3.6.1. Điều kiện để rút tiền từ PayPal.
− Trên 18 tuổi và đã có tài khoản ngân hàng.
− Tài khoản PayPal đã xác thực verify thẻ Visa/MasterCard. − Số dư tài khoản PayPal >= 10$.
3.6.2. Một số lưu ý khi rút tiền từ PayPal.
Phí rút tiền của PayPal: 60.000VNĐ + Phí trừ tại phía ngân hàng Việt Nam (đối với ACB mình rút phí là 60.000VNĐ – một lần rút sẽ mất 120.000VNĐ).
Giới hạn nhỏ nhất để rút tiền về là 10$.
Chú ý: tỷ giá chuyển đổi tiền khi rút tiền từ PayPal. Khi tiền trong tài khoản PayPal của bạn là USD và bạn rút về ngân hàng Việt Nam thì PayPal sẽ tự động chuyển đổi thành VNĐ. Tỷ giá chuyển đổi này luôn thấp hơn tỷ giá ngân hàng và PayPal không công bố tỷ giá này.
Phí hoàn trả tiền về PayPal là 70.000đ. Nếu thông tin trong yêu cầu rút tiền của bạn không chính xác hoặc không đầy đủ, tiền sẽ được trả lại vào tài khoản PayPal và phí gửi trả lại sẽ được áp dụng. Ngân hàng của bạn có thể tính thêm phí.
3.6.3. Hướng dẫn thêm tài khoản ngân hàng vào PayPal.
35
Hình 3.34: Thêm tài khoản ngân hàng vào paypal (Nguồn paypal.com)
● Bank name: Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng.
● SWIFT code: Mã quy định dành cho từng ngân hàng để từ đó giao dịch với thị trường liên ngân hàng, tức mỗi ngân hàng có một SWIFT code riêng.
● Mọi giao dịch quốc tế bạn cần cung cấp SWIFT code để tránh sai sót, đảm bảo giao dịch không nhầm lẫn.
36
Hình 3.35: Thêm tài khoản ngân hàng vào tài khoản paypal (Nguồn paypal.com)
Thông tin cần điền gồm:
● Middle Name: Tên đệm của bạn. ● Name: Tên của bạn.
● Name on account: Tên trong tài khoản.
Hình 3.36: Thêm tài khoản ngân hàng vào tài khoản paypal (Nguồn paypal.com)
3.6.4. Rút tiền về tài khoản ngân hàng.
37
Hình 3.37: Rút tiền về tài khoản ngân hàng (Nguồn paypal.com)
− Chọn ngân hàng bạn muốn rút tiền về => Next
38 − Nhập số tiền bạn muốn rút:
Hình 3.39: Rút tiền về ngân hàng (Nguồn paypal.com)
39
− Tiền sẽ về ngân hàng trong vòng 2 – 4 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ, thứ 7, chủ nhật) hoặc cũng có thể lâu hơn.
40
CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC TÌM KIẾM SẢN PHẨM VÀ BÁN HÀNG 4.1. Xác định mô hình bán hàng trên eBay.
Với hình thức Dropshipping, chúng ta không sở hữu hàng hóa, không lo ngại về hàng tồn kho, vì vậy chúng ta có thể thử hàng ngàn, hàng triệu sản phẩm khác nhau để tìm ra sản phẩm chủ đạo của mình. Nhưng chung quy trước khi bắt đầu đăng tải sản phẩm lên trang eBay chúng ta cần xác định mô hình gian hàng mình là gì để từ đó vạch ra những định hướng cũng như tối ưu shop tốt hơn. Hiện nay có hai mô hình shop chủ yếu được các dropshipper áp dụng rộng rãi đó là mô hình siêu thị và mô hình thị trường ngách.
