Hiệu Chỉnh, Bảo Trì, Bảo Dưỡng Máy In

Một phần của tài liệu Thiết lập close loop color control để nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty starprint vietnam JSC (Trang 69 - 73)

C. KẾT LUẬN ( Ghi rõ cần phải bổ sung, chỉnh sửa những mục gì trong ĐATN )

3.4 Hiệu Chỉnh, Bảo Trì, Bảo Dưỡng Máy In

Việc hiệu chỉnh máy in vô cùng quan trọng nếu muốn nhanh đạt được chất lượng tối ưu là lớp mực đồng đều trên toàn bộ tờ in. Việc hiệu chỉnh máy in đa phần dựa vào sổ tay hướng dẫn vận hành từ nhà sản xuất in. Chúng ta sẽ tập trung hiệu chỉnh dựa vào các yếu tố sau đây:

● Vệ sinh máng mực, phím chặn mực (Zero ink-key) ● Điều chỉnh tầm ép hệ thống lô mực, lô nước (canh lô) ● Tính toán và quy định áp lực in

Vệ sinh máng mực là một công việc quan trọng nếu mong muốn có được được sự ổn định trong sản xuất, sau một thời gian hoạt động thì độ mở của dao máng không còn chính xác nữa, thậm chí bị kẹt. Việc này khiến việc điều chỉnh độ mở của khóa mực sẽ không chính xác thậm chí gây sai hỏng.

Bước đầu tiên trong việc vệ sinh hệ thống cấp mực là lấy hết mực in dư ra khỏi máng mực. Người thợ in sẽ dùng một con dao mực cẩn thận lấy mực in ra khỏi máy. (Nếu mực in đã để trên máng thời gian lâu thì nên bỏ luôn). Lưu ý: sử dụng một con dao mực bằng nhựa plastic thay vì bằng kim loại khi lấy mực in ra khỏi máy trong hệ thống cấp mực tự động. Khi vệ sinh máng mực hay hệ thông cấp mực, cần sử dụng các dung môi thích hợp. Thông thường thì sẽ có hai loại dung môi, loại thứ nhất là dung môi có thể hòa tan trong nước để loại bỏ các chất dơ, keo và các chất thay thế cồn, dung môi thứ hai là để rửa sạch dung môi thứ nhất.

Những điều cần chú ý khi vệ sinh máng mực của máy in offset:

Khi dùng dao lấy mực bằng kim loại không được làm trầy, xước máng mực. Nên dùng loại dao lấy mực bằng nhựa.

Không dựng đứng dao lấy mực khi thao tác do dễ làm trày, xước bề mặt màng. Không ấn quá mạnh dao lấy mực khi thao tác.

VD:

Vệ sinh phím mực trên Máy Komori (tự động)

Bước 1: Đóng máng mực bằng tay 2 cầm phía vận hành và phía bánh răng trên máy Komori LS640

53

Bước 2: Sử dụng dao gạt mực múc khoảng 1 đến 2kg mực bỏ vào máng mực đồng thời mở lô máng mực trên mực được phân phối đều từ trái sang phải.

Lưu ý: Cho mực màu đậm như màu đen sẽ phát hiện được các phím mực nào chưa về 0. Do phím mực cào và tạo vết xước trên lô máng mực.

Bước 3: Đặt tất cả các phím mực về 0 bằng nút 0 set từ bàn điều khiển PQC của máy in. Quan sát và nhận xét

Bước 4: Mở đóng khóa mực tối đa vài lần từ bàn điều khiển trung tâm (PQC). Mở lần lượt từ ngoài vào trong và đóng tới zero từ giữa ra ngoài. Làm lần lượt từng khóa mực để kiểm tra hoạt động cũng như nhận xét độ dày lớp mực trên lô máng.

54

Dùng dao lấy mực gạt hết mực dư trên máng mực.

Dùng cần gạt để lấy hết mực dư trên lô máng.

Nhả khóa bằng cách kéo tay cầm (1) lên.

