Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã thành sơn, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 26)

- Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

- Tìm hiểu thực trạng BĐKH, những biểu hiện của thời tiết cực đoan và tác động của chúng đến sản xuất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu.

- Tìm hiểu việc sử dụng các KTBĐ của bà con sản xuất nông nghiệp để ứng phó với BĐKH thuộc xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

- Nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn trong áp dụng KTBĐ trong thích ứng BĐKH và đề xuất giải pháp phát triển KTBĐ.

- Đưa ra một số định hướng, giải pháp để ứng phó với BĐKH trên địa bàn xã.

3.1.4. Thu thập số liệu thứ cấp

Là số liệu, tài liệu thu thập được trên sách báo, báo cáo có liên quan đến các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. Tham khảo các luận văn thạc sĩ, các khóa tốt nghiệp, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Thành Sơn.

Số liệu thứ cấp được thu thập cho nghiên cứu gồm các thông tin liên quan đến BĐKH đã công bố từ cấp tỉnh, huyện, xã, trên các trang báo, tạp chí, trên mạng internet, sách và các báo cáo kết quả của các chương trình, dự án đã thực hiện tại vùng nghiên cứu, báo cáo tổng kết của HTXNN, UBND xã, Phòng NN&PTNT huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa ... Số liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo thống kê và báo cáo nghiên cứu đã được công bố.

Bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa của Trung tâm Khí tượng thủy văn xã Thành Sơn, huyện Bá Thước từ 2010-2018. Các số liệu về BĐKH và tác động của nó trên lĩnh vực sản xuất tại xã nghiên cứu thuộc huyện Bá Thước.

3.3.5. Thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất nông nghiệp thông qua bảng hỏi và quan sát thực địa.

- Phỏng vấn sâu những hộ nông dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trong vùng bị tác động của BĐKH và sử dụng các KTBĐ để ứng phó với BĐKH, có hoạt động thích ứng bằng bảng hỏi đã chuẩn bị trước, được thực hiện sau khi có những thông tin thứ cấp thông qua các báo cáo và thông tin sơ cấp qua thảo luận nhóm.

Những thông tin chính trong cuộc phỏng vấn sâu người am hiểu là để khẳng định lại và khai thác sâu các hiện tượng BĐKH và sử dụng các KTBĐ để ứng phó với BĐKH. Tại điểm nghiên cứu, mức tác động cụ thể của BĐKH; các hoạt động thích ứng, kinh nghiệm sản xuất, KTBĐ, dự đoán BĐKH tại vùng nghiên cứu.

- Phỏng vấn hộ gia đình: Sau khi thu thập và phân loại thông tin dữ liệu, bảng câu hỏi bán cấu trúc được xây dựng và tiến hành thực hiện phỏng vấn các hộ đã chọn tại xã nghiên cứu.

- Giống cây trồng/vật nuôi bản địa?

- Các kinh nghiệm của người dân đang áp dụng trong canh tác cây trồng vật nuôi.

3.4. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đây là xã bị ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH và nông dân sản xuất nông nghiệp đã sử dụng nhiều hoạt động để thích ứng với BĐKH..

3.5. Chọn mẫu nghiên cứu

Tiêu chí chọn hộ: Là các hộ dân tộc thiểu số thuộc dân tộc Thái đang sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước bị ảnh hưởng bởi BĐKH và thời tiết cực đoan.

Phương pháp chọn hộ điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập danh sách những hộ làm nông nghiệp tại Thành Sơn thuộc huyện Bá Thước bị tác động của BĐKH và các hộ sản xuất nông nghiệp có sử dụng các KTBĐ để ứng phó với BĐKH. Chọn ngẫu nhiên 40 hộ để phỏng vấn thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các nhóm hộ được lựa chọn bao gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo có sản xuất nông nghiệp. Tại xã Thành Sơn chọn 5 làng là Làng Báng, Kho Mường, Đông Điểng, Nông Công và Phả Khà. Mỗi xóm chọn ngẫu nhiên 8 hộ để phỏng vấn.

