5. Bố cục đề tài
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài
1.3.1.1. Bối cảnh kinh doanh
Hoàn cảnh bên ngoài của công ty có thể là một trong ba kiểu: ổn định, thay đổi,
xáo trộn.
Một hoàn cảnh ổn định là một hoàn cảnh không có hay ít có những thay đổi đột
biến, ít có sản phẩm mới, nhu cầu thị trường ít thăng trầm, luật pháp liên quan đếnhoạt động kinh doanh ít thay đổi, khoa học kỹ thuật mới ít xuất hiện… Tình hình kinh tế xã hội trên toàn thế giới hiện đại với sự thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cho
thấy hiện nay khó để có một hoàn cảnh ổn định cho các công ty.
Trái lại, một hoàn cảnh thay đổi là một hoàn cảnh trong đó có sự thay đổi thường
xuyên xảy ra đối với các yếu tố đã kể ở trên (sản phẩm, thị trường, luật pháp,.v.v.)
Trong hoàn cảnh này, các nhà quản trị thường phải thay đổi bộ máy tổ chức của họ theo
các thay đổi đó. Nói chung, đó là những thay đổi có thể dự báo trước và không gây bất
ngờ. Các văn phòng luật sư, các công ty cố vấn pháp luật thường phải luôn luôn bố trí cơ cấu tổ chức để thích nghi với các thay đổi thường xuyên của pháp luật là một ví dụ.
Khi các đối thủ cạnh tranh đưa ra sản phẩm mới một cách bất ngờ, khi luật pháp
bất ngờ thay đổi, khi những khoa học kỹ thuật mới tạo ra những thay đổi cách mạng trong phương pháp sản xuất, đó là lúc mà hoàn cảnh của xí nghiệp có thể được gọi là hoàn cảnh xáo trộn.
Để thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau đó, cơ cấu tổ chức lao động của các
công ty sẽ phải thay đổi để phù hợp. Burn và Stalker cho thấy rằng một bộ máy tổ chức
có tính chất cứng nhắc, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng, quan hệ quyền hành chặt chẽ
từ trên xuống dưới, phù hợp với hoàn cảnh ổn định. Trái lại, trong một hoàn cảnh xáo
trộn, một bộ máy tổ chức có tính chất linh hoạt, con người làm việc theo tinh thần hợp tác, trao đổi thoải mái với tất cả mọi người, không phân chia rõ nhiệm vụ, cấp bậc thì lại
phù hợp hơn.
1.3.1.2. Sự hợp tác quốc tế
Thể hiện qua một số lĩnh vực chủ yếu sau:
- Vốn: hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển, quá trìnhđầu tư làm phát
triển, mở mang ngành nghề truyền thống.
- Tổ chức quản lý: chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lí đến các nước đang
phát triển, mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ, tạo sự bền vững trong hệ thống sản xuất kinh
doanh, đó chính là tiền đề để hình thành các hình thức tổ chức trong xí nghiệp.
1.3.1.3. Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng là mối quan hệ
giữa người mua và người bán là mối quan hệ tương quan thế lực. Khách hàng là đối tượngcó ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là mối
quantâm hàng đầu của các doanh nghiệp, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng vào khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, kích thích sự quan tâm, thúc đẩy khách hàng đến với
sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh để
hoạch định các chiến lược, thông tin về khách hàng được các nhà quản trị thu thập, phân tích và đánh giá đầu tiên.
Qua đó, nhà quản trị có cơ sở lựa chọn khách hàng mụctiêu, phát triển các chính sách và chương trình hành động nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu, mong muốn của khách
hàng trong từng thời kỳ. Mặt khác, hiểu biết khách hàng còn giúp doanh nghiệp không
ngừng hoàn thiện tại các hoạt động marketing, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách
hàng hiện tại phát triển được khách hàng mới.
Khách hàng trên thị trường rất đa dạng, thông tin về khách hàng biến động thường
xuyên vàảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, các
nhà quản trị chiến lược cần cập nhật thông tin về khách hàng để có chiến lược kinh
doanh thích hợp, xử lý kịp thời những rắc rối có thể xảy ra một cách có hiệu quả.
1.3.1.4. Chính trị và luật pháp
Sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị, xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp lĩnh vực
mặt hàng, đối tác kinh doanh. Như thế, ảnh hưởng đến hoạt động, ảnh hưởng đến công
tác tổ chức lao động tại công ty.
Pháp luật tạo nên hành lang pháp lý giúp bảo vệ lợi ích người lao động và người
sử dụng lao động, dựa vào pháp luật để bên sử dụng lao động biết được những việc được phép được làm và những việc cấm làm để dễ dàng phân công lao động.
1.3.1.5. Khoa học kĩ thuật:
Sự phát triển về khoa học, công nghệ buộc người lao động phải bắt kịp tiến độ,
không phải người lao động nào trong doanh nghiệp cũng bắt kịp sự phát triển về khoa
học kỹ thuật và công nghệ, do đó việc sử dụng lao động thế nào cho hợp lý không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệ sản xuất là nhiệm vụ của tổ chức lao động.