4.1.1. Mô hình siêu thị.
Đây là một mô hình rất phổ biến với các Dropshipper đặc biệt là những người bán mới, như tên gọi của nó “siêu thị” chúng ta có thể đăng tải lên tài khoản với nhiều thể loại hàng hóa khác nhau từ sản phẩm nhà bếp, sản phẩm điện máy, sản phẩm đồ chơi …
Ưu điểm của mô hình này là cho phép chúng ta thử được nhiều sản phẩm khác nhau, giúp cửa hàng chúng ta đa dạng về hàng hóa, tiếp cận được nhiều loại khách hàng. Nhược điểm của mô hình này là chúng ta phải đăng lượng lớn sản phẩm, không tối ưu được sản phẩm và tỷ lệ cạnh tranh cao nên lợi nhuận sẽ thấp.
4.1.2. Mô hình thị trường ngách.
Đây là mô hình mà bất kỳ người bán nào khi bán hàng trên eBay cũng đều muốn hướng đến, với mô hình này tài khoản bán hàng sẽ được tối ưu hơn theo xu hướng chủ đạo của sản phẩm ngách, người bán không cần cập nhật sản phẩm hàng ngày lên cửa hàng, dễ quản lý sản phẩm và kiểm soát được vòng đời cũng như xu hướng của sản phẩm, mặt khác với mô hình thị trường ngách thì shop sẽ có những khách hàng riêng của mình và tỷ lệ khách hàng quay lại sẽ cao hơn mô hình siêu thị.
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng mô hình thị trường ngách cũng có những khuyết điểm của nó, đó chính là sự khó khăn trong việc xác định ngách đối với cửa hàng mới, khó mở rộng được tệp khách hàng để gia tăng lợi nhuận.
41
4.2. Phương pháp tìm kiếm sản phẩm. 4.2.1. Phương pháp Spy. 4.2.1. Phương pháp Spy.
Spy “gián điệp”, phương pháp này còn có một cái tên gọi khác là “đứng trên vai người khổng lồ”. Với phương pháp này chúng ta có thể sao chép y chang sản phẩm bán chạy của những seller khác từ title, hình ảnh, miêu tả sản phẩm, giá cả và đăng lên bán ở cửa hàng mình với giá thấp hơn hoặc bằng. Đối với một số seller thì có thể biến tấu sản phẩm bán chạy của đối thủ thành sản phẩm của mình với việc thay đổi một một vài chi tiết như thay đổi cấu trúc title (hoán đổi keyword hoặc thêm bớt keyword), thay đổi hình ảnh đại diện của sản phẩm. Một cách khác để tận dụng phương pháp này đó chính là chúng ta dựa vào những sản phẩm bán chạy của những seller khác để từ đó tìm kiếm sản phẩm tương tự, có chức năng như sản phẩm của họ.
Phương pháp này có ưu điểm giúp những người bán mới bắt đầu xâm nhập vào thị trường rút ngắn được thời gian tìm kiếm sản phẩm, cũng như nắm bắt được thị hiếu của khách hàng từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp cho shop của mình.
Đi kèm với ưu điểm thì phương pháp này tồn tại khuyết điểm đó chính là làm cho chúng ta hoàn toàn bị động lệ thuộc vào ý tưởng của những người bán khác về sản phẩm cũng như giá cả của sản phẩm. Để bán được sản phẩm với phương pháp này thông thường chúng ta sẽ giảm giá sản phẩm thấp hơn đối thủ từ đó lợi nhuận sẽ giảm. Mặt khác với phương pháp này chúng ta luôn đi sau người khác về xu hướng nên vòng đời sản phẩm chúng ta sẽ ngắn hơn.
Cách thức thực hiện:
− Bước 1: Xác định sản phẩm cần bán ví dụ: “seed” (hạt giống)
− Bước 2: Vào eBay tìm kiếm những seller bán “seed” bằng cách gõ từ seed trên thanh tìm kiếm.
42
Hình 4.1: Phương pháp Spy (Nguồn ebay.com)
Tại đây sẽ xuất hiện các ngách con của ngách “seed” như “seeds flower, hemp seed, vegetable seeds...”
