III. CÁC HIỆP ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN
Những ưu đãi mà phía Nhật Bản được hưởng
– Những ưu đãi về thuế quan mà phía Nhật Bản được hưởng trong Hiệp định VJEPA: Căn cứ trên Biểu thuế quan hài hoà 2007 (HS 2007), Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt hài hoà 2007 (HS 2007), Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế, trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng (94,49%). Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô (57 dòng) và các dòng thuế không đưa vào cắt giảm (428 dòng).
– Việt Nam cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu đối với 8.873 dòng thuế, đến năm cuối lộ trình (năm 2025) có
8.548 dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, chiếm 96,34 % tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm.
– Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan với khoảng 30% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm. Đến năm 2019, sau 10 năm thực thi Hiệp định, số dòng thuế cam kết xoá bỏ thuế quan vào đưa vào cắt giảm. Đến năm 2019, sau 10 năm thực thi Hiệp định, số dòng thuế cam kết xoá bỏ thuế quan vào khoảng 80%. Các nhóm hàng chính (có kim ngạch đáng kể) được đưa vào cắt giảm và xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp như: linh kiện điện tử, sắt thép, máy móc, phụ tùng ô tô, hoá chất, dược phẩm,...
Những ưu đãi mà phía Nhật Bản được hưởng được hưởng
– Những ưu đãi khác ngoài thuế quan mà phía Nhật Bản được hưởng trong Hiệp định VJEPA:
(i) Ưu đãi về thương mại dịch vụ: Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ hoàn toàn giống với cam kết của Việt Nam đưa ra trong WTO. Các ngành dịch vụ của nước ta cam kết gồm 110 phân ngành dịch vụ;
(ii) Ưu đãi về đầu tư: Phía Việt Nam sẽ dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản sự đối xử tương tự như với các nhà đầu tư trong nước, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, hoạt động, quản lý, duy trì, sử dụng, thu lợi, bán hoặc một hình thức chuyển nhượng đầu tư khác.