Kéo máng mực (3) lên về phía người vận hành.

Dùng giẽ có thấm dung dịch vệ sinh (Chuyên dùng) để lau hết mực trên máng mực.

Đảm bảo không còn mực dư bám vào mặt nên của lưỡi dao, phần tiếp xúc giữa đế ngăn cách và lô máng mực.

nắp đóng mở, phần tiếp xúc của mép dao và nắp đóng mở. Vệ sinh mặt bên của lưỡi dao:

Mở lưỡi dao (1) và vệ sinh mặt bên, mặt trước và mặt lưng (theo lịch bảo trì của nhà xưởng). Kiểm tra đế (2) có mực dư không.

Nhấc nắp [3].

Dùng một thanh tròng hạ tay cầm [4]. Quay chốt [5] trên lưỡi dao một góc 90 độ Nhấc lưỡi dao [1].

Lau sạch mặt bên, mặt trước, mặt đế của lưỡi dao.

Sau khi lau, hạ lưỡi dao [1] tới vị trí ban đầu Quay chốt [5] trên mặt lưỡi dao một góc 90 độ.

55

Hệ thống cung cấp mực của một đơn vị in offset thường bao gồm một máng mực, lô máng mực, lô chấm mực, 3 hoặc 4 lô sàng mực. Bốn lô cao su trung gian (hay nhiều hơn), ba hoặc bốn lô chà mực làm từ cao su tổng hợp hoặc các polymer khác. Máng mực và lô chấm mực nạp mực theo một lượng được kiểm soát. Các lô sàng và các lô trung gian phân phối một lượng mực mỏng và đồng đều. Việc canh chỉnh hệ thống lô mực và lô nước là cần thiết nếu muốn quá trình in ổn định.

Hình 3.4.1: Sơ đồ lô máy in KBA 105 Rapida và hướng dẫn canh chỉnh tầm ép.

56

Chúng ta cần chú ý đến hai cây lô chà đầu tiên vì nó cung cấp đến khoảng trên 80% cho giấy in. Việc canh chỉnh hệ thống lô mực cần được lên kế hoạch định kỳ nhằm thực hiện được quá trình kiểm soát chất lượng in. Việc canh chỉnh hệ thống lô mực cần tuân thủ chỉ dẫn trong hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất máy in.

Áp lực in cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thông thường áp lực in sẽ được quy định sẵn trong sổ hướng dẫn vận hành máy in. Các với các dòng máy cùng mẫu mã gần như áp lực in là như nhau. Việc đặt áp lực in được quy định theo độ dày vật liệu lót. Khi tiến hành bọc ống tiêu chuẩn theo nhà sản xuất thì áp lực in sẽ đúng theo thông số kỹ thuật. Chúng ta có thể mua thiết bị đo kiểm áp lực in của NIP để kiểm tra áp lực in có đúng yêu cầu hay không.

Áp lực in dư:

+ Áp lực dư sẽ tạo ra ma sát làm mài mòn bản in, giảm độ bắt mực ở các phần tử bị mài mòn. Khi in số lượng nhiều bản in có thể bị mù và bắt dơ cùng một lúc. + Sẽ gây ra hiện tượng phá vỡ cấu trúc giấy và hiện tượng giấy có thể bị quấn vào lô cao su làm móp cao su.

Áp lực in không đủ:

+ Có thể gây ra mất chi tiết ở những vùng sáng khi đó người thợ in sẽ gia tăng lượng mực hay nước để bù đắp nhưng việc đó sẽ gây ra các sọc lô, lô bị dơ, phần tử in bị bay, mực lâu khô, độ tách dính mực giảm, trapping không đúng, bít tram hay bắt dơ, chồng màu không chính xác, nhiễm màu trên tờ in ở các đơn vị in sau ở máy in 4 màu, lột bề mặt tráng phủ và giấy bị cong.

Một phần của tài liệu Thiết lập close loop color control để nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty starprint vietnam JSC (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)