Giải pháp phát triển KTBĐ trong thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã thành sơn, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 52)

Coi KTBĐ như nguồn kiến thức quan trọng, có giá trị khoa học chứ không phải là những niềm tin, thực hành mang tính duy tâm, lạc hậu.

Coi KTBĐ có ý nghĩa, giá trị trong phạm vi một cộng đồng, khu vực địa lý cụ thể. Chính vì thế, cần tôn trọng sự đa dạng giữa các dân tộc, tránh áp đặt một mô hình cho các nhóm khác nhau.

Vận dụng KTBĐ cần đảm bảo tính khách quan, sự tham gia của nhiều nhóm xã hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu trước khi đưa vào ứng dụng xây dựng chính sách cần được trình bày trước cộng đồng để đảm bảo tính xác thực.

Vận dụng các KTBĐ của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH cũng đồng nghĩa với việc cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, sự ứng dụng các cơ chế vận hành của từng KTBĐ vào sản xuất.

Phổ biến KTBĐ trong ứng phó với BĐKH phải được tiến hành bởi chính người dân bởi họ hiểu rõ tri thức của dân tộc mình hơn ai hết.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Biến đổi khí hậu đã xảy ra ở địa bàn nghiên cứu và thể hiện rõ qua các thông số khí tượng như lượng mưa, phân bố lượng mưa và nhiệt độ không khí. Nhiệt độ và lượng mưa biến động đáng kể qua các năm. Tổng lượng mưa hàng năm có xu thế giảm nhưng không đáng kể, nhưng sự phân bố lượng mưa giữa các tháng trong năm thì biến động lớn. Mưa tập trung vào một thời gian ngắn, mưa rất to nên dễ gây ra lũ, lụt. Nhiệt độ các tháng mùa hè có xu thế tăng và mùa đông giảm xuống.

Theo quan điểm của của người dân thì hạn hán, rét đậm và thời tiết thất thường là những biểu hiện rõ của BĐKH ở địa phương. Hạn nặng hơn và ngày càng kéo dài hơn. Rét đậm hơn và cũng kéo dài hơn so với trước. Thời tiết mưa nắng thất thường, vào mùa hè nhiệt độ cao, oi bức và khó chịu hơn nhiều so với trước đây.

Những biến đổi của các hiện tượng thời tiết trên đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hạn nặng và kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vật nuôi và khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Sâu bệnh hại phát triển nhiều đặc biệt là bọ xít đen, đạo ôn, sâu cuốn lá,…. Rét đậm và rét kéo dài làm nhiều cây trồng và gia súc chết rất nhiều và ảnh hưởng lớn đến lịch nông vụ.

Những hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại cây trồng như ngô, lúa mất trắng do mưa và nắng thất thường. Mưa nắng thất thường cũng là điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Do tác động của BĐKH sản xuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng và hiệu quả kinh tế giảm dần. Do vậy, người dân phải thay đổi hoạt động sinh kế bằng cách đi làm thuê ở nơi khác hoặc tăng cương vào rừng kiếm măng và các sản phẩm từ rừng.

Ở địa bàn nghiên cứu người dân đã vận dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm thích ứng với BĐKH. Các hoạt động thích ứng gồm những hoạt động thích ứng tự chủ dựa trên kinh nghiệm và kiến thức bản địa của địa phương đồng thời cũng có những hoạt động thích ứng có kế hoạch - là những chính sách, chủ trương từ các ban ngành liên quan từ tỉnh Thanh Hóa đến huyện và xã. Tuy nhiên các chính sách, chủ trương hỗ trợ nông dân thích ứng với BĐKH chủ yếu là chuyển đổi cơ cấu cây trồng và theo dõi tình hình dịch hại. Lịch nông vụ tuy đã được xem xét, định hướng nhưng chưa thực sự phù hợp.

Tại xã Thành Sơn người dân đã vận dụng nhiều hoạt động khác nhau nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu KTBĐ, các hoạt động thích ứng gồm các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân tộc thiểu số địa phương trong việc dự đoán các hiện tượng thời tiết xấu để bố trí phòng chánh, những dự đoán đó đã phần nào góp phần giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

Người dân tộc thiểu số cũng có rất nhiều các kiến thức bản địa về kỹ thuật canh tác và các giống cây trồng bản địa có tiềm năng vận dụng để thích ứng với BĐKH.