Phương pháp chọn hộ phỏng vấn sâu: theo phương pháp Snowball- sampling (từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi, lựa chọn những hộ đặc trưng nhất trong sử dụng kiến thức bản địa trong thích ứng BĐKH, tiếp tục phỏng vấn đếnkhi mẫu phỏng vấn mới không bổ sung thêm thông tin cần thiết).

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lí

Thành Sơn là xã vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Tây Bắc của huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

+ Phía Tây giáp xã Phú Xuân và xã Thanh Xuân của huyện Quan Hóa. + Phía Đông giáp xã LũngCao và Lũng Niêm của huyện Bá Thước. + Phía Nam giáp với xã Thành Lâm của huyện Bá Thước và xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.

+ Phía Bắc giáp với xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa. ● Địa hình

Xã Thành sơn có diện tích đồi núi trên 70% tổng diện tích tự nhiên của xã, phần còn lại là đất bằng và các gò đồi thấp nằm tập chung giữa các giải núi cao độ dốc lớn từ 30-50%.

Từ những đặc điểm trên diện tích đồi núi nhiều thuận lợi cho việc phát triển cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, diện tích rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, trồng rau màu.

Khí hậu

Đối với xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa mang đặc tính khí hậu miền núi phía Bắc. Khí hậu hàng năm được chia thành hai mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô.

-Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 -170C, nhiệt độ trung bình thấp nhất dưới 50C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng 7: 29 -29,5 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất tuyệt đối không quá 410C

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 C. -Lượng mưa:

+ lượng mưa trung bình ở địa bàn xã là 1.000-1.800mm. Riêng vụ chiêm xuân mưa 80 % lượng mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 là có lượng mưa lớn nhất khoảng 400mm, các tháng còn lại có lượng mưa ít.

+ Vào mùa mưa thường xảy ra mưa thời gian vài giờ cho đến 4,5 ngày, dẫn đến xảy ra lũ lụt.

-Gió:

+Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và gió tây nam vào mùa hè xảy ra một số đợt gió Tây Nam thổi từ nước Lào qua. Không khí khô và nóng thời gian từ 5 -10 ngày, vào mùa mưa thường xảy ra mưa to kèm theo dông bão, lốc xoáy rất mạnh.

Sông ngòi

Xã Thành Sơn có nhiều suối bắt nguồn từ những sườn núi cao của xã, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới cho đồng ruộng, đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như, làm thuỷ điện mini, xuôi mảng...

Tài nguyên thiên nhiên

Xã Thành sơn chủ yếu là đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất đai tự nhiên. Xã Thành Sơn nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nên có nhiều gỗ quý (đinh, lim, nghiến, táu…) cùng nhiều cây dược liệu (sâm 7 lá, giảo cổ lam...) và nhiều loại chim muông, thú rừng như nai, khỉ, lợn rừng, gấu.…Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con suối đã tạo cho xã những bồn địa, những thung lũng lòng máng, đất đai khá màu mỡ thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía, luồng....) và cây ăn quả (cam, quýt, chuối)….

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về kinh tế

Theo kết quả cuộc tổng điều tra thực hiện 2018 trên địa bàn xã Thành Sơn là có 185 hộ nghèo chiếm 33,33% và 139 hộ cận nghèo chiếm 25,045%. Đời sống nhân dân còn khó khăn, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 8-11 triệu đồng/người/năm.

Các hoạt động kinh tế chủ yếu trên địa bàn xã là sản xuất nông, lâm nghiệp là phổ biến đặc biệt là sản xuất trên đất dốc.

Trồng trọt

Trong năm 2018 mặc dù gặp khó khăn hạn hán mưa kéo dài, sâu, bệnh hại cây trồng vật nuôi vẫn xảy ra, giá cả thị trường chênh lệch, hàng hóa tiêu dùng ngày tăng cao gây khó khăn cho nhân dân trong việc trồng, sản xuất, chăn nuôi tiêu thụ hiệu quả chưa cao, kết quả như sau:

Bảng 4.1. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp trung bình của xã Thành Sơn năm 2018

Stt Loại cây trồng Diện tích (ha) trung bình năng suất

(tạ/ha) sản lượng (tạ ) Ghi chú 1 Lúa ruộng 95 48 4.560 2 Ngô 125 32 4.000 3 Sắn 40 30 1.200 4 Lạc 3,5 18,5 64,75 5 Rau, đậu 18 64 1.152 6 Cây trồng khác 23 24 552 Tổng cộng 304,5 216,5 11.528,75

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội của xã Thành Sơn, 2018).

