dụng KTBĐ
4.4.1. Hoạt động thích ứng với rétvà hạn hán
- Trồng trọt:
Bảng 4.5. Kiến thức bản địa về trồng trọt
Cây trồng Kiến thức bản địa
Cây lúa
- Kỹ thuật canh tác: Bón lót phân chuồng.
- Diệt bọ xít: Dùng dẻ cuốn thành cuộn to, ngâm vào nước giải rồi
cắm ra ruộng hoặc cho nước vào ruộng, bọ xít bò lên lá, dùng vợt để bắt.
-Chống rét cho mạ: vãi tro bếp và phủ nilon
- Chống rét cho lúa: Tháo bớt nước chỉ còn 2-3 cm rồi sục bùn
bón phân.
Cây ngô
-Trừ sâu xám: Bắt sâu ban đêm bằng tay
- Tưới nước pha phân lân khi ngô trổ cờ bị hạn giúp cây trổ đồng
đều hơn
Cây đỗ
xanh
-Hoa xoan nở thì bắt đầu thời vụ gieo trồng
-Rải tro lên cây để trừ rệp muội
-Không trồngđậu xanh trên chân đất quá tốt
Cây khoai tây
-Sử dụng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục
-Lên luống thấp để hạn chế khô hạn
-Tỉa bớt thân nếu cây khoai tây mọc nhiều thân
-Trồng trên chân đất cát pha ven suối, khi lên luống cho một ít rơm
rạ xuống trước khi đặt củ giống để đất tơi xốp, củ phát triển nhanh
nhẵn nhụi
Cây gừng
-Bảo quản giống trong cát, gậm sàn, tránh ánh sáng
- Khi trồng tách thành những mẩu nhỏ, trồng nơi đất tốt, lượng ánh
sáng vừa phải (dọc theo các khe, trồng xen với chuối trong năm đầu)
Cây chuối
- Sử dụng cây chuối con (cao 1-1.5m) tách từ cây mẹ không sâu
bệnh, cho buồng to mập
-Khi trồng cắt ngang thân để chống hạn
-Nếu sau trồng trên 10 ngày không có mưa tiếp tục cắt vát cách vết
cắt cũ 20-25 cm.
-Trồng xen ngô, lạc hay gừng trong năm đầu để tiện chăm sóc làm
cỏ và hạn chế xói mòn
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
Cây lúa: Người dân đã dùng không ít các biện pháp làm giảm tác hại do rét gây ra. Những biện pháp này ít nhiều cũng đã mang lại hiệu quả trong sản xuất. Đặc biệt đối vụ xuân do thời tiết lạnh, cây lúa dễ bị bệnh nghẹt rễ người dân chủ động làm cỏ, sục bùn kết hợp với tháo bớt nước giúp cây phục hồi nhanh và không bị bệnh đã mang lại hiệu quả khá cao.
Cây hoa màu khác: Các loại cây hoa màu như ngô, đậu đỗ chịu tác động của rét có biểu hiện rất rõ ràng như ngô thời điểm trỗ cờ mà gặp rét thì gần như cây không đậu hạt dẫn đến không cho thu hoạch. Thấy rõ tác hại của rét đối với hoa màu người dân đã thực hiện nhiều phương pháp để giảm thiểu các tác hại đó và mang lại hiệu quả sản xuất. Các biện pháp như chăm sóc cây con sớm để cây sinh trưởng phát triển khỏe tăng khả năng chống chịu của cây tốt hơn.
- Chăn nuôi
Bảng 4.6: Kiến thức bản địa về chăn nuôi
Vật nuôi Kiến thức bản địa
Gà
- Để tránh rét cho đàn gà, vịt vào mùa lạnh phủ một
lớp trấu lên nền chuồng.
- Trộn thức ăn với tỏi để cho gia cầmăn phòng chống một số bệnh
về đường tiêu hóa và cúm.
Trâu, bò,
lợn
- Tận dụng thân cây chuối trộn, rơm với muối
cho trâu, bò ăn trong mùa rét, không thả rông gia súc.
- Vào mùa lạnh trâu, bò thường bị cước chân, khi bệnh mới ở
giai đoạn đầu dùng gừng giã nhỏ hòa với rượu và xoa bóp hàng ngày sẽ có thể điều trị khỏi. Khi bệnh nặng bà con thường nhờ sự giúp đỡ của các thú y viên.
