HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẬT BẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng tăng nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh hiệu quả hơn và đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư Nhật Bản dịch chuyển dòng vốn sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Theo khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2014, tổng số dự án đã được cấp phép của doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là 517 dự án (342 dự án đầu tư mới, 175 dự án đầu tư mở rộng).

Cũng theo JETRO, tuy tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 60,9% so với năm 2013 nhưng các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ lại tăng nhiều về số lượng, dù quy mô nhỏ.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẬT BẢN- VIỆT NAM

Nguyên nhân :

Do các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn.

“Trong bối cảnh đồng yên giảm giá so với USD, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có lợi thế hơn”, đại diện của JETRO nói .

Lợi thế cạnh tranh nhờ chất lượng tốt của hàng hóa Nhật Bản.

Các doanh nghiệp nước này còn có khoản lợi về tỷ giá khi thu về ngoại tệ và đổi ra đồng yên để mua hàng nội địa.

=> Do đó, trong thời gian tới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được dự báo còn phát triển hơn.

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(87 trang)