Thực trạng công tác nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanhcủa Công ty

Một phần của tài liệu Nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanh của Công ty TNHH Đại Tiến Phát (Trang 39 - 45)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2.Thực trạng công tác nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanhcủa Công ty

Công ty TNHH Đại Tiến Phát

2.2.2.1. Nhận dạng rủi ro

Hoạt động nhận dạng rủi ro được Giám đốc Công ty TNHH Đại Tiến Phát thực hiện không ngừng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, bám sát và nắm bắt tình

Hình 2.3 Mức độ hài lòng của nhân viên trong công tác nhận dạng rủi ro của Công ty TNHH Đại

hình biến động từ xã hội, môi trường kinh doanh để phát hiện và nhận dạng những rủi ro có thể xảy ra.

Nguồn: Số liệu tổng hợp, điều tra

Công tác nhận dạng rủi ro của Công ty TNHH Đại Tiến Phát được các nhân viên trong công ty đánh giá một cách tích cực với 20% số lượng khảo sát đánh giá “Tốt” và 10% số lượng được khảo sát đánh giá “Rất tốt”.

Từ những rủi ro mà công ty đã gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và bám sát quá trình hoạt động thực tiễn, những thay đổi tác động từ các tác nhân từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp của công ty, Công ty TNHH Đại Tiến Phát đã nhận dạng ra được những rủi ro, mối nguy hiểm mối hiểm họa có thể xảy ra trong quá trình hoạt động như bảng sau đây:

Bảng 2.5: Các loại rủi ro được công ty nhận dạng STT Các loại rủi ro Mối hiểm họa Mối nguy hiểm

1 Rủi ro về

nguyên vật liệu

Làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Giảm hiệu quả kinh doanh.

Thiếu nguyên vật liệu trên thị trường. Nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng.

Giá cả nguyên vật liệu biến động.

2 Rủi ro về chất lượng sản phẩm Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng. Phải sản xuất lại.

Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất sứ.

Trình độ sản xuất, vận hành máy móc của công nhân còn kém.

Sai sót trong thiết kế.

3 Rủi ro về

nguồn nhân lực

Làm gián đoạn quá trình sản xuất.

Chi phí tuyển dụng, đào tạo.

Ý thức của người lao động. Công nhân ẩu đả, nghỉ việc

Thiếu nguồn lao động. Vi phạm nội quy lao động.

Kiến thức, kỹ năng và tay nghề của công nhân còn yếu.

4 Rủi ro từ nhà cung cấp

Giao hàng chậm.

Không đáp ứng đủ số lượng và chất lượng của

Nhà cung cấp thiếu nguồn nguyên vật liệu.

nguyên vật liệu đầu vào. Lựa chọn sai nhà cung cấp, mức độ uy tín của nhà cung cấp.

5 Rủi ro từ đối

thủ cạnh tranh

Mất thị phần, hợp đồng vào tay đối thủ.

Khách hàng chuyển sang lựa chọn công ty đối thủ.

Đối thủ ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm giảm.

Đối thủ đưa ra các chính sách, chương trình hấp dẫn và thu hút khách hàng.

6 Rủi ro từ thiết

bị, máy móc

Trục trặc, hỏng máy móc thiết bị.

Gặp lỗi trong quá trình vận hành, sử dụng

Thiết bị không được bảo trì bảo dưỡng định kỳ.

Vận hành sai quy trình.

Công nhân không được đào tạo sử dụng bài bản.

7 Rủi ro cháy nổ,

tai nạn

Cháy nổ đường dây điện, hỏa hoạn nhà xưởng.

Tai nạn trong quá trình lao động, làm việc

Đường dây điện bị quá tải, các đồ dùng, vật liệu dễ cháy không được sắp xếp và bảo quản cẩn thận.

Nguồn: Phòng Hành Chính Công ty TNHH Đại Tiến Phát

Các rủi ro được dạng rủi ro phù hợp với đặc điểm, ngành nghề kinh doanh công ty và được dựa trên kinh nghiệm, sự nhạy bén của giám đốc và kết hợp sử dụng các phương pháp như: Thanh tra hiện trường, làm việc với các bộ phận khác trong công ty, phản hồi của khách hàng, nhà đối tác, kiểm tra lưu trữ hồ sơ. Các phương pháp nhận dạng rủi ro đang sử dụng được các nhân viên trong công ty đánh giá hiệu quả đạt được ở mức trung bình – khá.

