Hệ thống hóa các phƣơng pháp dạy học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề cho môn thực hành hóa đại cương tại đại học công nghệ tp hồ chí minh (Trang 30)

Quá trình học tập của con ngƣời có 5 kiểu tổng quát sau [5, tr. 116]

- Học bằng bắt chƣớc, sao chép, không có hoặc ít có tính chủ định. - Học bằng hành động (bằng việc làm) hoặc thực hành có chủ định. - Học bằng trải nghiệm các quan hệ và tình huống.

- Học bằng suy nghĩ lý trí.

- Học bằng các phƣơng thức hỗn hợp.

Có 5 kiểu PPDH đƣợc phân biệt với nhau về nguyên tắc lý luận [5]:

a. Nhóm PPDH thông báo – thu nhận: Dựa vào tri giác, ghi nhớ, sao chép lại các mẫu thông tin đã cho từ trƣớc

b. Nhóm PPDH làm mẫu – tái tạo: dựa vào luyện tập, thích ứng và hoàn

thiện dần các mẫu kỹ năng, kỹ xảo hành động, các mẫu hành vi đã đƣợc đặt ra từ trƣớc.

c. Nhóm PPDH khuyến khích – tham gia: dựa vào sự nỗ lực chung và kết quả chung của quá trình trao đổi, chia sẻ, đồng cảm, đánh giá, quyết định của nhiều ngƣời, bắt đầu từ cố gắng của từng ngƣời, trải qua sự hợp tác mà tiến đến thành công chung và thành công của từng ngƣời.

d. Nhóm PPDH kiến tạo – tìm tòi: dựa vào các hành động có tính chất thực

nghiệm, tƣơng tác với các đối tƣợng mà tìm hiểu, phát hiện, thu nhận, xử lý các sự kiện và lĩnh hội kỹ năng, tức là học ngay trong quá trình làm việc, vừa hành động vừa học đƣợc một cái gì đó, vừa học vừa thử nghiệm ngay trong hành động.

e. Nhóm PPDH tình huống – nghiên cứu: dựa vào nỗ lực hoạt động trí tuệ cá nhân, vào quá trình suy nghĩ của ngƣời học trong các tình huốn dạy học đƣợc GV hoặc tự HS tổ chức, thƣờng đòi hỏi tính độc lập hoạt động trí tuệ tƣơng đối cao của ngƣời học.

Đây là 5 nhóm PPDH, từ đây mỗi nhóm có những PPDH, KTDH khác nhau, từ mỗi mô hình lại sản sinh nhiều hình thức cụ thể trong hoạt động thực tiễn. Các mô hình và KTDH cho các nhóm PPDH đƣợc hệ thống thành sơ đồ dƣới đây:

1.4.4. Căn cứ lý luận và thực tiễn lựa chọn phƣơng pháp dạy học

- Chọn PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học:Mỗi mô hình lý luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn

chếnhất định. Nhƣng khi xem xét việc thực hiện một mục tiêu dạy học nhất định thì có một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung quy định thì PPDH thuyết trình có vị trí quan trọng. Nhƣng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi.

- Lựa chọn các PPDH tƣơng thích với nội dung học tập:

Giữa nội dung và PPDH có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trƣờng họp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kỹ thuật dạy học, PPDH cần tƣơng thích với nội dung dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết vói những hoạt động nhất định.

- Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm sƣ phạm của giáo viên.

Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH Đối với việc trình bày thông tin cần ƣu tiên lựa chọn các phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phƣơng tiện càng tốt.

Đối vớicác hoạt động chế biến thông tin cần tổ chức các hoạtđộng tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt.

Chú ý thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học tránh nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh.

- Ƣu tiên lựa chọn các PPDH mà học sinh, giáo viên đã thành thạo:

Với các PPDH có ƣu điểm tƣơng đƣơng, cần ƣu tiên lựa chọn PPDH mà giáo viên và học sinh đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không vì tiêu chí này mà lựa chọn một PPDH quen thuộc nhƣng không hiệu quả. Hiện nay, rất cần thiết phải cho giáo viên và học sinh trở nên quen thuộc với các kỹ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

- Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học:

Ở đây đề cập đến PPDH diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học (TBDH). Đƣơng nhiên là cần phải lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng, của phòng thí nghiêm, của tình trạng đang có. Trong khuôn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ƣu tiên khả năng tốt nhất.

