Phương pháp tìm kiếm sản phẩm dựa theo sản phẩm best seller từ amazon

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình dropshipping từ amazon đến ebay (Trang 59 - 71)

hoặc aliexpress.

Sản phẩm best seller trên các trang nguồn như amazon và aliexpress là những sản phẩm được khách hàng mua nhiều trong ngách đó và có chất lượng tốt nhất, đi kèm đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời từ người bán sản phẩm đó.

46

Hình 4.8: Best seller ngách sách trên amazon (Nguồn amazon.com)

Hình 4.9: Best seller trên aliexpress (Nguồn Aliexpress.com)

Với những dòng sản phẩm thuộc best seller thì chúng ta không cần lo về chất lượng sản phẩm (vì làm dropshipping chúng ta không sở hữu sản phẩm nên chất lượng sản phẩm chúng ta không kiểm soát được, vì vậy lựa chọn sản phẩm dựa vào lượt mua và đánh giá của nó). Mặc khác với những người bán sở hữu sản phẩm best seller trên amazon hay aliexpress thì luôn là những người bán có chỉ số phản hồi cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, vì vậy khi có vấn đề gì với sản phẩm hay có khiếu nại với khách hàng về thời gian vận chuyển hoặc đổi trả sản phẩm chúng ta có thể an tâm làm việc với các người bán nguồn.

47

Vì là những sản phẩm bá chạy có chất lượng tốt, đúng thị hiếu khách hàng nên chúng được rất nhiều Dropshipper lựa chọn, do đó gây nên tỷ lệ cạnh tranh cao và biên độ lợi nhuận thấp và vòng đời sản phẩm ngắn.

Để khắc phục được những khuyết điểm này thông thường chúng ta sẽ lựa chọn bán những sản phẩm tương tự có chức năng gần giống sản phẩm bán chạy hoặc bán những sản phẩm kèm theo.

Ví dụ: Nếu đối thủ của chúng ta bán cuốn sách với loại là Hardcover (bìa cứng, chất lượng hoàn thiện tốt nhất và giá đắt nhất) thì chúng ta có thể bán sản phẩm sách cùng loại với loại Paperback (loại bìa mềm, chất lượng in khá tốt giá rẻ hơn Hardcover). Một cách khác chúng ta có thể lựa chọn những cuốn sách có cùng thể loại dựa trên sự gợi ý của amazon như sau:

Hình 4.10: Ví dụ về bán sản phẩm sách (Nguồn amazon.com)

Đây là một cuốn sách thuộc best seller và đã được một Dropshipper khác đăng tải lên eBay, nếu chúng ta vẫn muốn bán những sản phẩm tương tự cuốn sách này chúng ta có thể lựa chọn những cuốn sách theo gợi ý của amazon.

48

Hình 4.11: Sách được gợi ý có nội dung cùng thể loại sách best seller

(Nguồn amazon.com)

49

Hình 4.13: Sản phẩm được gợi ý bởi amazon (Nguồn amazon.com)

Hình 4.14: Những sản phẩm tương tự sản phẩm best seller (Nguồn amazon.com)

4.2.3. Phương pháp tổng hợp

Ngoài hai cách tìm kiếm sản phẩm như trên chúng ta còn có thể sử dụng zik analytics để tìm kiếm sản phẩm và đồng thời xác định ngách kinh doanh ít cạnh tranh.

50

Hình 4.15: Giao diện zik analytics (Nguồn zik analytics) Với zik analytics có 3 mục chính chúng ta cần quan tâm như sau:

● Product Research: Phân tích sản phẩm dựa trên từ khóa bao gồm các chỉ số (sell through, Listing, sold items…) với các chỉ số giúp chúng ta xác định độ lớn của sản phẩm (giá trị thị trường của sản phẩm), nhu cầu của người dùng về sản phẩm này...

Hình 4.16: Minh họa cho keyword “Seed” (Nguồn zik analytics)

● Competitor Research: Phân tích các chỉ số của một seller cụ thể (Sell through, Active listing, Sold items…) giúp chúng ta biết được doanh thu của người bán trong một thời gian cụ thể (7 ngày, 14 ngày...), đồng thời cho chúng ta biết được những sản phẩm bán chạy của người bán đó.

51

Hình 4.17: Minh họa của một seller (Nguồn zik analytics) ● Category Research: Cho chúng ta biết được sự cạnh tranh trong các ngách.

Hình 4.18: Ảnh minh họa (Nguồn zik analytics)

Zik analytics cho chúng ta biết được các ngách con tồn tại trong ngách cấp 1 (Baby, Art….) và tỷ lệ cạnh tranh của các ngách được thể hiện qua đánh giá sao. Ngách có số lượng đánh giá sao càng nhiều tỷ lệ cạnh tranh càng cao và nhu cầu của khách hàng lớn.

Ngoài ra Category Research còn cho ta biết được sự cạnh tranh của ngách theo keyword bao gồm các chỉ số Sell through, Listing, sold items và đặc biệt là Total watchers, ví dụ ta đi phân tích ngách Refrigerator Water Filter.

52

Hình 4.19: Ảnh minh họa (Nguồn zik analytics)

Hình 4.20: Những sản phẩm có thể bán trong ngách Refrigerator Water Filter (Nguồn zik analytics)

4.3. Các giai đoạn bán hàng. 4.3.1. Giai đoạn 1:

Với tài khoản mới, thì mỗi seller chỉ có thể được đăng 10 sản phẩm/1 tháng hay giới hạn bán bằng 10.