Hình 2.4 Đánh giá hiệu quả các phương pháp nhận dạng rủi ro của Công ty TNHH Đại Tiến Phát

Phương phá thanh tra hiện trường: Giám đốc đánh giá nhắc nhở qua sự theo dõi giám sát hằng ngày, đôn đốc nhân viên ở văn phòng cũng như ở nhà xưởng để tìm hiểu và nhận dạng các ro trong quá trình hoạt động sản xuất. Phương pháp này có ưu điểm giúp dễ dàng phát hiện ra những rủi ro và đưa ra cách thức xử lý một cách nhanh chóng

Làm việc với các bộ phận khác của công ty: Công ty tiến hành nhận dạng rủi ro thông qua việc bàn bạc, tiếp xúc, trao đổi với các cá nhân, bộ phận khác nhau của công ty để nhận dạng ra những rủi ro có thể xảy ra như: rủi ro về hợp đồng, rủi ro về các thủ tục thuế, rủi ro về khách hàng, rủi ro về lao động, … Các trưởng bộ phận, cá nhân trực tiếp đảm nhận công việc nên nắm rõ và có cái nhìn sâu sắc tới những rủi ro có thể xảy ra.

Qua các phản hồi của khách hàng, đối tác: Công ty xây dựng bản khảo sát, thu thập những ý kiến, phản hồi từ phía khách hàng, đối tác để hiểu rõ hơn về những đánh giá, nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp, từ đó cũng góp phần giúp Công ty phát hiện ra những rủi ro mà công ty đang gặp phải. Tuy nhiên phương pháp này chưa thực sự đạt hiệu quả cao do số lượng khác hàng, đối tác tham gia đóng góp phản hồi còn thấp do đó kết quả không đạt được yếu tố khách quan.

Khảo sát nhân viên: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra cho các nhân viên trong công ty thực hiện để nhằm phát hiện ra những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ hiệu quả của phương pháp này được đánh giá không cao do mức độ trung thực, trình độ nhận thức, hiểu biết của nhân viên công ty về nhận dạng rủi ro còn thấp.

Kiểm tra, lưu trữ hồ sơ: Từ những rủi ro đã xảy ra và nhận dạng được, Công ty ghi chép lại và lưu trữ làm cơ sở cho việc phân tích và đo lường rủi ro. Phương pháp này được đánh giá đem lại hiệu quả không cao do đa phần các tài liệu, hồ sơ lưu trữ về rủi ro không được sử dụng, khai thác một cách tối đa, hiệu quả.

2.2.2.2. Phân tích rủi ro Phân tích nguyên nhân rủi ro

Nguyên nhân dẫn dến rủi ro nguyên vật liệu là do sự thiếu hụt nguồn cung sắt thép, nhôm, đồng trên thị trường do đây là một trong những nguyên vật liệu rất phổ biến cho nhiều ngành công nghiệp khác. Với tính chất là một công ty sản xuất các sản phẩm về ngành điện nên nguồn nguyên vật liệu đầu vào rất là quan trọng về số lượng, chất lượng, nguồn nguyên vật liệu chiếm hơn 80% giá thành của sản phẩm do đó sự biến động về giá cả của nguyên vật liệu đầu vào trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế tác động lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Với sản phẩm được sản xuất bằng máy móc, do đó rủi ro về chất lượng sản phẩm được công ty xác định chủ yếu xuất phát từ sai sót trong bản thiết kế, từ nguyên liệu đầu vào hoặc do trình độ, khả năng vận hành sử dụng máy móc từ phía người lao động. Về phía người lao động lao động trình độ chủ yếu là phổ thông những công chủ yếu được đào tạo thông qua người trước chỉ dạy người sau, việc đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chưa được thực hiện một cách bài bản. Rủi ro về lao động xuất phát chủ yếu từ ý thức của người lao động trong công việc, dẫn tới nảy sinh ra nhiều rủi ro khác.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các công nghệ, máy móc mới giúp gia tăng năng suất và giảm thiểu chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại giúp gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhưng đó cũng là một rủi ro đối với các doanh nghiệp không thể đầu tư cho dây chuyền sản xuất, máy móc hiện đại. Nguồn lực của Công ty TNHH Đại Tiến Phát vẫn còn yếu hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng ngành, tuy nhiên công ty vẫn đang cố gắng ứng dụng những công nghệ, máy móc phù hợp với năng lực của công ty.

