Phục chế hình ảnh bitmap

Một phần của tài liệu Kiểm soát các đối tượng chuyển tông trong quá trình chế bản cho sản phẩm in offset tờ rời (Trang 51 - 56)

L ỜI CẢM ƠN

2.6.1. Phục chế hình ảnh bitmap

Trong quá trình phục chế hình ảnh bitmap, yếu tốđầu vào cần được kiểm soát

30 yếu tố này, ta sẽđánh giá được chất lượng hình ảnh đầu vào và có những điều chỉnh thích hợp để tránh hiện tượng gãy tông trong quá trình phục chế

2.6.1.1. Độsâu điểm ảnh và mức độ xám

Các đối tượng sử dụng các thuộc tính tô chuyển thường làm khó các nhà in

trong việc in chuyển tông mượt (không xảy ra gãy tông). Một trong những điều kiện để phục chế chuyển tông cần quan tâm đến đó là giá trị mức độ xám. Thực nghiệm chứng minh rằng mắt người không thể nhận biết được các nấc chuyển từ vùng sáng nhất đến vùng tối vượt quá giá trị200 bước. Chính vì thế mà các thiết bị ghi hiện nay có khảnăng tái tạo 256 mức độ xám (8 bit), mô tả 256 sắc thái của màu sắc từ0 đến 255, đây được coi là giá trị tiêu chuẩn căn bản để phục chế hình ảnh.

Tùy chọn độsâu điểm ảnh: 8-bit, 16-bit

Các hình ảnh có độsâu điểm ảnh 8-bit có thể bị gãy tông và dễ dàng nhận thấy được ngay từtrên màn hình. Độ sâu điểm ảnh 8-bit có khảnăng mô tả 256 trạng thái của màu sắc, trong khi đó với độsâu điểm ảnh 16-bit chuỗi biến thiên đó còn lớn hơn rất nhiều từ0 đến 65536. Độsâu điểm ảnh 8-bit thường được sử dụng trong quá trình xử lý ảnh và khảnăng thích nghi với các phần mềm RIP (các phần mềm RIP chỉ hỗ trợđộsâu điểm ảnh tối đa 8 bit, tương ứng với khảnăng ghi của các thiết bị ghi hiện nay có thể phục chế 256 mức độ xám).

Tuy nhiên, trong quá trình phục chếcác đối tượng tô chuyển, độsâu điểm ảnh 8-bit không thể thể hiện các đối tượng tô chuyển một cách mượt mà. Khi đó, người ta sẽnghĩ đến việc sử dụng độsâu điểm ảnh 16-bit đểđảm bảo tái tạo được nhiều giá

trị màu hơn. Nhưng hình ảnh 16-bit lại hạn chế được hỗ trợ trong các chương trình

RIP phổ biến hiện nay, hay trong các hệ thống RIP hỗ trợ hình ảnh 16-bit thì hệ thống RIP phải đủ mạnh để có thể xử lý. Vì vậy, việc áp dụng hình ảnh 16-bit trực tiếp để giảm thiểu gãy tông là không khảthi. Thay vào đó, trong quá trình xử lý, ta sử dụng

kết hợp thay đổi độ sâu điểm ảnh gián tiếp và các hiệu ứng tái tạo điểm ảnh như

Gausian Blur, Noise… (Xem mục 2.6.1.3)

2.6.1.2. Chất lượng hình ảnh

Trong hình 2.2 mô tảảnh hưởng của chất lượng hình ảnh (độ phân giải hình ảnh, các giải thuật nén) đến chất lượng của bài in phục chế.

Độ phân giải ảnh hưởng đến độ sắc nét và khả năng phục chế tầng thứ của hình ảnh in. Khi sử dụng hình ảnh không đạt độ phân giải yêu cầu sẽ dẫn đến chất lượng in kém, hình ảnh in bị mờ và gãy tông trong các vùng hình ảnh chuyển tông.

