III. CÁC HIỆP ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
Một số giải pháp tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định VJEPA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt
định VJEPA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản đến năm 2020
Giải pháp về phía Chính phủ:
– Nâng cao hiệu quả triển khai Hiệp định VJEPA: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Hiệp định đến cộng đồng doanh nghiệp để họ nắm được nội dung, những cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, những ưu đãi và cách thức được hưởng ưu đãi từ Hiệp định đối với hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và hàng nhập khẩu từ thị trường này. Đưa thông tin và các hướng dẫn cụ thể về cách thức để được hưởng ưu đãi từ Hiệp định đến doanh nghiệp;
– Đàm phán tiếp với phía Nhật Bản về mở cửa thị trường đối với những mặt hàng “tiếp tục đàm phán trong Hiệp định VJEPA” để tạo thuận lợi cho những mặt hàng này thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Chú trọng phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nhật Bản: Chính phủ cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang Nhật Bản. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, Việt Nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa (phát triển kinh tế ngành và kinh tế vùng), đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ: Chính phủ cần có chiến lược và kế hoạch tổng thể, có chính sách đầu tư thỏa đáng để phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm đảm bảo nội địa hóa cho phần lớn các linh phụ kiện cho ngành công nghiệp lắp ráp, đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày. Phát triển các ngành công nghiệp này sẽ giúp cho nước ta nâng cao được hiệu quả xuất khẩu một số nhóm hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu chủ yếu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN.
Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến hàng xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ cần có chính sách ưu đãi dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài những ưu đãi về quyền lợi mà họ được hưởng theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Những ưu đãi này có thể là những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ nguồn, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận,...