Các TBDH hiện đại không luôn đồng nghĩa với các TBDH đắt tiền. Tính hiện đại của TBDH thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện rõ tƣ tƣởng sƣ phạm hiện đại.

Tóm lại, trên đây là những cơ sở quan trọng, là căn cứ xuất phát khi tiến hành lựa chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn phƣơng pháp và hĩnh thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:

- Học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao tìm tòi khám phá.

- Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, theo phƣơng pháp khoa học.

- Học trong tƣơng tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC 1.5.1. Định hƣớng đổi mới PPDH

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI vào đầu năm 2011 trong báo cáo chính trị và cƣơng lĩnh đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và để thực

hiện đƣợc vấn đề này một trong các đột phá chiến lƣợc Đảng ta đã vạch ra là ”Phát

triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ… , phát triển kinh tế tri thức.” Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao; đổi mới căn bản và toàn

diện nền giáo dục quốc dân; phát triển kinh tế tri thức có nghĩa là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phải thay đổi theo hƣớng hiện đại, tiếp cận đƣợc trƣớc mắt là các nƣớc phát triển trong khu vực về cơ sở vật chất, trang thiết bị; đổi mới về các thành

tố liên quan đến quá trình dạy học trong nhà trƣờng; thay đổi trong tƣ duy quản lý giáo dục đồng thời cả trong phƣơng cách dạy và học.

Muốn có nền kinh tế trí trức phải có nguồn nhân lực chất lƣợng cao, nguồn nhân lực này ngoài kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp còn cần phải có các kỹ năng mềm, các kỹ năng xã hội các năng lực linh hoạt, sáng tạo trong thực tiễn công việc; có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là công nghệ thông tin và sinh học thay đổi hàng ngày hàng giờ. Giáo dục đào tạo trong nhà trƣờng với nhiệm vụ đặc biệt của mình phải nhận thức sâu sắc để làm sao thay đổi đƣợc cơ bản và toàn diện.

Quá trình tiếp cận, tổ chức và triển khai các quan điểm lý luận dạy học hiện đại cũng đã đƣợc thực hiện ở nƣớc ta từ những năm cuối thập niên 90. Các quan điểm DH hiện đại nhƣ GD lấy HS làm trung tâm, dạy học tích cực hóa học sinh, Đào tạo theo năng lực thực hiện, dạy học định hƣớng hoạt động… và gần đây nhất đào tạo theo quan điểm CDIO đã dần đƣợc hiện thực hóa, triển khai thực nghiệm và phổ biến rộng trong hầu hết tất cả các trƣờng đại học, các cơ sở đào tạo nghề. Cụ thề hóa bằng các hình thức tổ chức dạy học, các phƣơng pháp dạy học và các kỹ thuật dạy học hiện đại hơn trang bị cho ngƣời học ngoài kiến thức, kỹ năng và thái độ mà còn trang bị cho họ phƣơng pháp tự học, tính độc lập và chủ động trong công việc.

Từ những chủ trƣơng chung về cải cách giáo dục nói chung và đổi mới phƣơng pháp nói riêng việc đƣa các xu hƣớng, phƣơng pháp hiện đại là một nội dụng trọng tâm của chính sách giáo dục và quan điểm chỉ đạo giáo dục Việt Nam. Những quan điểm chỉ đạo này đƣợc đặt ra cho toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo, xuất phát từ những yêu cầu của xã hội, nhằm làm cho giáo dục đáp ứng ngày càng cao của xã hội trong việc đào tạo con ngƣời.

Nhiều ngƣời cho rằng đổi mới PPDH là áp dụng các PPDH mới thay cho các PPDH cũ (các PPDH truyền thống). Cách hiểu này là không thật sự chính xác về đổi mới PPDH. Quan điểm khoa học về đổi mới PPDH phải xuất phát từ những cơ sở sau đây[15]

-Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ quan điểm dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm. Điều cần chú ý là dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm phải đƣợc thể hiện trong tất cả các thành phần của quá trình dạy học, từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức và đánh giá.

-Đổi mới PPDH phải tuân thủ các nguyên tắc tích cực hóa các hoạt động học tập của HS. Đây thực chất là quá trình tổ chức, hƣớng dẫn HS tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết các vấn đề trên cơ sở tự giác và đƣợc tự do, đƣợc tạo khả năng và điều kiện để họ có thể chủ động trong hoạt động học tập của họ.

