Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của cổ phần đầu tư thương mại du lịch thân thiện việt nam (Trang 27 - 30)

a. Khái niệm

Định rõ nhu cầu ĐT - PT

Xác định các mục tiêu cụ thể

Lựa chọn các phương tiện thích hợp

Đánh giá chương trình ĐT-PT Thực hiện chương trình ĐT-PT Lựa chọn các phương pháp thích hợp

Tiến hành đào tạo Phương pháp đào tạo kỹ thuật đào tạo Nội dung đào tạo Phân tích nhu cầu

Nhu cầu cấp tổ chức Nhu cầu cấp nhiệm vụ Nhu cầu cấp cá nhân

Đánh giá kết quả đào tạo

Đào tạo và bồi dưỡng là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho người lao động trong việc đóng góp vào các hoạt động của tổ chức. Nâng cao hoạt động thực hiện công việc và cải thiện kỹ năng của nhân lực thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là rất cần thiết. Tuy nhiên trước khi đào tạo và bồi dưỡng được tiến hành cần làm sáng tỏ những vấn đề sau: Đào tạo và bồi dưỡng có phải là một giải pháp không? Các mục tiêu đặt ra cho công tác đào tạo và bồi dưỡng có rõ ràng và thực tế không? Đào tạo và bồi dưỡng có phải là một phương án đầu tư tốt không? Thế nào là đào tạo có hiệu quả?

b. Quá trình đào tạo

Quá trình đào tạo bồi dưỡng: Được minh hoạ bằng sơ đồ sau

Sơ đồ 1.3: Quá trình đào tạo bồi dưỡng

Quá trình đào tạo và bồi dưỡng gồm ba giai đoạn.

Giai đoạn 1: Phân tích nhu cầu:

Mục đích của giai đoan này là xác định nhu cầu đào tạo về các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần thiết và cung cấp thông tin để thiết kế chương trình đào tạo

nhu cầu tổng thể của tổ chức và mức độ hỗ trợ của công tác đào tạo

+ Phân tích nhu cầu cấp nhiệm vụ: là đi phân tích công việc thực hiện, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể của công việc trong tổ chức và xác định công việc nào cần phải đào tạo bồi dưỡng.

+ Phân tích nhu cầu cá nhân: Phân tích ở cấp này nhằm xác định cá nhân nào cần được bồi dưỡng thông qua mức độ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của công việc. Đào tạo cá nhân không chỉ đào tạo về kiến thức, kỹ năng mà còn phải đào tạo cả về đạo đức, thái độ làm việc và hợp tác với người khác.

Sau khi phân tích nhu cầu, nhà quản lý cần đưa ra mục tiêu cho chương trình đào tạo. Mục tiêu đưa ra phải chính xác, có thể đạt được và là tiêu chuẩn để đánh giá tính hiệu quả của quá trình đào tạo

Giai đoạn 2: Tiến hành đào tạo

Khi tiến hành đào tạo cần xem xét những nội dung cơ bản sau:  Phương pháp đào tạo

-Đào tạo gắn với thực hành công việc(đào tạo tại chỗ) là cách đào tạo mà những người học thực hiện công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của những nhân lực có kinh nghiệm, những người quản lý hoặc giảng viên.

- Đào tạo không gắn với thực hành công việc: Là đào tạo theo các hình thức khoá học, đào tạo mô phỏng….

 Kỹ thuật đào tạo

Những kỹ thuật này chỉ sử dụng với đào tạo không gắn với thực hành công việc thực tế bao gồm dùng máy chiếu và băng từ đĩa hình; dùng mô hình, thiết bị, tình huống mô phỏng…

 Nội dung đào tạo

- Đào tạo kỹ năng thực hiện công việc nhằm bổ xung những kỹ năng còn thiếu hụt của nhân viên dưới dạng đào tạo lại hoặc đào tạo mới

- Đào tạo nhiều chức năng: Nội dung đào tạo liên quan đến việc trang bị cho nhân lực khả năng thực hiện linh hoạt nhiều công việc trong tổ chức.

- Đào tạo hoạt động theo nhóm: Nội dung đào tạo tập trung vào hướng dẫn cho học viên làm thế nào để làm việc theo nhóm có hiệu quả nhất

- Đào tạo tính sáng tạo: Nội dung này giúp nhân lực có cơ hội để suy nghĩ tự do, để giải quyết vấn đề theo phương pháp mới mà không lo ngại sự đánh giá của các nhà quản lý hay đồng nghiệp

Giai đoạn 3: Đánh giá quá trình đào tạo

Giai đoạn này tập trung vào đánh giá hiệu quả của một chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn đề ra.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của cổ phần đầu tư thương mại du lịch thân thiện việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)