Hình 4.2: Phương pháp Spy (Nguồn ebay.com)
Tại đây chúng ta có thể lựa chọn đi vào ngách con để tìm kiếm những người bán bán thành công trong ngách đó hoặc chúng ta có thể dừng tại đây và tìm kiếm những seller bán hàng thành công bằng cách chọn vào ô sold items “những sản phẩm đã bán được gần đây”.
43
Hình 4.3: Phương pháp spy (Nguồn ebay.com)
Hình 4.4: Phương pháp spy (Nguồn ebay.com)
Tại đây chúng ta thấy được những seller bán chạy trong ngách seed (seller được gạch đỏ).
Sau đó đưa tên những seller đã xác định được vào công cụ phân tích zik analytics chỉ số như sau:
44
Hình 4.5: Phương pháp Spy (Nguồn zik analytics) ● Sell through: Sold items/ Active Listings
● Sold items: số phẩm bán được
● Active listings: số lượng listing đang được active
● Nếu Sell through >= 80% chúng ta có thể chọn seller này để spy.
Hình 4.6: Phương pháp Spy (Nguồn zik analytics)
Sau khi xác định được seller để Spy chúng ta chú ý vào 2 cột là sales và total sold. Sales: số lượng sản phẩm bán được trong thời gian gần đây (30 ngày, 21 ngày, 14
45
Total sold: Tổng số lượng sản phẩm bán được kể từ khi sản phẩm được bài đăng sản phẩm lên cửa hàng.
Để tìm kiếm sản phẩm bán được chúng ta sẽ chọn những sản phẩm có tổng Total sold và sales lớn nhất, thông thường chúng ta sẽ chọn 5 sản phẩm đầu tiên có sales.
Hình 4.7: Phương pháp Spy (Nguồn zik analytics)
Tại đây chúng ta có ba cách để xây dựng sản phẩm cho cửa hàng của mình:
● Cách 1: Có thể sử dụng lại title của những sản phẩm trên và chỉ thay thế ảnh đại diện của listing và giá sản phẩm (ưu tiên rẻ hơn)
● Cách 2: Có thể đổi lại tiêu đề và hình ảnh của sản phẩm nhưng vẫn sử dụng từ khóa chính.
● Cách 3: Có thể sử dụng lại tiêu đề của sản phẩm này nhưng áp dụng cho 1 sản phẩm khác có chức năng và tính chất tương tự sản phẩm trên với giá rẻ hơn.
4.2.2. Phương pháp tìm kiếm sản phẩm dựa theo sản phẩm best seller từ amazon hoặc aliexpress. hoặc aliexpress.
Sản phẩm best seller trên các trang nguồn như amazon và aliexpress là những sản phẩm được khách hàng mua nhiều trong ngách đó và có chất lượng tốt nhất, đi kèm đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời từ người bán sản phẩm đó.
46
Hình 4.8: Best seller ngách sách trên amazon (Nguồn amazon.com)
Hình 4.9: Best seller trên aliexpress (Nguồn Aliexpress.com)
Với những dòng sản phẩm thuộc best seller thì chúng ta không cần lo về chất lượng sản phẩm (vì làm dropshipping chúng ta không sở hữu sản phẩm nên chất lượng sản phẩm chúng ta không kiểm soát được, vì vậy lựa chọn sản phẩm dựa vào lượt mua và đánh giá của nó). Mặc khác với những người bán sở hữu sản phẩm best seller trên amazon hay aliexpress thì luôn là những người bán có chỉ số phản hồi cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, vì vậy khi có vấn đề gì với sản phẩm hay có khiếu nại với khách hàng về thời gian vận chuyển hoặc đổi trả sản phẩm chúng ta có thể an tâm làm việc với các người bán nguồn.