Ngành sản xuất các sản phẩm liên quan tới ngành điện trên thị trường Việt Nam hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau có tên tuổi trên thị trường, trải dài từ Bắc tới Nam, với số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia thị trường, do đó công ty khó có thể tránh khỏi sự cạnh tranh tới từ các đối thủ có nguồn lực vững mạnh, áp dụng dây chuyền máy móc hiện đại. Với nguồn lực vững mạnh, các

đối thủ cạnh tranh đưa ra các chương trình hấp dẫn, thu hút khách hàng, chính vì vậy một số khách hàng của công ty đã chuyển sang hợp tác với công ty của đối thủ.

Việc bảo trì máy móc thường xuyên, các quy trình sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy móc, kiến thức, khả năng vận hành của người lao động, … là những nguyên nhân dẫn tới rủi ro về máy móc, thiết bị.

Phân tích tổn thất

Những tổn thất mà công ty đã gặp phải không chỉ gây nên tổn thất về tài sản, vật chất, tiến độ sản xuất kinh doanh mà còn tác động một phần nào đó tới hiệu quả hoạt động, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, đối tác. Bằng việc nhận dạng trước được những rủi ro có thể xảy ra, tổn thất mà rủi ro để lại cũng phần nào đó được giảm thiểu. Một vài tổn thất mà công ty đã gặp phải như:

Thiếu nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng đơn hàng, giao hàng chậm, máy móc bị trục trặc, công nhân mẫu thuẫn, gây gổ, đánh nhau khiến việc sản xuất bị gián đoạn, chậm tiến độ. Sản phẩm sản xuất ra không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, phải sản xuất lại, gây tốn kém về chi phí và thời gian của doanh nghiệp.

Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng làm cho chi phí sản xuất sản phẩm tăng cao, buộc công ty phải tăng mức giá của sản phẩm khiến cho khách hàng chuyển sang lựa chọn công ty đối thủ. Việc mất đi khách hàng khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm đi.

Bảng 2.6 Bảng đánh giá rủi ro Công ty TNHH Đại Tiến Phát ST T Loại rủi ro Khả năng xuất hiện Mức độ ảnh hưởng Mức độ của rủi ro Chiến lược giải quyết 1 Rủi ro về nguyên vật liệu 2 5 10 Né tránh

2 Rủi ro về chất lượngsản phẩm 3 3 9 Giảm thiểu

3 Rủi ro về nguồnnhân lực 4 1 4 Chấp nhận

4 Rủi ro từ nhà cungcấp 2 3 6 Chuyển giao

5 Rủi ro từ đối thủcạnh tranh 2 2 4 Chấp nhận

máy móc

7 Rủi ro cháy nổ, tai

nạn 1 3 3 Chấp nhận

Nguồn: Số liệu tổng hợp, điều tra

Đo lường và đánh giá rủi ro

Các rủi ro được công ty đánh giá ở mức có biên độ rủi ro xảy ra ở mức thấp, tần suất xuất hiện rủi ro cao do đó công ty tập trung quản trị rui ro ở mức độ tập trung nhiều lần. Việc đo lường và đánh giá rủi ro của công ty được thực hiện theo cảm quan, sử dụng kinh nghiệm để xác định và ước lượng tổn thất.

Việc phân tích rủi ro được giám đốc thực hiện theo phương pháp thống kê kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của mình để phân tích rủi ro do đó hiệu quả của công tác phân tích rủi ro chưa đạt được kêt quả cao.

Một phần của tài liệu Nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanh của Công ty TNHH Đại Tiến Phát (Trang 39 - 45)