L Ờ IC ẢM ƠN
3. Đánh giá rủi ro đặc thù
3.4. Rủi ro pháp lý, hợp đồng
Rủi ro hợp đồng có thể tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với nhiều cấp độ khác nhau. Tác động dễnhận biết nhất là làm thay đổi, đảo lộn kếhoạch sản xuất, kinh doanh của công ty. Những tác động lớn hơn có thể làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cấu trúc thị trường của công ty. Trong những trường hợp nghiêm trọng, rủi ro này có thểdẫn đến các cấp tòa án hoặc các cơ quan trọng tài đểgiải quyết.
Theo trung tâm Trọng tài quốc tếViệt Nam (VIAC), tínhđến nay(11/2018), VIAC đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.500 vụ kiện, trong đó hơn 50% vụ liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa (trong đó có hơn 50% hợp đồng xuất nhập khẩu). Điều đó cho thấy, nhiều công ty Việt Nam khi làm ăn với nước ngoài đã chưa thẩm tra năng lực của đối tác hoặc thiếu kinh nghiệm xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến nhiều vụkiện, tranh chấp xảy ra...[6]
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, rủi ro có khả năngxuất hiệnởtất cả các khâu. Cụthểlà:
- Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng
Trong khâu soạn thảo hợp đồng, có thể xuất hiện rất nhiều rủi ro, do hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho công ty.
Hơn nữa, trước khi ký kết, nếu các công ty không kiểm tra lại các điều khoản ghi trong hợp đồng thì sau khi hợp đồng đã được ký, việc sửa chữa lại những điều khoản bất lợi cho mình là rất khó khăn, và phải cần có sự đồng ý của tất cảcác bên tham gia.
- Rủi ro trong thanh toán
Có rất nhiều kiểu thanh toán như thanh toán đặt cọc trước khi nhận hàng, thanh toán nhờ thu, thư tín dụng chứng từ, thanh toán trảsau khi nhận hàng hoặc khi có các biên
bản nghiệm thu, bảo lãnh bảo hành…. Mỗi hình thức thanh toán lại có những đặc trưng riêng, và do đó, mức độvà hình thức của rủi ro cũng khác nhau. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức thanh toán L/C.
LC là một bức thư do ngân hàng đại diện của người nhập khẩu (bên mua) lập ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (bên mua) cam kết sẽ trả một sốtiền nhất định cho người xuất khẩu (bên bán) tại một thời điểm cụthể, nếu người xuất khẩu (người bán) xuất trình bộchứng từthanh toán phù hợp với các điều khoản được nêu trong thư tín dụng.[7]
Với việc áp dụng phương thức này, công ty cổ phần Thông Quảng Phú sẽ có những lợi ích như sau:
+ Ngân hàng sẽthực hiện thanh toán đúng như quyđịnh trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trảtiền hay không.
+ Chậm trễtrong việc chuyển chứng từ được hạn chếtối đa.
+ Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trảchậm).
+ Khách hàng có thể đềnghịchiết khấu L/C để có trước tiền sửdụng cho việc chuẩn bịthực hiện hợp đồng
Tuy nhiên, việc áp dụng thanh toán bằng L/C cũng đem lại những rủi ro nhất
định: Nếu không hiểu rõ về phương thức thanh toán này hoặc do lí do nào đó mà không xuất trình được bộchứng từphù hợp với quy định của tín dụng thư hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của tín dụng thư thì khi đó ngân hàng sẽtừchối thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
- Rủi ro trong khâu làm thủ tục xuất nhập khẩu (xin giấy phép, làm thủ tục hải quan…)
Công ty sẽgặp rủi ro nếu việc xin giấy phép kéo dài quá lâu hoặc thủtục hải quan bị ách tắc, gián đoạn, dẫn đến việc chậm thời hạn cung cấp hàng cho người mua hoặc mất tính thời vụcủa hàng hoá.
Đối với việc thuê tàu, công ty sẽgặp rủi ro đắm, chìm tàu, hàng rơi xuống biển, đi chệch hướng… nếu thuê tàu già, không đủ khả năng đi biển, hãng vận chuyển không có uy tín, thuỷthủ đoàn không có năng lực, hoặc cước phí thấp dẫn đến việc xếp hàng trên tàu không an toàn. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển hàng hoá và thường xuyên là nguyên nhân gây ra rủi ro.
Đối với việc giao nhận, công ty có thể gặp rủi ro nếu trọng tải tàu quá lớn so với mớn nước cho phép tại cảng dỡhàng hoặc nhận hàng, do đó, sẽphải kéo dài thời gian vận chuyển bằng các tàu, xà lan nhỏ, và như vậy, chi phí cũng tăng lên tương ứng. Mặt khác, nếu công ty không chủ động nắm vững thông tin vềviệc giao hàng và kịp thời có chứng từ đểnhận hàng, công ty sẽphải chịu chi phí lưu kho, bãi và chậm tiến độnhận hàng.
-Rủi ro trong khâu lập chứng từ
Đây là một rủi ro rất dễxảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty, đặc biệt là công ty khi xuất khẩu ký kết hợp đồng với điều kiện thanh toán dựa trên chứng từxuất trình phù hợp với thư tín dụng. Trong quá trình lập chứng từ, có thể sẽ có những sai sót chứng từthực sựgâyảnh hưởng đến việc giao nhận chứng từ, nhưng có khi chỉ là những sai sót về mặt câu chữ hoặc thời hạn của chứng từ,nhưng tất cả đều thểhiện trên bềmặt là không phù hợp với thư tín dụng, và như vậy, công tyđều rất dễbị từchối thanh toán. Thậm chí, khi giá cảtrên thị trường thếgiới biến động bất lợi, người mua sẽvin vào bộchứng từsai biệt đểtừchối cảlô hàng.
-Rủi ro trong khâu kiểm tra, giám định hàng hoá
Công ty sẽ gặp rủi ro nếu đối tác câu kết với cơ quan giám định hàng hoá, cung cấp kết quả giám định sai khác so với thực tế. Ngoài ra, đối với công ty nhập khẩu, nếu chấp nhận kết quả giám định tại cảng đi có giá trịquyết định cuối cùng thì rủi ro sẽxảy ra khi hàng hoá tại cảng đến có trọng lượng, chất lượng hao hụt, sai biệt với kết quả giám định nhưngcông ty không thểkiện đối tác. Tương tựvới công ty xuất khẩu khi chấp nhận kết quả giám định tại cảng đến có giá trị quyết định cuối cùng. Phần tổng quan các nghiên cứu liên quan sửa lại thành phần cơ sởthực tiễn
=> Tóm lại,Mặc dù có nhiều rủi ro có thểxảy ra trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng, tuy nghiên đội ngũ nhân lựcởphòng xuất khẩu có trìnhđộcao cũng như kinh nghiệp lâu năm, có mối quan hệrộng và hiểu biết. Ngoài ra, các bạn hàng của công ty cổphần Thông Quảng Phú có rất nhiều công ty đã từng hợp tác với công ty cổphần thông Quảng Ninh, công ty xuất khẩu thông số1 Việt Nam, điều này làm giảm thiểu rủi ro hợp đồng.
- Mức độrủi ro: 3
- Tần suất xảy ra rủi ro: D