47
Vì là những sản phẩm bá chạy có chất lượng tốt, đúng thị hiếu khách hàng nên chúng được rất nhiều Dropshipper lựa chọn, do đó gây nên tỷ lệ cạnh tranh cao và biên độ lợi nhuận thấp và vòng đời sản phẩm ngắn.
Để khắc phục được những khuyết điểm này thông thường chúng ta sẽ lựa chọn bán những sản phẩm tương tự có chức năng gần giống sản phẩm bán chạy hoặc bán những sản phẩm kèm theo.
Ví dụ: Nếu đối thủ của chúng ta bán cuốn sách với loại là Hardcover (bìa cứng, chất lượng hoàn thiện tốt nhất và giá đắt nhất) thì chúng ta có thể bán sản phẩm sách cùng loại với loại Paperback (loại bìa mềm, chất lượng in khá tốt giá rẻ hơn Hardcover). Một cách khác chúng ta có thể lựa chọn những cuốn sách có cùng thể loại dựa trên sự gợi ý của amazon như sau:
Hình 4.10: Ví dụ về bán sản phẩm sách (Nguồn amazon.com)
Đây là một cuốn sách thuộc best seller và đã được một Dropshipper khác đăng tải lên eBay, nếu chúng ta vẫn muốn bán những sản phẩm tương tự cuốn sách này chúng ta có thể lựa chọn những cuốn sách theo gợi ý của amazon.
48
Hình 4.11: Sách được gợi ý có nội dung cùng thể loại sách best seller
(Nguồn amazon.com)
49
Hình 4.13: Sản phẩm được gợi ý bởi amazon (Nguồn amazon.com)
Hình 4.14: Những sản phẩm tương tự sản phẩm best seller (Nguồn amazon.com)
4.2.3. Phương pháp tổng hợp
Ngoài hai cách tìm kiếm sản phẩm như trên chúng ta còn có thể sử dụng zik analytics để tìm kiếm sản phẩm và đồng thời xác định ngách kinh doanh ít cạnh tranh.
50
Hình 4.15: Giao diện zik analytics (Nguồn zik analytics) Với zik analytics có 3 mục chính chúng ta cần quan tâm như sau:
● Product Research: Phân tích sản phẩm dựa trên từ khóa bao gồm các chỉ số (sell through, Listing, sold items…) với các chỉ số giúp chúng ta xác định độ lớn của sản phẩm (giá trị thị trường của sản phẩm), nhu cầu của người dùng về sản phẩm này...
Hình 4.16: Minh họa cho keyword “Seed” (Nguồn zik analytics)
● Competitor Research: Phân tích các chỉ số của một seller cụ thể (Sell through, Active listing, Sold items…) giúp chúng ta biết được doanh thu của người bán trong một thời gian cụ thể (7 ngày, 14 ngày...), đồng thời cho chúng ta biết được những sản phẩm bán chạy của người bán đó.
51
Hình 4.17: Minh họa của một seller (Nguồn zik analytics) ● Category Research: Cho chúng ta biết được sự cạnh tranh trong các ngách.
Hình 4.18: Ảnh minh họa (Nguồn zik analytics)
Zik analytics cho chúng ta biết được các ngách con tồn tại trong ngách cấp 1 (Baby, Art….) và tỷ lệ cạnh tranh của các ngách được thể hiện qua đánh giá sao. Ngách có số lượng đánh giá sao càng nhiều tỷ lệ cạnh tranh càng cao và nhu cầu của khách hàng lớn.
Ngoài ra Category Research còn cho ta biết được sự cạnh tranh của ngách theo keyword bao gồm các chỉ số Sell through, Listing, sold items và đặc biệt là Total watchers, ví dụ ta đi phân tích ngách Refrigerator Water Filter.