- Là khu vực có rất nhiều ruồi, muỗi là tác nhân gây ra các
bệnh: tả, kiết lị,.. một kinh nghiệm để hạn chế ruồi muỗi đến gia súc là đốt lá bầu khô, thân lá bèo cái khô, lá sả, vỏ bưởi, bã chè xanh khô cho khói xông vào chuồng trại, hoặc lấy lá bầu
tươi sắc lấy nước tắm cho trâu, lợn. Lấy thêm rơm về để cho lợn ngủ chống rét.
- Trộn thức ăn với một số loại lá cây lươc liệu như: Lá cây ổi, một
số loại lá rừng khác,… để phòng chống bệnh đường ruột nhất là cho
bê, nghé.
- Một số loại cây khác trong rừng dùng để chữa bệnh cho gia súc
gia cầm như gãy xương, bị thương….
4.4.2. Các hoạt động thích ứng khácBảng 4.7: Các hoạt động thích ứng với BĐKH Bảng 4.7: Các hoạt động thích ứng với BĐKH Sử dụng giống và loại cây trồng thích ứng với BĐKH Các hoạt động thích ứng với BĐKH
- Dùng giống lúa Bao thai và giống khang dân
là hai giống lúa thuần có khả năng chống chịu tốt với hạn hán. Giống khang dân là giống ngắn ngày nên tránh được hạn hán cuối vụ đối với vụ lúa mùa, giống bao thai là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn giúp người dân có thể chủ động được thời vụ. - Sử dụng loại cây trồng phù hợp: Dùng giống đỗ mốc bản địa để trồng trên đất một vụ lúa để tránh hạn và tăng thu nhập.
- Thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện thời tiết
- Trong lâm nghiệp người dân chỉ mang cây con đi trồng sau
khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để tránh hạn, đảm bảo cho cây sống tốt.
- Xây dựng hệ thống kênh mương, phai (đập tràn), hồ chứa nước để điều tiết nước.
-Hỗ trợ máy bơm nước cho một số thôn phục vụ công tác tưới
tiêu
- Các biện pháp khác như dùng thân tre dẫn nước tưới tiêu đối với những thửa ruộng xa hệ thống mương tưới, tân cao ruộng, đắp bờ kết hợp với trồng tre, vối ở những thửa ruộng gần suối để tránh lũ và hạn chế sạt lở bờ ruộng.
- Tăng cường hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn để giữ nước.
- Thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để chủ động ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra.
4.4.2. KTBĐ được sử dụng để sản xuất nông nghiệp địa bàn xã Thành Sơn
4.4.2.1. Các loài/giống bản địa và kiến thức bản địa/kiến thức địa phương liên quan đến giống bản địa.
Bảng 4.8: Kết quả phân loại nhóm cây trồng xã Thành Sơn
Nguồn Cây trồng phổ biến tại địa phương giá trị hàng hóa Cây trồng có
(bán được)
Cây trồng bản địa
- Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo - Mỡ, xoan, keo - Xoan
- Cây ăn quả: cam, quýt, mơ, - Cam, quýt, mơ, - Bí đỏ, các cây rau
1. Đất hồng hồng và gia vị: Đinh lăng,
vườn - Cây rau: Bí đỏ, các cây rau
và gia vị khác:Đinh lăng, rấp rấp cá,cà chua, hung
cá, cà chua, hung, gừng…
- Cây lương thực: Lúa Bao
thai, Khang dân 18, Nếp 87;
- Lúa Bao thai, Khang dân 18,
- Lúa Bao thai, Khang dân,
ngô 8698, ngô NK54, ngô tẻ Nếp 87; ngô
2. Đất
ruộng địa phương.- Cây màu: Khoai lang, khoai
8698, ngô NK54
- Khoai lang, ngô tẻ địa
Tây, khoai tàu; đỗ tương khoai Tàu; đỗ phương, ngô nếp cổ.
, đỗ xanh; lạc đỏ tương DT84, - Khoai lang, đỗ
lạc đỏ mốc,lạc đỏ
- Cây lấy gỗ: Mỡ, xoan, keo - Mỡ, xoan, keo - Xoan
- Cây ăn quả: cam, quýt, mơ, - Cam, quýt, mơ, - Ngô tẻ địa phương
hồng hồng, chuối tây - Sắn đắng, lạc đỏ
3. Đất đồi rừng
- Cây lương thực, thực phẩm:
Ngô 9698, ngô NK54, ngô tẻ địa phương, sắn đắng, lạc đỏ -Ngô 9698, ngô NK54, ngô tẻ địa phương -Gừng ta - Gừng, riềng, ba kích
- Cây dược liệu: Ba kích, hà - Cây dong riềng
thủ ô, gừng ta
- Cây dong riềng
Bảng 4.9. Cây trồng bản địa và khả năng thích ứng của dân tộc Thái
STT Cây bản địa Ưu điểm Khả năng thích ứng
1 Lúa bao thai
Gạo ngon, dẻo vừa phải, chi phí đầu tư cho giống lúa này không cao, giá
Có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết
bán ra thị trường cao hơn giống lúa khác.