-Đổi mới PPDH là sự kết hợp hài hòa các PPDH khác nhau, phù hợp với từng tình huống dạy học để đạt đƣợc mục tiêu và hiệu quả của bài học. Mỗi PPDH dù là truyền thống hay hiện đại đều có những ƣu điểm, hạn chế riêng và có phạm vi ứng dụng ƣu tiên; không một PPDH nào là hoàn hảo, là vạn năng cho mọi đối tƣợng, mọi loại nội dung và mọi tình huống dạy học. Do vậy, việc sử dụng thành thạo, vận dụng linh hoạt các PPDH kể cả truyền thống lẫn hiện đại một cách đúng lúc, đúng chỗ trong các tình huống dạy học khác nhau, phù hợp với năng lực sở trƣờng của mình mới là điều quan trọng bậc nhất trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả bài dạy.

-Đổi mới PPDH liên quan mật thiết với việc sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện và thiết bị dạy học. Nhiều ngƣời cho rằng việc đổi mới PPDH nhất thiết phải có trang thiết bị hiện đại. Điều này không hoàn toàn chính xác. Việc sử dụng đúng phƣơng pháp, biết khai thác triệt để ƣu điểm của các phƣơng tiện dạy học đơn giản nhƣ bảng phấn, phim trong, bảng treo tƣờng,…sẽ bổ trợ rất nhiều cho việc áp dụng các PPDH mới. Tuy nhiên, việc sử dụng thích hợp các thiết bị nghe nhìn hiện đại nhƣ truyền hình, máy chiếu, máy vi tính với các phần mềm mô phỏng…sẽ tăng tính hiệu quả trong dạy học khi áp dụng các PPDH mới.

Vậy, then chốt của việc đổi mới PPDH là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo phải hƣớng đến việc tăng cƣờng các PP sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá dạy học. Tích cực hoạt động nhận thức của HS là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của ngƣời thầy trong quá trình

dạy học theo phƣơng pháp đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Cần đặt ra cho các ngƣời học nhiệm vụ tìm tòi những mâu thuẫn, những hiện tƣợng, vấn đề, mối liên hệ mới cần phát hiện. Trên cơ sở đó tăng cƣờng hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, tƣởng tƣợng và sáng tạo cho ngƣời học trong quá trình dạy học.

1.5.2. Dạy học tích cực hóa

Phƣơng pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, đƣợc dùng ở nhiều nƣớc để chỉ những phƣơng pháp giáo dục, dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học.

"Tích cực" trong PPDH - tích cực đƣợc dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với

tiêu cực. PPDH tích cực hƣớng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của ngƣời học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của ngƣời dạy, tuy nhiên để dạy học theo phƣơng pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phƣơng pháp thụ động.

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhƣng ngƣợc lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hƣởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trƣờng hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhƣng giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc, hoặc có trƣờng hợp giáo viên hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhƣng không thành công vì học sinh chƣa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phƣơng pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phƣơng pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Nhƣ vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".

Trên thực tế, trong qúa trình DH ngƣời học vừa là đối tƣợng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dƣới sự chỉ đạo của thầy, ngƣời học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ

năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình đƣợc. Vì vậy, nếu ngƣời học không tự giác chủ động, không chịu học, không có PP học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.

Trong DH tích cực, ngƣời học - đối tƣợng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - đƣợc cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chƣa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã đƣợc giáo viên sắp đặt. Đƣợc đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, ngƣời học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm đƣợc kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm đƣợc phƣơng pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, đƣợc bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Hình 1.2. Sơ đồ dạy học tích cực hóa học sinh

GV không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hƣớng dẫn hành động. Chƣơng trình DH phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chƣơng trình hành động của cộng đồng. PP tích cực xem việc rèn luyện phƣơng pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển nhƣ vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lƣợng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan

DH TÍCH CỰC Tổ chức hoạt động HT PP học, tự học HT cá thể và hợp tác Đánh giá và tự đánh giá

tâm dạy cho học sinh phƣơng pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải đƣợc chú trọng.

Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho ngƣời học có đƣợc phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc nhân lên gấp

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề cho môn thực hành hóa đại cương tại đại học công nghệ tp hồ chí minh (Trang 30)