Đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan trên địa bàn xã Thành Sơn

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã thành sơn, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 37)

Trong những năm gần đây trên địa bàn xã Thành Sơn chịu ảnh hưởng của hình thái thiên tai chính gồm hạn hán, rét đậm rét hại, lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng và mưa đá, sương muối.Trong đó, loại hình hạn hán, rét đậm rét hại và sạt lở đất có tần suất thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế xã hội của xã Thành Sơn chủ yếu tác động trên một số mặt sau.

Hạn hán kéo dài cũng tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh ở cây ngô, đậu đỗ phát triển, ở ngô bọ xít, sâu đục thân, đục bắp phát triển nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất, do ảnh hưởng của hạn hán năng suất bị giảm nên diện tích ngô đồi giảm đáng kể hiện tại diện tích ngô chỉ bằng 45% so với khoảng 6-7 năm trước đây, ngoài ra khi ngô trổ cờ gặp hạn ngô sẽ ít hạt hoặc không có hạt năm 2018 diện tích ngô không có hạt lên đến 30%.

Mưa nắng thất thường làm cho cây ngô rễ bị thối nhũn ở gốc và đặc biệt khi cây ngô ở giai đoạn trổ cờ đây là bệnh mới phát sinh của những năm gần đây, tuy nhiên bệnh này xuất hiện tùy thuộc vào chất đất, không lây lan, thường xảy ra ở những ruộng ngô 1 vụ, không luân canh với những cây trồng khác

Vật nuôi là nguồn thu nhập chính quan trọng của người dân trong xã tuy nhiên do thời tiết thay đổi thất thường nên dịch bệnh tăng và ảnh hưởng lớn đến các đàn gia súc, gia cầm ở địa phương, các bệnh lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch cúm gia cầm phát triển nhiều, do điều kiện thời tiết thay đổi thất thường nhiều bệnh ở gia súc xuất hiện như viêm loét miệng, còn gia cầm thì bị bệnh phân trắng, phân xanh dẫn đến phát triển chậm. Dịch bệnh bùng phát nhanh, chăn nuôi gặp nhiều rủi ro nên các đàn gia súc giảm nhiều nhất là những năm gầnđây rét đậm rét hại kéo dài làm chết rất nhiều gia súc.

-Tình hình mưa bão

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 9, lượng mưa cao nhất vào tháng 6, 7,8,9 hàng năm. Vào mùa mưa, mưa bão lớn kèm theo bão, lốc, lũ quét, mưa đá đã làm thiệt hại về tài sản, hoa màu của nhân dân và các công trình công cộng khác (đường giao thông, công trình thủy lợi…)

+ Tình hình hạn hán

Trong những năm gần đây khí hậu thay đổi rất phức tạp, nắng hạn kéo dài và xuất hiện nhiều hơn. Đầu năm thời tiết diễn biến bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, rét đậm, rét hại ở đầu vụ, hạn hán kéo dài ở giữa và gần cuối vụ xuân đã làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các loại cây trồng, cuối tháng 8, đầu tháng 9 trên địa bàn xuất hiện dịch tai xanh trên đàn lợn đã làm thiệt hại không nhỏ tới sản xuất và chăn nuôi.

+ Rét đậm, rét hại

Rét hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và gây ra tổn thất rất lớn.

Đối với lúa vụ Xuân, rét làm cho rễ bị nghẹt không phát triển được. Những năm gần đây, rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ Xuân mà còn ảnh hưởng lớn đến thời vụ lúa mùa. Năm 2018, rét đậm kéo dài làm chậm thời vụ vụ mùa 1 tháng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu việc sử dụng kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc thái trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã thành sơn, huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 37)