Trong năm 2018 mặc dù gặp khó khăn hạn hán mưa kéo dài, sâu, bệnh hại cây trồng vật nuôi vẫn xảy ra, giá cả thị trường chênh lệch, hàng hóa tiêu dùng ngày tăng cao gây khó khăn cho nhân dân trong việc trồng, sản xuất, chăn nuôi tiêu thụ hiệu quả chưa cao, kết quả như sau:

- Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 330 ha, đã trồng được 321,92 ha, đạt 97,56% kế hoạch năm cụ thể như sau:

+ Diện tích trồng lúa là 95 ha đạt 100% kế hoạch năm, năng suất bình quân đạt 48 tạ/ha, sản lượng đạt 456 tấn.

+ Diện tích trồng ngô 125 ha đạt 100% kế hoạch năm, năng suất bình quân đạt là 32 tạ/ha, sản lượng đạt 400 tấn.

+ Diện tích trồng sắn 40 ha trồng được 40 ha đạt 100% kế hoạch năm. + Diện tích trồng lạc 3,5ha bằng 32% kế hoạch năm.

+ Diện tích trồng rau, đậu các loại 18 ha bằng 100% kế hoạch năm. + Diện tích trồng cây hàng năm khác trồng được 23 ha.

Chăn nuôi

Tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển đàn gia súc, gia cầm của xã theo kế hoạch và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Bảng 4.2. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tại xã Thành Sơn năm 2018

ĐVT: Con

STT Loại gia súc, gia cầm Số lượng

1 Tổng đàn trâu 381

2 Tổng đàn bò 543

3 Tổng đàn lợn 460

4 Tổng đàn dê 185

5 Tổng đàn gia cầm 7.189

(Nguồn: UBND xãThành Sơn năm 2018 )

- Đàn gia súc gia cầm là:

+ Tổng đàn trâu: 381 giảm 56 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn bò: 543 giảm 95 con so với cùng kỳ.

+ Tổng đàn lợn: 460 con giảm 239 con so với cùng kỳ. + Tổng đàn dê 185: con tăng 34 con so với cùng kỳ.

+ Tổng đàn gia cầm: 7.189 con giảm 1.153 con so với cùng kỳ.

Lâm nghiệp

Thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020 của UBND huyện trong năm 2018 xã đã triển khai công tác bảo vệ và phát triển

rừng năm 2018 tuyên truyền, phát giác và tố giác người có hành vi phá rừng, khai thác, buôn bán, tàng trữ gỗ trái phép, ký cam kết giữa các hộ dân với xã.

Đã chăm sóc, bảo vệ toàn bộ diện tích các loại rừng trên địa bàn xã đạt kế hoạch. Trồng rừng tập trung được 6 ha, đạt 66,66 % so với kế hoạch năm. Trồng cây phân tán được 25.000 cây đạt 500% so với kế hoạch, giảm 1.900 cây so với cùng kỳ. Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả và một số loại cây lấy gỗ, lâm sản khác. Ban Chỉ đạo mục tiêu phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 xã phối hợp với Ban quản lý Bảo tồn thiên nhiên Pù luông thường xuyên tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Công tác kiểm tra, chăm sóc bảo vệ phát triển rừng và PCCCR được thực hiện thường xuyên liên tục, trong năm không có vi phạm lâm luật rừng xảy ra.

Về xãhội

- Hoạt động văn hoá -thể dục thể thao

- Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”: Vận động nhân dân trong xã tập luyện TDTT thường xuyên. UBND xã phối hợp với Hội LH Phụ nữ và Đoàn xã tổ chức giải Bóng đá Nữ chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 3. Tổ chức chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân với 340 người tham gia. Tổ chức đưa đoàn vận động viên của xã đi tham dự đại hội TDTT lần thứ VIII do huyện tổ chức, tham gia 5 môn thi đấu, tranh tài 11 nội dung. Kết quả đạt 4 giải: Giải nhất bắn nỏ nam, giải nhì đẩy gậy nữ hạng cân từ 56-60kg, giải 3 đẩy gậy nam hạng cân từ 66-70kg, giải 3 môn đẩy gậy nữ hạng cân từ 45-50 kg. Tổ chức thành công giải bóng đá thiếu niên lần thứ 3 năm 2018, do chương trình vùng Bá thước tài trợ.