Giới hạn bán = số lượng sản phẩm đã bán (sold) + số lượng sản phẩm đang bán (listing active)

53

Với chính sách này eBay tạo điều kiện cho những người bán mới chăm sóc khách hàng tốt hơn và eBay chỉ tăng giới hạn bán khi người bán bán tốt và thời gian xét duyệt mỗi tháng một lần. Do đó để đẩy nhanh quá trình tăng giới hạn bán thì giai đoạn đầu chúng ta cần lựa chọn những sản phẩm dễ bán và đem về tổng số lượng đơn lớn. Đa số người bán sẽ chọn phương bán hòa vốn và giá sản phẩm thấp ở giai đoạn này, để có được những sản phẩm dễ bán chúng ta có thể tham khảo các trang cung cấp coupon Amazon như Vipon, Jumpsend.

Hình 4.21: Những sản phẩm giảm giá trên amazon (Nguồn vipon.com)

54

4.3.2 Giai đoạn 2:

Khi giới hạn bán được tăng lên 100 chúng ta có thể chuyển dịch lấy sản phẩm trực tiếp từ amazon kết hợp với sản phẩm được lấy từ Vipon và Jumpsend với tỷ lệ 50/50. Vì sao chúng ta không nên tiếp tục duy trì bán 100% sản phẩm từ Vipon và Jumpsend? Bởi vì Vipon và Jumpsend là nơi phát mã giảm giá cho nên các sản phẩm trên 2 web này có vòng đời rất ngắn (chỉ nằm trong thời gian giảm giá) và bị giới hạn số lượng mua (mỗi tài khoản mua hàng chỉ nhận được 1 mã code giảm giá/1 sản phẩm).

Chúng ta cần duy trì 50/50 vì sản phẩm trên Vipon và Jumpsend rất dễ bán trên eBay, điều này giúp cho bộ máy của eBay đánh giá tài khoản bán hàng của chúng ta có độ tin tưởng cao hơn nên sẽ ưu tiên điều phối traffic về cho tài khoản của chúng ta (điều này có nghĩa là tài khoản nào càng bán được hàng thì lượng hiển thị của các sản phẩm trên tài khoản đó được ưu tiên hiển thị trang đầu trên thanh tìm kiếm của eBay). Với lượng traffic được đổ về tài khoản thì các sản phẩm được lấy trực tiếp từ nguồn amazon sẽ có khả năng bán được cao hơn và các sản phẩm này sẽ có vòng đời dài hơn từ đó giúp chúng ta tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm sản phẩm mới.

4.3.3. Giai đoạn 3:

Sau 3 tháng kể từ ngày có đơn hàng đầu tiên, bộ máy eBay sẽ công nhận tài khoản bán chính thức không còn là một người bán tập sự. Tại giai đoạn này giới hạn bán thường giao động từ 300-500, với giai đoạn này chúng ta có thể đăng 100% sản phẩm trực tiếp từ amazon mà không cần lấy sản phẩm từ Vipon và Jumpsend. Khi trở thành tài khoản chính thức chúng ta được ưu tiên một lượng traffic lớn hơn do đó khả năng bán được sẽ cao hơn. Sau thời gian 3 tháng thông thường các seller đã định hình được ngách sản phẩm chính của mình cho nên việc đăng 100% các sản phẩm của ngách mình sẽ là tăng tỷ lệ ra đơn hàng và chúng ta có khả năng thương lượng với người bán trên amazon hay aliexpress để giảm giá sản phẩm nguồn từ đó chúng ta sẽ giảm giá bán trên eBay để tăng tỷ lệ cạnh tranh hoặc để nguyên để tăng lợi nhuận tối đa trên mỗi đơn hàng.

Với giai đoạn này chúng ta nên mở cửa hàng trên eBay sẽ làm cho trang bán hàng của chúng ta chuyên nghiệp hơn, phân loại các sản phẩm theo từng mục riêng. Bên cạnh

55

đó, chúng ta sẽ sở hữu những tính năng tiếp thị của eBay như tạo giảm giá trực tiếp trên giá sản phẩm, chức năng bán theo combo và chạy quảng cáo.

Mặc khác việc mở cửa cửa hàng trên eBay sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chi phí giảm sẽ phụ thuộc vào mức store chúng ta đăng ký. Ví dụ khi chúng ta list 1000 sản phẩm giá 10$ trong 1 tháng giữa có cửa hàng và không có cửa hàng như sau:

● Đối với người bán không có cửa hàng:

Listing fees: 1000*0.3-50*0.3 = $285 (miễn phí 50 listing/1 tháng) Final value fees: 1000 item * $10/item * 10% = $1000

Phí store: 0 đồng

=> Tổng chi phí: $285 + $1000 + $0= $1285 ● Đối với người bán sử dụng cửa hàng Basic:

Listing fees: 1000*0,3-250*0.3 = $225 (miễn phí 250 listing/1 tháng)

Final value fees: 1000 item * $10/item * 3,5%= $350 (Từng categories sẽ có một mức phí riêng, lấy ở mức phí % thấp nhất)

Phí store: $21,95/tháng

=> Tổng chi phí: $225 + $350 + $21.95 = $596.95

Vậy khi sử dụng store chúng ta kiệm được 1/2 chi phí hàng tháng.

56

Hình 4.24: Mở cửa hàng trên eBay (Nguồn ebay.com)

Hình 4.25: Mở cửa hàng trên eBay (Nguồn ebay.com)

57

Hình 4.27: Mở cửa hàng trên eBay (Nguồn ebay.com)

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình dropshipping từ amazon đến ebay (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)