31 Hình 2.24 a Gãy tông ảnh hưởng bởi độ phân giải hình ảnh

Trong khi đó, các giải thuật nén mất dữ liệu gom cố gắng giảm thiệu tối đa các giá trị tầng thứ của màu để phục chế hình ảnh in.

Hình 2.25 b Gãy tông ảnh hưởng bởi giải thuật nén mất dữ liệu

Đểđảm bảo chất lượng hình ảnh phục chế, các quy định vềđộ phân giải in đã

32 - Đối với tram AM, độ phân giải hình ảnh tối ưu là gấp 2 lần tần số tram, và

khoảng biến thiên cho phép từ 1.5 lần đến 3 lần tần số tram.

- Đối với tram FM, độ phân giải hình ảnh tối ưu là gấp 5 lần kích thước hạt tram

nhỏ nhất (kích thước hạt tram nhỏ nhất 20 µm tương ứng độ phân giải hình

ảnh là 100 pixel/cm hay 250 ppi) và giá trị này không được vượt quá một nửa (250 ppi – 375 ppi đối với kích thước hạt tram nhỏ nhất là 20 µm).

- Sử dụng các định dạng file Ps, TIFF, JPEG2000.

2.6.1.3. Các kỹ thuật làm mịn hình ảnh Sử dụng các bộ lọc trong Photoshop

Các gradient thường hiển thị tốt trên màn hình (không phải là luôn luôn) nhưng công nghệ phục chếthường không thểin ra được dải tô chuyển tương tự. Để hạn chế

hiện tượng gãy tông (banding) chúng ta có thể sử dụng các bộ lọc có sẵn trong

photoshop điển hình như: Blur, Noise…

Mô tả quá trình khắc phục như sau:

- Xác định vùng chuyển tông bị gãy

- Thay đổi vềđộ sâu điểm ảnh thành 16-bit (hoặc 32-bit, nhưng thường không

cần thiết do yêu cầu máy tính phải mạnh)

- Tùy chọn Filter > Blur > Gaussian Blur. Sau đó tùy chỉnh mức độ blur (làm mờ) bằng giá trị Radius. Có thể dễ hiểu được khi ta sử dụng lệnh blur với độ sâu điểm ảnh 16-bit và Gaussian blur sẽ làm mờcác điểm ảnh và tái tạo lại với nhiều điểm ảnh hơn, kết quả sẽđem lại sự chuyển tông mịn màng hơn

- Thực hiện đưa vềđộsâu điểm ảnh 8-bit. Khi đưa vềđộsâu điểm ảnh 8-bit, các

giá trịđiểm ảnh ngoài giá trị màu tái tạo (8-bit tái tạo ít giá trịmàu hơn 16-bit) sẽ gom lại với các giá trị gần đó, điều này tạo nên sự nhiễu hạt một cách dễ chịu. Và điều quan trọng, sựgãy tông đã được hạn chế.

33

(b) (c)

Hình 2.26 Mô tả quá trình làm mịn hình ảnh với bộ lọc Blur

(a) Trước khi hiệu chỉnh blur (8 bit), (b) Sau khi hiệu chỉnh blur (16 bit), (c) Hạ độ sâu điểm ảnh về 8 bit

Tùy chọn Use Dither

Trong quá trình tạo dải tô chuyển trong phần mềm ứng dụng Photoshop, ta cần

lưu ý đến tùy chọn Use Dither trước khi bắt đầu thực hiện tô chuyển. Tùy chọn này

giúp cho hình ảnh chuyển tông mịn màng hơn, hạn chế sự gãy tông xảy ra.

(a)

(b)

Hình 2.27 Sự khác nhau về chất lượng hình ảnh chuyển tông với Use Dither

34

Một phần của tài liệu Kiểm soát các đối tượng chuyển tông trong quá trình chế bản cho sản phẩm in offset tờ rời (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)