- Tuyên truyền ngày thành lập đảng 3/2, an toàn thực phẩm trong dịp tết,

tuyển quân lên đường nhập ngũ, ngày Thầy thuốc việt nam 27/2. Công tác phát thanh 2 buổi/ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, chủ yếu là tuyên truyền nội dung của đài cấp trên. Sáu thánglên được 33 lượt băng rôn, 35 câu khẩu hiệu.

- An sinh xã hội

- Công tác chính sách người có công: Chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi cho người có công, không có khiếu nại tố cáo về chế độ của người

có công. Luôn tổ chức tốt công tác thăm hỏi, động viên tặng quà cho người có công với cách mạng trong dịp lễ tết nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Tổng số đối tượng người có công: 30 đối tượng, tổng số tiền chi trả: 312.748.000 đồng trong đó:

+ Trợ cấp thường xuyên: 271.482.000 đồng. + Trợ cấp 1 lần: 13.046.000 đồng.

+ Thù lao chi trả: 4.300.000 đồng. + Điều dưỡng: 13.320.000 đồng.

+ Quà tết của trung ương và tỉnh 53 xuất 10.600.000 đồng.

+ Quà huyện: 2 xuất cấp cho 2 đối tượng thuộc thương, bệnh binh. + Quà xã: 15 xuất cấp cho các đối tượng chính sách trong dịp tết nguyên đán mỗi xuất 100.000 đồng tổng là: 1.500.000 đồng.

+ Hoàn thành hỗ trợ làm nhà ở cho Người có công 4 hộ với số tiền: 120.000.000đ

Nhận và cấp gạo cho các hộ nghèo ăn tết với tổng số gạo là 4.410 kg cấp cho 294 khẩu nghèo.

- Về chính sách bảo trợ xã hội:

+ Tổng số đối tượng là 118 người, tăng 5, giảm 4 (Lý do: chết, chuyển nơi cư trú mới).

+ Hoàn thành hồ sơ thanh toán nhà Viettel cho 4 hộ nghèo hiện nay các hộ đã nhận tiền tổng số tiền: 200 triệu.

- Về công tác thẻ BHYT: Nhận và cấp phát thẻ BHYT năm 2018 với tổng số thẻ là 2.099 thẻ. Trong đó: DTTS là: 1.027 thẻ, Người nghèo: 776 thẻ, BTXH: 45 thẻ, Huân huy chương: 11 thẻ; Thân nhân liệt sỹ: 09 thẻ; NCC: 13 thẻ; cao tuổi: 7 thẻ; chất độc hóa học: 1 thẻ; trẻ em: 210 thẻ. Trong năm làm thủ tục tăng mới cho 45 đối tượng, sửa thông tin cấp lại thẻ do mất cho 26 đối tượng.

- Giáo dục đào tạo

- Vận động con em trong độ tuổi đến trường đến lớp, duy trì sĩ số học sinh được ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, thực hiện tốt biện pháp dạy tích cực, học tích cực ở mọi cấp học, giảm thiểu học sinh bỏ học.

- Tổng số học sinh: 450 em, trong đó Mầm non: 144 cháu, Tiểu học: 177 em, THCS: 129 em.

- Công tác khuyến học:Triển khai tết khuyến học năm 2018 có 1.124 người tham gia.

+ Hội khuyến học xã tặng cho học sinh 5 học sinh và 5 giáo viên tổng số tiền 720.000 đồng.

+ Hội cha mẹ học sinh quyên góp được 3 triệu đồng tặng thưởng cho học đạt thành tích trong năm học.

+ Vận động giáo viên trường Tiểu học và THCS dạy thêm cho 314 em học sinh không thu tiền.

+Được hội khuyến học huyện tặng giấy khen cho chi hội trường Tiểu học.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã thành sơn, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)