất như sau: Điều kiện chế bản sử dụng các thiết bị tại
xưởng in trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; In tại
xưởng in Tuấn Nam (Phụ lục 1)
- Trao đổi, tham khảo ý kiến của giảng viên trong quá trình thực hiện đề tài. Thông qua các cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu kết hợp với kết quả thực nghiệm, chúng em đưa ra các đánh giá về kết quả nghiên cứu, từđó rút ra các bài học cho quá trình thực hiện đề tài.
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về phục chế tông liên tục Hình ảnh chuyển tông
Là các vùng hình ảnh có sự chuyển đổi giá trị màu sắc hoặc màu xám từ trạng thái màu này sang trạng thái màu khác một cách liên tục, bao gồm một chuỗi các bước chuyển có giá trịtăng dần hoặc giảm dần một cách mềm mại và khó có thể nhận thấy sự chuyển đổi này.
Hình 2.1 Ví dụ về hình ảnh chuyển tông
Tram hóa hình ảnh
Do tính chất của quá trình in là tái tạo một lớp mực đồng đều trên toàn bộ bài in để có thể phục chế tầng thứ từ những mảng màu nhạt cho tới những chi tiết đậm màu. Vì vậy, hình ảnh in phải được tram hóa để phục chế các giá trị tầng thứ khác nhau trên bài in.
Tram hoá là quá trình phân hình ảnh thành các điểm tram nhằm tạo sự thay đổi diện tích phần nhận mực, cùng nhận đều một lớp mực nhưng những điểm ảnh lớn nhận được nhiều mực hơn sẽ tạo thành sự chuyển tông. Diện tích bề mặt nhận mực khác nhau dựa vào sự khác nhau vềbiên độ trong tram AM hay tần số xuất hiện trong tram FM. Trong tram AM, các vùng tối của hình ảnh in được diễn đạt bằng các hạt tram có kích thước lớn hơn và chuyển dần về vùng sáng với kích thước nhỏ dần. Khác với FM, các vùng tối của hình ảnh in được thể hiện thông qua sựthay đổi về tần suất xuất hiện của các hạt tram, nghĩa là các hạt tram sẽ xuất hiện nhiều hơn ở vùng tối và ngược lại để thể hiện các chi tiết của hình ảnh in. Các điểm tram được tạo ra qua quá
5 trình tram hoá hình ảnh được thực hiện tại bộ phận RIP. Thông tin của hình ảnh in được tái tạo thành các điểm riêng biệt (điểm tram) và sau đó sẽđược ghi bởi các thiết bị xuất và tạo hình ảnh in trên bề mặt khuôn in (khuôn in bản dương).
Với công nghệ chế bản CTP (Computer To Plate) như hiện nay, ta có thể phục chế hình ảnh thông qua quá trình tram hóa bằng cách sử dụng các loại tram như tram AM
(Amplitude-modulated), tram FM (Frequency-modulated) hay kết hợp ưu điểm giữa
AM và FM như các loại tram XM (Cross-modulated, hay còn gọi là tram Hybrid).
Các loại tram sẽ có các tính chất, đặc tính khác nhau cũng như về ưu điểm và nhược điểm tuỳ vào mục đích sử dụng và khảnăng phục chế của hệ thống chế bản mà ta lựa chọn các điều kiện in phù hợp với yêu cầu của sản phẩm phục chế.
Quá trình phục chế
Quá trình phục chế là quá trình mô phỏng lại các chi tiết và màu sắc của hình ảnh phong cảnh hoặc vật thể gốc bằng các phương pháp phục chế. Trong các kỹ thuật in ấn việc phục chế chi tiết và màu sắc hình ảnh dựa vào các nguyên lý riêng của các kỹ thuật in, mỗi kỹ thuật in sẽcó phương pháp phục chế cụ thểđể tạo được kết quả giống với hình ảnh gốc. Chất lượng của bài in phụ thuộc rất lớn vào công việc chuẩn bịđược thực hiện trong quá trình in, quy trình in, quá trình kiểm tra, thiết bị sử dụng và các vật liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm in như giấy và mực. Chất lượng của sản phẩm in cuối cùng bịảnh hưởng bởi các quy trình và thiết bị sử dụng.
Hình 2.2 Các yếu tốảnh hưởng và các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng in
6 Hình 2.2 mô tả các yếu tốảnh hưởng và các thông số kỹ thuật ảnh hưởng đến
chất lượng in. Các tác nhân có sự ảnh hưởng đến quá trình phục chế chuyển tông
trong in offset có thể bắt đầu từ khi lựa chọn điều kiện in như vật liệu in, hệ thống tram sử dụng, chất lượng bản in tạo ra đến quá trình cân chỉnh, truyền mực lên vật liệu in. Gia tăng tầng thứ là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông, khi mà các hạt tram biến đổi một cách mất kiểm soát đồng nghĩa với việc hình ảnh in chuyển tông không mịn. Do đó, để có thể phục chế hình ảnh chuyển tông tốt thì quá trình kiểm soát gia tăng tầng thứ phải được đảm bảo trước khi nghĩ tới các vấn đề tiếp theo.
Trong quá trình phục chế sản phẩm in có rất nhiều công đoạn sản xuất, từbước lựa chọn vật liệu cho tới lúc thành phẩm hộp, có rất nhiều yếu tố tác động đến chất lượng hình ảnh phục chế, cả về màu sắc lẫn chất lượng bài in (Hình 2.1). Trong bất kì công đoạn nào, chỉ một yếu tốkhông được kiểm soát cũng có thể gây ra những sai biệt rất lớn cho sản phẩm in. Chất lượng của tờ in (bài in một hoặc nhiều màu với hình ảnh, văn bản và đồ họa) được đánh giá thông qua chất lượng màu sắc, chất lượng tầng thứ của các hạt tram được phục chế, độ chính xác in chồng màu và các thuộc tính bề mặt của hình ảnh in, trang in hoặc tờ in.
Chất lượng tái tạo hình ảnh chuyển tông
Chất lượng tái tạo hình ảnh chuyển tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phục chếnhư: Tính chất của bài mẫu, chất lượng hình ảnh đầu vào, điều kiện in của sản phẩm (bề mặt giấy, mực, tram, khoảng phục chế), điều kiện chế bản (hệ thống ghi), điều kiện máy in (sốđơn vị in, cao su, dung dịch làm ẩm, áp lực in,…)
Các bài mẫu chuyển tông đòi hỏi phục chế tầng thứ mịn màng với một lớp
mực đồng đều. Trong quá trình tram hóa, việc lựa chọn thông số tram phù hợp với
tính chất của bài in giúp chúng ta cải thiện tốt quá trình phục chế hình ảnh chuyển tông liên tục. Khi điều kiện in đã được xác định, ta cần phải đảm bảo quá trình tạo khuôn in tuyến tính (dot gain zero) ở cả quá trình ghi bản và hiện bản.
Ảnh hưởng của gia tăng tầng thứ (GTTT) đến chất lượng hình ảnh chuyển tông sẽ còn thể hiện rõ hơn trong quá trình in và các công đoạn sau đó, sự to ra của các hạt tram tại các điểm tram chúng chạm vào nhau lần đầu tiên trên bản in là một ví dụđiển
hình. Do đó, việc kiểm soát gia tăng tầng thứ trong quá trình in cũng sẽ nhằm cải
thiện chất lượng hình ảnh phục chế của các bài mẫu chuyển tông.