5.2. Khuyến nghị

Khuyến nghị Cấp Trung Ương

1. Một số chính sách về BĐKH đã đề cập đến thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng nhưng còn chung chung và do đó chưa thể khuyến khích, hỗ trợ việc áp dụng tại địa phương. Vì vậy, trong các chương trình, chính sách cấp quốc gia, cần có những quan điểm nội dung cụ thể đề cập việc hỗ trợ các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng có sử dụng KTBĐ.

2. Các chính sách cũng cần khuyến khích việc sử dụng các giống, kỹ thuật bản địa song song với việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo sự phát triển bền vững và bảo tồn các nguồn gen, tri thức phục vụ cho nghiên cứu khoa học hiện đại.

3. Hiện cũng chưa có một cơ chế tài chính rõ ràng hỗ trợ phát triển sinh kế thích ứng BĐKH có sử dụng kiến thức bản địa Do vậy, các chính sách cấp Quốc gia cũng cần đề cập, phân bổ rõ nguồn lực tài chính có thể hỗ trợ các sáng kiến này. Một trong các giải pháp khả thi trước mắt chính là việc lồng ghép các ý tưởng, sáng kiến sử dụng kiến thức bản ðịa trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Trung ương. Các chính sách phát triển, giảm nghèo khác cũng nên được phối hợp để hỗ trợ việc triển khai, nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có sử dụng kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật. Cần có chính sách/ chương trình nghiên cứu về việc lưu giữ và sử dụng các KTBĐ trong cộng đồng và coi đó là một biện pháp thích ứng của người dân tộc thiểu số.

Cấp chính quyền địa phương

1. Cần nâng cao nhận thức về BĐKH và thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng sử dụng kiến thức bản địa, trước hết cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan.

2. Lồng ghép các ý tưởng, sáng kiến sử dụng kiến thức bản địa trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Địa phương. Các chính sách phát triển, giảm nghèo khác triển khai tại địa phương cũng nên được phối hợp để hỗ trợ việc triển khai, nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng BĐKH có sử dụng kiến thức bản địa và khoa học kỹ thuật.

3. Cần đầu tư cho các nghiên cứu khoa học có hệ thống về kiến thức bản địa, thích ứng, giảm thiểu BĐKH phù hợp với điều kiện địa phương. Khuyến khích lựa chọn sử dụng giống, cây con bản địa cho năng suất ổn định và nhu cầu thị trường cao, ổn định, phù hợp với điều kiện đất đai, trình độ canh tác của người dân, thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Khuyến khích việc sử dụng các giống, kỹ thuật bản địa song song với việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo sự phát triển bền vững của cộng đồng và bảo tồn các nguồn gen, kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu khoa học hiện đại. Cần nghiên cứu và xây dựng thêm các mô hình có sử dụng

KTBĐ, nhân rộng các mô hình có hiệu quả để làm bằng chứng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của KTBĐ trong cộng đồng.

5. Có các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ vốn phát triển sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu có sử dụng kiến thức bản địa (đặc biệt là các nguồn vốn của Ngân hàng chính sách hay từ chương trình giảm nghèo chương trình 135 và các chương trình khác)

6. Tư liệu hóa, đầu tư phát triển, hỗ trợ nhân rộng các sáng kiến có khả thi về thích ứng và giảm thiểu tác động BĐKH củangười dân.

Với cộng đồng

1. Cần duy trì và phát huy KTBĐ trong cộng đồng, nhất là các KTBĐ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thích ứng với BĐKH như các giống cây, con bản địa, các phương thức canh tác truyền thống hay các kinh nghiệm dự báothời tiết, mùa vụ ..v.v.

2. Khuyến khích thành lập các tổ nhóm để chia sẻ, giúp đỡ nhau trong sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu có sử dụng kiến thức bản địa, và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng trong các hoạt động thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo thống kê ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn xã Thành Sơn. năm 2018

2. Báo cáo công tác phòng chống và ứng phó biến đổi khí hậu của xã Thành Sơn. năm 2016-2018

3. Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã Thành Sơn từ năm 2016-2018 4. Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, các kế hoạch phòng chống biến đổi

khí hậu, năm 2017-2018

4. Các báo cáo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, báo cáo công tác ứng cứu khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, năm 2018.

5. Nguyễn Văn Thắng, Đào Thị Thúy và các cộng tác viên, Những hiện tượng khí hậu cực đoan trong năm 2007, 2008. Tạp chí khí tượng thủy văn, số 581, tháng 5-2009, Trg 1-5.

