C. KẾT LUẬN ( Ghi rõ cần phải bổ sung, chỉnh sửa những mục gì trong ĐATN )
1.4.2 Phân Tích Lợi Ích Của Hệ Thống Kiểm Soát Chất Lượng Close Loop Color
Loop Color Control Trong Sản Xuất Thực Tế.
“PRINTING TO THE NUMBERS” là thuật ngữ đang được hướng đến trong quá trình sản xuất hiện nay. Hơn thập kỷ vừa qua, khách hàng thị trường in ấn càng đặt ra nhiều yêu cầu về độ chính xác màu sắc và tính ổn định màu cho các đơn hàng lặp lại với chuỗi hàng hóa của họ. Nhiều người còn yêu cầu cung cấp dữ liệu minh chứng rằng công việc in ấn của nhà sản xuất in tuân thủ về thông số màu sắc trước khi ký kết hợp đồng. Các thông số màu sắc này được các nhà kiểm định kiểm soát và cấp chứng chỉ. Dẫn đến kết quả là việc in ấn không nằm ở việc in giống mẫu, in đúng ý khách hàng ở mức thủ công nữa. Phục chế màu sắc chính xác không thể làm một cách định tính xoay quanh người nhân viên có kinh nghiệm nhìn bằng mắt, tay nghề cao. Thay vào đó nó đòi hỏi ở nhà sản xuất in là các con số được định lượng, chuẩn hóa từ một quy trình sản xuất cụ thể.
Để đạt được những yêu cầu chính xác về màu sắc, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì sẽ dẫn đến những rủi ro về lượng khách hàng, thị trường kinh doanh:
+ Thời gian thực hiện lâu hơn + Lãng phí gia tăng
+ Lợi nhuận giảm
Nhưng thay vào đó với việc phục chế màu sắc với con số được chuẩn hóa, các đơn hàng lặp lại màu sắc không thay đổi nhiều sẽ dẫn đến kết quả sau:
20
+ Chính xác màu sắc và độ lặp lại cao hơn + Lợi nhuận tăng
Vậy việc thực hiện một Close loop color Control, công nghệ được xây dựng và tối ưu hóa quá trình in ấn tạo ra những thông số được chuẩn hóa, ngay cả trên các máy in cũ. Với mức đầu tư vừa phải sẽ đáp ứng được mục tiêu nhà in là cải thiện tính ổn định của quy trình in ấn, và tạo ra độ tin cậy cao hơn nữa.
Lợi ích của Close loop color Control là phản hồi kết quả in ấn. Đối với công việc in, điều này có nghĩa là so sánh thông tin màu sắc trên tờ in với các thông số cụ thể mà chúng ta đã đồng ý giao cho khách hàng của mình lúc ký kết hợp đồng và thực hiện các điều chỉnh trực tiếp để tạo ra màu đó một cách nhất quán. Trong thực tế, Close loop color Control là một cách quản lý màu sắc tự động của quá trình in ít có sự can thiệp của người vận hành. Trước khi tiến hành chạy bài in, một hệ thống phần mềm hay một modul sẽ tiến hành tự động phân tích độ phủ mực của từng vùng in trên bản in và từ đó nó sẽ mở các khóa mực tương ứng với độ phủ mực đó, do đó lượng mực sẽ đồng đều trên toàn bộ bề ngang tờ in. Khi chạy xong và ra tờ in, người vận hành sẽ sử dụng máy đo quét dải màu nằm trên tờ in. Mọi giá trị mật độ không nằm trong sai số của dữ liệu nguồn sẽ được gửi lại bàn điều khiển máy in và tiến hành điều chỉnh hóa mực. Cứ như thế lặp lại xuyên suốt trong quá trình in đến khi nào đạt được chất lượng tối ưu.
Chúng ta có thể thấy lợi ích của Close loop là một quá trình đầu tư cho tương lai, đem lại lợi nhuận trong tương lai. Tạo nên mối liên kết chặt chẽ với khách hàng thị trường in ấn. Tự động cài đặt trước mực in và kiểm soát màu sắc cho ra một con số cụ thể sẽ tăng cao năng suất sản xuất, giảm chi phí phế phẩm, giảm thời gian chuẩn bị xuống một cách đáng kể. Ngoài ra, các phần mềm trong hệ thống Close loop còn cho chúng ta lưu trữ Job đối với các đơn hàng lặp lại, đảm bảo tính ổn định màu sắc, cho người vận hành được quyền truy cập sửa đổi màu sắc theo ý muốn bằng cách tạo mới, hoặc sửa đổi dữ liệu nguồn. Ngày nay rất nhiều các trang mạng, nhà phát hành, nhà sản xuất cung cấp giải pháp Close loop cho chúng ta. Việc đầu tư cũng khá dễ dàng với mức chi phí thấp và sẵn sàng tạo nên chất lượng cho cơ sở in tại Việt Nam.
21