Khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của cổ phần đầu tư thương mại du lịch thân thiện việt nam (Trang 31 - 33)

- Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động.

- Đánh giá thực hiện công việc giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn như đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến, kỷ luật….

- Đánh giá thực hiện công việc còn giúp cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cao cấp có thể đánh giá được thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng, thăng tiến, đào tạo và các hoạt động khác, kiểm điểm được mức độ đúng đắn và hiệu quả của các hoạt động đó, từ đó có các phương hướng điều chỉnh phù hợp. Việc đánh giá một cách khoa học và đúng đắn cũng có tác dụng tích cực đến phong cách và thái độ làm việc của người lao động cũng như bầu không khí văn hoá trong tổ chức.

1.2.6.2.Quá trình đánh giá thực hiện công việc

Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc

Xem xét công việc được thực hiện

Đánh giá hoàn thành công việc

Thảo luận việc đánh giá với nhân viên Phân tích công việc

Sơ đồ 1.5. Quá trình đánh giá thực hiện công việc

1.2.6.3.Nội dung và các phương pháp đánh giá thực hiện công việc

 Nội dung đánh giá thực hiện công việc

Việc đánh giá thành tích trải qua các giai đoạn sau: -Xác định mục đích và mục tiêu cần đánh giá. -Đưa ra cá tiêu chuẩn để đánh giá.

-Đánh giá nhân viên thông qua việc so sánh các thông tin thu thập được về các tiêu chuẩn đã được đề ra.

-Đánh giá mức độ hoàn thiện công việc.

 Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc

-Phương pháp so sánh từng cặp: các nhân viên được so sánh với nhau từng đôi một về:

Khối lượng công việc hoàn thành, thái độ nghiêm túc trong công việc, về chất lượng công việc…

-Phương pháp cho điểm: đánh giá nhân viên theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, mỗi một tiêu chuẩn chia thành năm mức độ: yếu, trung bình, khá, tốt, xuất sắc, tương ứng với số điểm từ một đến năm. Phương pháp này rất phổ biến vì nó đơn giản và thuận tiện. - Phương pháp xếp hạng luân phiên: đưa ra một số khía cạnh chính, liệt kê danh sách những người cần được đánh giá sau đó lần lượt những người giỏi nhất đến những người kém nhất theo từng khía cạnh đó. Phương pháp này đơn giản, nhưng có vẻ áng chừng, không được chính xác và mang nặng cảm tính.

Các yếu tố để lựa chọn đánh giá gồm hai loại: đặc tính liên quan đến công việc và đặc tính liên quan đến cá nhân đương sự.

Các yếu tố liên quan đến công việc bao gồm: khối lượng và chất lượng công việc. Các yếu tố liên quan đến cá nhân đương sự bao gồm: sự tin cậy, sáng kiến, sự thích nghi, sự phối hợp.

Mỗi nhân viên sẽ được cho một số điểm phù hợp với mức độ hoàn thành công việc, sau đó sẽ được tổng hợp đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của mỗi người.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của cổ phần đầu tư thương mại du lịch thân thiện việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)