II. Tài liệu Internet

6. Nguyễn Hồng Trường, Biến đổi khí hậu và khả năng thích nghi với những tác động, http:/www.vnptninhthuan.com.vn 7. http://kttvqg.gov.vn/tin-tuc/6239/Su-dung-kien-thuc-ban-dia-trong-ung- pho-bien-doi-khi-hau-o-DBCSL.html 8. http://dmc.gov.vn/bai-viet/su-dung-kien-thuc-ban-dia-trong-ung-pho-bien- doi-khi-hau-cd4727-32.html?lang=vi-VN 9.https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/van-hoa--xa- hoi/dan-toc-thieu-so-la-gi 10.https://laodong.vn/doi-song-xa-hoi/bien-doi-khi-hau-da-tac-dong-den-viet- nam-nhu-the-nao-515777.ld 11.http://www.idialy.com/2016/04/nhung-khai-niem-co-ban-ve-khi-hau.html 12. https://hutbephot247.com/bieu-hien-cua-bien-doi-khi-hau 13. http://dichvu.nioeh.org.vn/suc-khoe-moi-truong/bien-doi-khi-hau-tai-viet- nam-va-cac-hien-tuong-thoi-tiet-cuc

14.https://www.google.com/search?q=t%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%99n g+c%E1%BB%A7a+bi%E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BB%95i+kh %C3%AD+h%E1%BA%ADu+%E1%BB%9F+vi%E1%BB%87t+nam &oq=t%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%99ng+c%E1%BB%A7a+bi% E1%BA%BFn+%C4%91%E1%BB%95i+kh%C3%AD+h%E1%BA% ADu+%E1%BB%9F+vi%E1%BB%87t+nam&aqs=chrome..69i57.404 95j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF 15.http://occa.mard.gov.vn/Giaiphapmohinh/Mohinhthichung/catid/18/item/2 82/khai-niem-ve-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau 16.www.google.com/search?q=thích+ứng+với+biến+đổi+khí+hậu+dựa+vào+ cộng+đồng&sa=X&ved=2ahUKEwie_Jvc49HiAhWt3mEKHRZ3A8U Q1QIoAHoECAoQAQ&biw=994&bih=634 17. /www.vietnamplus.vn/cong-dong-dan-toc-thieu-so-ton-that-nang-ne-vi- bien-doi-khi-hau/357307.vnp

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN.

1. Họ và tên người cung cấp thông tin:………

2. Nghề nghiệp:………,Tuổi………….., Giới tính………

-Trình độ văn hóa:………..., Dân tộc ………..

3. Địa chỉ:...

PHẦN II: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

1. Ông (bà) cảm thấy thời tiết những năm vừa qua có thay đổi không?

2. Theo ông (bà) sự thay đổi thời tiết trên diễn ra theo chiều hướng nào?

Nếu có thì sự thay đổi đó diễn ra như thế nào?

3. Ông (bà) nhận thấy những hiện tượng thời tiết xấu có ảnh hưởng gì đến cây trồng và vật nuôi?

Cây trồng/ vật nuôi Hiện tượng thời tiết cực

4. Hiện nay gia đình ông ( bà) đang trồng những loại cây bản địa nào để thích ứng với sự biến đổi khí hậu?

Loại cây Kỹ thuật

chọn giống Kỹ thuật canh tác Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Khả năng thích ứng Nhóm cây lương thực Lúa Ngô Nhóm các cây rau Rau cải Bí Nhóm cây ăn quả Chuối

5.Những kinh nghiệm của ông bà trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp

- Kiến thức về mùa vụ... - ... - ... 6. Gia đình ông( bà) hiện nay đang chăn nuôi con gì?

Trâu, bò số lượng con.

Lợn số lượng con.

7.Các loại bệnh mà đàn gia súc, gia cầm của gia đình thường mắc do thời tiết thất thường ? Các biện pháp phòng và trị bệnh mà gia đình đang áp dụng?

Tên bệnh Biện pháp

8. Để hạn chế các tác động có hại của thời tiết đến đàn gia súc, gia cầm gia đình ông( bà) đã làm như thế nào?

Dạng thời tiết Biện pháp phòng chống

9. Những dấu hiệu để nhận biết mà ông/bà cho rằng sắp có thời tiết xấu xảy ra là gì?

10. Theo kinh nghiệm thì ông (bà) đã làm gì để giảm nhẹ tác hại của hiện tượng thời tiết xấu?

11. Những kinh nghiệm mà ông (bà) đã sử dụng có phổ biến và còn được vận dụng trong thực tiễn nhiều không?

12.Ông (bà) cho biết đâu là những khó khăn và thuận lợi trong việc duy trì kiến thức này và vận dụng trong thực tiễn?

Xin chân trân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã thành sơn, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)