Thời gian sinh trưởng Có khả năng chống chịu 2 Lúa khang dân ngắn, năng suất cao. sâu bệnh tốt. Thích hợp
với những ruộng lúa hay bị cạn về cuối năm
Có thể thích nghi với Đây là giống có khả 3 Ngô nếp nhiều loại đất : đất ruộng,
đất đồi, đất soi bãi
nặng chịu hạn tốt hơn các giống ngô mới hiện có ở thôn
4 Khoai lang
Dễ trồng, không tốn công chăm sóc. Có thể tận dụng cả thân, lá, ngọn và củ
Phù hợp với điều kiện địa phương, chưa thấy bị tác động hoặc ảnh hưởng bởi BĐKH
Vừa là cây gia vị và cũng là cây dược liệu, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh,
Có độ thích ứng cao, có thể trồng xen canh với cây khác. Cây Gừng
6 Gừng dễ bán trồng dưới tán rừng tự
nhiên, rừng trồng, làm tăng độ dày cho lớp cây bụi, thảm tươi
4.4.2.2. KTBĐ trong khinh nghiệm lịch thời vụ
Bảng 4.10. Lịch gieo trồng cây nông nghiệp dân tộc Thái
Trước đây Hiện nay
Công việc Tháng (dương lịch) Tháng (âm lịch) Tháng (dương lịch) Tháng (âm lịch) 1- 2 1 2 - 3 2 Gieo mạ xuân 3 – 4 2 – 3 4 3 Trồng lạc, ngô 5 – 6 5 6 - 7 6 Trồng lạc 8 – 9 8 7- 8 7 Trồng ngô
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2019)
Người Thái có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng mình, nhằm đạt được năng suất cao nhất.
Người dân ở đây đã chủ động thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây trồng như chuyển đổi thời gian gieo mạ, gieo mạ muộn hơn thay vì gieo vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 thì người dân chuyển sang gieo vào cuối tháng 2 khi đó thời tiết ấm hơn, mạ ít bị chết rét hơn. Hay chủ động trồng ngô sớm hơn trong vụ đông kết hợp với chăm sóc cây con sớm để cây sinh trưởng khỏe khả năng chống chịu tốt hơn, và ngô ra hoa, đậu quả trước thời điểm 20/11 để tránh rét, vì từ thời điểm 20/11 thường có những đợt rét đậm làm cho ngô không kết hạt được. Trong sản xuất lâm nghiệp người dân cũng chủ động thay đổi thời vụ một cách linh hoạt theo điều kiện thời tiết khí hậu, chỉ mang cây con đi trồng sau khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để đảm bảo cây trồng có thể sống được.
Nông dân tại địa phương có kinh nghiệm trồng lạc vào vụ hè thu sẽ cho năng suất cao và ít sâu bệnh vì: Sau khi gieo hạt, trời thường xuyên có mưa, hạt sẽ nảy mầm nhanh, cây sinh trưởng khỏe, cho năng suất cao; khi quả lớn thì thời tiết trở mát và se lạnh nên hạn chế được sự phát triển, phá hoại của sâu bệnh hại. Trong giai đoạn cây sinh trưởng, nếu có rệp muội thì người dân
chỉ sử dụng tro bếp để trừ nên hạn chế được chi phí cho phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo sản phẩm là sản phẩm an toàn.
4.4.3. Các KTBĐ trong dự báo thời tiết
Bảng 4.11. Nhận biết dấu hiệu thời tiết xấu dân tộc Thái
Dấu hiệu Hiện tượng
Măng mọc đổ gục vào gốc cây mẹ, hoặc năm nào cây tre nở hoa nhiều.
Năm đó sẽ mưa nhiều Cây nhãn, xoài sai quả Năm đó thời tiết nắng nóng
Ong bò làm tổ thấp Năm đó mưa nhiều
Cua đá bò lên bờ Sắp có sạt lở đất Kiến di chuyển theo đàn đông qua
đường
Sắp có mưa lớn Quan sát mặt nước ao mặt nước ao
đang bình thường chuyển sang màu xanh rêu
Thì 2-3 ngày là trời sẽ mưa to.
