TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VJEPA

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 65 - 70)

III. CÁC HIỆP ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VJEPA

- Qua hơn một năm thực hiện Hiệp định VJEPA, một số mặt hàng của Việt Nam đã tận dụng tốt các ưu đãi trong hiệp định để đạt tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là dệt may, thủy sản, máy móc thiết bị. - Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản bao gồm: hàng dệt may, dầu thô, máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng, hàng thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,…

- Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD, Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ).

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VJEPA

– Sản phẩm Việt Nam qua nhiều năm đã dần dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản, với nhiều mặt hàng Việt Nam nằm trong số 10 nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Nhật Bản như sản phẩm dệt may (HS 61, 62), đồ gỗ nội thất (HS 94), giày dép (HS 64), thiết bị điện, điện tử (HS 85). Tuy vậy, về cơ cấu, sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản có thể thấy chủ yếu là các sản phẩm thuộc các ngành thâm dụng lao động, chưa có giá trị gia tăng cao.

– Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản chủ yếu là máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, sản phẩm từ chất dẻo. Tính chung, kim ngạch nhập khẩu 5 nhóm hàng lớn nhất này đạt 7,62 tỷ USD, chiếm 65% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.

Trên thực tế, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn khi xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản bao gồm:

• Vận dụng mức thuế suất tối huệ quốc (MFN) hoặc Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) nếu thấp hơn hoặc đã về 0% tại thời điểm xuất khẩu so với thuế suất VJEPA hoặc AJCEP.

• Vận dụng ưu đãi theo AJCEP thấp hơn thuế suất VJEPA tại thời điểm xuất khẩu hoặc nếu sử dụng đầu vào từ các nước Asean để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ đáp ứng theo Hiệp định AJCEP.

• Không vận dụng ưu đãi, chịu thuế suất MFN ở mức cao hơn nếu chênh lệch giữa lợi ích kinh tế từ việc sử dụng đầu vào không đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chí xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu lớn hơn mức ưu đãi thuế suất (giữa MFN và thuế suất ưu đãi VJEPA hoặc AJCEP).

Đến hết tháng 10/2015, tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản đạt trên 20,7 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam. Trong bối cảnh một số thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đang bị ảnh hưởng bởi những khó khăn kinh tế, việc giảm rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thông qua Hiệp định VJEPA đã và đang góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu.

Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư),

tính đến ngày 20/06/2015, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2

vào Việt Nam với 2.661 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn

So với năm 2009 khi Hiệp định VJEPA bắt đầu có hiệu lực, thương mại hai chiều đã tăng gần gấp đôi, và mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 17%, trong đó xuất khẩu tăng hơn gấp đôi với tăng trưởng bình quân hàng năm 22%. Cán cân thương mại thay đổi theo hướng tích cực và ngày càng gia tăng về phía có lợi cho Việt Nam.

=> Xét trong tổng thể chung, Nhật Bản vẫn giữ vị trí đối tác xuất khẩu lớn thứ hai sau Hoa Kỳ.

Việt Nam và Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng của châu Á theo chủ trương đã được lãnh đạo hai nước thống nhất từ năm 2006. Trên thực tế, quan hệ chính trị, ngoại giao của hai nước đang phát triển rất tích cực.

Việt Nam là nước tiếp nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Hiệp định VJEPA đã tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, toàn diện hơn cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, góp phần củng cố một bước vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 65 - 70)