52
Hình 4.19: Ảnh minh họa (Nguồn zik analytics)
Hình 4.20: Những sản phẩm có thể bán trong ngách Refrigerator Water Filter (Nguồn zik analytics)
4.3. Các giai đoạn bán hàng. 4.3.1. Giai đoạn 1:
Với tài khoản mới, thì mỗi seller chỉ có thể được đăng 10 sản phẩm/1 tháng hay giới hạn bán bằng 10.
Giới hạn bán = số lượng sản phẩm đã bán (sold) + số lượng sản phẩm đang bán (listing active)
53
Với chính sách này eBay tạo điều kiện cho những người bán mới chăm sóc khách hàng tốt hơn và eBay chỉ tăng giới hạn bán khi người bán bán tốt và thời gian xét duyệt mỗi tháng một lần. Do đó để đẩy nhanh quá trình tăng giới hạn bán thì giai đoạn đầu chúng ta cần lựa chọn những sản phẩm dễ bán và đem về tổng số lượng đơn lớn. Đa số người bán sẽ chọn phương bán hòa vốn và giá sản phẩm thấp ở giai đoạn này, để có được những sản phẩm dễ bán chúng ta có thể tham khảo các trang cung cấp coupon Amazon như Vipon, Jumpsend.
Hình 4.21: Những sản phẩm giảm giá trên amazon (Nguồn vipon.com)
54
4.3.2 Giai đoạn 2:
Khi giới hạn bán được tăng lên 100 chúng ta có thể chuyển dịch lấy sản phẩm trực tiếp từ amazon kết hợp với sản phẩm được lấy từ Vipon và Jumpsend với tỷ lệ 50/50. Vì sao chúng ta không nên tiếp tục duy trì bán 100% sản phẩm từ Vipon và Jumpsend? Bởi vì Vipon và Jumpsend là nơi phát mã giảm giá cho nên các sản phẩm trên 2 web này có vòng đời rất ngắn (chỉ nằm trong thời gian giảm giá) và bị giới hạn số lượng mua (mỗi tài khoản mua hàng chỉ nhận được 1 mã code giảm giá/1 sản phẩm).
Chúng ta cần duy trì 50/50 vì sản phẩm trên Vipon và Jumpsend rất dễ bán trên eBay, điều này giúp cho bộ máy của eBay đánh giá tài khoản bán hàng của chúng ta có độ tin tưởng cao hơn nên sẽ ưu tiên điều phối traffic về cho tài khoản của chúng ta (điều này có nghĩa là tài khoản nào càng bán được hàng thì lượng hiển thị của các sản phẩm trên tài khoản đó được ưu tiên hiển thị trang đầu trên thanh tìm kiếm của eBay). Với lượng traffic được đổ về tài khoản thì các sản phẩm được lấy trực tiếp từ nguồn amazon sẽ có khả năng bán được cao hơn và các sản phẩm này sẽ có vòng đời dài hơn từ đó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm sản phẩm mới.
4.3.3. Giai đoạn 3:
Sau 3 tháng kể từ ngày có đơn hàng đầu tiên, bộ máy eBay sẽ công nhận tài khoản bán chính thức không còn là một người bán tập sự. Tại giai đoạn này giới hạn bán thường giao động từ 300-500, với giai đoạn này chúng ta có thể đăng 100% sản phẩm trực tiếp từ amazon mà không cần lấy sản phẩm từ Vipon và Jumpsend. Khi trở thành tài khoản chính thức chúng ta được ưu tiên một lượng traffic lớn hơn do đó khả năng bán được sẽ cao hơn. Sau thời gian 3 tháng thông thường các seller đã định hình được ngách sản phẩm chính của mình cho nên việc đăng 100% các sản phẩm của ngách mình sẽ là tăng tỷ lệ ra đơn hàng và chúng ta có khả năng thương lượng với người bán trên amazon hay aliexpress để giảm giá sản phẩm nguồn từ đó chúng ta sẽ giảm giá bán trên eBay để tăng tỷ lệ cạnh tranh hoặc để nguyên để tăng lợi nhuận tối đa trên mỗi đơn hàng.