Những ưu đãi mà phía Việt Nam được hưởng 

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 60 - 63)

III. CÁC HIỆP ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN

Những ưu đãi mà phía Việt Nam được hưởng 

Nam được hưởng 

Thuế ưu đãi và lộ trình cắt giảm thuế đối với nhóm hàng nông sản: theo phân loại Biểu thuế của Nhật Bản năm 2007 (HS 2007), số lượng dòng thuế nông sản của Nhật Bản là 2020. Ngay khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, 783 dòng thuế có thuế suất 0%; 505 dòng thuế sẽ có lộ trình giảm theo từng năm, hiện chiếm khoảng 24% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Lộ trình có thể kéo dài từ 3 đến 15 năm tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm.

Thuế ưu đãi và lộ trình giảm thuế đối với hàng thủy sản: mặt hàng thủy sản của Nhật Bản bao gồm 330 dòng thuế. Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế trong vòng 10 - 15 năm đối với 188 dòng. Trong số 330 dòng thuế hàng thủy sản, có 64 dòng thuế có cam kết giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Có 8 dòng thuế thủy sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, 96 dòng thuế thủy sản có các lộ trình giảm thuế khác nhau, từ 5-10 năm.

Những ưu đãi mà phía Việt Nam được hưởng  Nam được hưởng 

Thuế ưu đãi và lộ trình giảm thuế đối với các sản phẩm công nghiệp: Nhật Bản không thực thi chính sách bảo hộ bằng thuế quan đối với phần lớn các sản phẩm công nghiệp. Mức thuế trung bình trong lĩnh vực này dưới 5%, tức là mức thuế chỉ mang tính “thu bù chi” cho hoạt động kiểm soát, hành chính của cơ quan hải quan. Theo cách hiểu được thừa nhận chung, mức thuế này được xem là mức thuế không có ý nghĩa bảo hộ hiệu quả. Khoảng 95% số dòng thuế hàng công nghiệp, chiếm đến gần 95% KNXK hàng công nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu là 0%. Nếu tính cả những sản phẩm sẽ giảm và loại bỏ thuế trong lộ trình 10 năm thì con số này là 97% số dòng thuế và 98% giá trị xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%.

Những ưu đãi mà phía Việt Nam được hưởng  Nam được hưởng 

– Những ưu đãi khác ngoài thuế quan mà phía Việt Nam được hưởng trong Hiệp định VJEPA: (i) Ưu đãi về thương mại dịch vụ: Nhật Bản dành cho Việt Nam cam kết rất thông thoáng trong lĩnh vực dịch vụ, đi xa hơn rất nhiều cam kết của Nhật trong WTO. Trong phần lớn các ngành/phân ngành dịch vụ, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam được hưởng cam kết “không hạn chế”; (ii) Ưu đãi về đầu tư:

– Nhật Bản khuyến khích và bảo hộ các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật theo nguyên tắc đối xử quốc gia, đối xử bình đẳng và công bằng, bảo vệ đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tư... Nhật cam kết tăng cường minh bạch hóa, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật của Nhật Bản để giúp các nhà đầu tư Việt Nam thuận lợi hơn khi đầu tư tại Nhật.

NHỮNG ƯU ĐÃI TRONG HIỆP ĐỊNH VJEPA VJEPA

Một phần của tài liệu NHẬT BẢN VÀ MỐI QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM (Trang 60 - 63)