Quan sát mây Mây trắng thì nắng, mây đen thì mưa
Ban đêm trời nhiều sao Sẽ nắng to
Rết chạy vào Sắp có mưa to
Đom đóm xuất hiện nhiều vào ban
đêm Ngày mai sẽ nắng
Mây bay ngược chiều Sắp có mưa
Nghe thấy con cóc kêu Tối hôm đó sẽ có mưa
Các KTBĐ này ngày nay vẫn được người dân địa phương sử dụng kết hợp với thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình để điều chỉnh các hoạt động trong sản xuất và sinh hoạt phù hợp với diễn biến của thời tiết, khí hậu. Các KTBĐ này có ưu điểm là gắn liền với hoạt động sản xuất của người dân tại địa phương và có khả năng dự báo đúng một số HTTTCĐ hay thiên tai xảy ra sau một thời gian khá dài giúp cho đồng bào có khả năng thích ứng tốt hơn.
4.5. Những thuận lợi và khó khăn của người dân trong việc vận dụng các KTBĐ trong thích ứng với BĐKH KTBĐ trong thích ứng với BĐKH
4.5.1. Thuận lợi
Đặc điểm nổi bật của tri thức bản địa là kiến thức có ở bên trong một cộng đồng. Đặc biệt, tri thức bản địa luôn luôn đổi mới, tiếp thu và được truyền lại từ thế hệ này cho thế hệ khác về các kinh nghiệm đã được bà con đúc rút lại. Nó thường xuyên được chọn lọc và lưu truyền nhiều nguồn khác nhau và thích ứng với các điều kiện hiện tại. Cũng có một số kiến thức hoàn toàn từ bên ngoài cũng được điều chỉnh để có thể thích nghi với cộng đồng vì nó phát triển theo hướng phù hợp với cộng đồng. Sự kết hợp này được xem là giải pháp khoa học trong xây dựng chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu bởi tri thức bản địa vốn là những kinh nghiệm tích lũy từ lâu đời, được người dân đúc rút và thực hành tại một vùng nhất định. Vì thế nó có thể là những biện pháp kỹ thuật, kiến thức ứng phó hữu ích cho chính cộng đồng đối với vấn đề biến đổi khí hậu diễnra tại địa phương.
Sự đa dạng về hệ thống cây trồng, vật nuôi trong hệ thống góp phần cải thiện và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, giảm tính dễ bị tổn thương tại cộng đồng.
Các giống cây trồng vật nuôi bản địa thường có khả năng chống chịu tốt, ít bị dịch bệnh hơn so với các giống mới và không yêu cầu đầu tư thâm canh cao phù hợp với nhiều người kể cả người nghèo.
KTBĐ là nền tảng cơ bản cho sự tự cung tự cấp và tự quyết của người dân giúp cho người dân ít bị phụ thuộc vào bên ngoài giảm tình trạng dễ bị tổn thương tại cộng đồng do BĐKH gây ra.
Người dân đã quen với các kỹ thuật bản địa nên họ có thể hiểu, vận dụng và duy trì các kỹ thuật đó tốt hơn so với các kỹ thuật mới đưa vào từ bên ngoài nên kinh nghiệm và tiếng nói của cộng đồng được phát huy và sử dụng có hiệu quả.
KTBĐ cung cấp thêm các giải pháp, lựa chọn trong quá trình thích ứng với BĐKH. Nhờ đó, mà người dân địa phương có thêm các lựa chọn khi đưa ra các giải pháp, mô hình phù hợp với cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH thay vì phụ thuộc vào các yếu tố từ bên ngoài (giống, kỹ thuật mới).
4.5.2. Khó khăn
Biến đổi khí hậu đã và sẽ làm gia tăng lũ quét và các thiên tai khác như hạn hán, khô hạn, giảm lượng mưa và các hiện tượng cực đoan trong mùa đông.
Thời tiết diễn biến bất thường nên các trận mưa với cường độ lớn đã xảy ra và khó dự báo trước, gây ra ngập úng cục bộ, trượt lở đất trên địa bàn. Với đặc điểm về địa hình có độ dốc cao, thay đổi đột ngột, sự trượt lở đất sẽ có nguy cơ tiếp tục gia tăng khi có các hiện tượng bất thường về lượng mưa do biến đổi khí hậu gây ra.
Sự gia tăng và phân bố không đều về lượng mưa trong mùa mưa; sự suy giảm và phân bố không đều về lượng mưa trong mùa khô (mùa đông); nhiệt độ tăng trong mùa hè và chênh lệch lớn về nền nhiệt trong mùa đông gây chậm thời vụ, năng suất, chất lượng cây trồng giảm, hệ thống canh tác thay đổi; rét đậm, rét hại nhiệt độ thấp kéo dài làm cây trồng, vật nuôi bị chết,