Tính chất hóa học

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình vi bao curcumin bằng phương pháp sấy phun (Trang 27 - 29)

Curcumin (Diferuloylmethane) là một sắc tố có màu vàng cam tự nhiên, có điểm nóng chảy là 1830C và trọng lượng phân tử là 368.37 (Bharat B. Aggarwal et al, 2003). Mặc dù là một chất màu tự nhiên quan trọng được phép sử dụng trong thực phẩm, tuy nhiên curcumin thể hiện tính ổn định kém, dễ dàng bị hư hỏng khi tiếp xúc với các yếu tố như pH (dễ bị phân hủy ở pH > 7), nhiệt độ, ánh sáng, các ion kim loại, enzyme, oxy và axit ascorbic

(D.M. Cano-Higuita, 2015). Không hòa tan trong nước, axit và ether nhưng hòa tan trong ethanol, dimethylsulfoxide và các dung môi hữu cơ khác. Tồn tại chủ yếu ở dạng axit ferulic, feruloylmethane và các sản phẩm ngưng tụ màu nâu vàng. Ở các cấu hình này, curcumin có rất ít dược tính, không thích hợp sử dụng trong dược phẩm hay trong công nghiệp thực phẩm (Cano-Higuita, D. M. et al, 2015). Curcumin thường chứa ba thành phần chính: curcumin (77%), demethoxycurcumin (17%) và bisdemethoxycurcumin (3%) và được xem như là curcuminoids (hình 1.4) (Anushree Kumar et al, 2003; Li. W et al, 2013; Liang Shen et al, 2007; Cano-Higuita, D. M. et al, 2015).

4

Hình 1. 4. Cucurmin và các dẫn xuất chính trong củ nghệ (Bùi Thanh Tùng và cộng sự, 2011).

Về mặt quang phổ, curcumin hấp thụ tối đa ở mức 415 - 420nm trong acetone và dung dịch curcumin tinh khiết 1% có mật độ quang là 1650 đơn vị độ hấp thụ. Cucurmin có màu vàng rực rỡ ở pH 2.5 đến 7 và có màu đỏ ở pH > 7 (không bền ở khoảng pH này)

(Anushree Kumar et al, 2003; D.M. Cano-Higuita, 2015).

Tác dụng sinh học của cucurmin

Các nghiên cứu in vitro, in vivo và trên lâm sàng đã chứng minh các đặc điểm dược động học, tính an toàn và khả năng cho hiệu quả điều trị với nhiều loại bệnh của cucurmin. Cucurmin đã được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y sinh học với các định hướng tác dụng như: chống oxy hóa, ức chế con đường truyền tín hiệu tế bào, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của enzyme trong tế bào, khả năng thay đổi quá trình phiên mã gen và kích hoạt cơ chế làm chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Một số khả năng tác dụng khác

5

cũng được nghiên cứu nhiều như: chống viêm, ức chế sự nhân lên của virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), kháng khuẩn, chống bệnh sốt rét, chống ung thư, bảo vệ gan, thận, … (R. A. Fugita, 2012). Tác dụng chống oxy hóa mạnh của cucurmin có thể được giải thích là do sự có mặt của các nhóm phenolic trong cấu túc. Trên in vitro, cucurmin có hiệu quả ức chế tăng sinh của tế bào ung thư buồng trứng, vú, cổ, tuyến tiền liệt, kết tràng, gan, tuyến tụy và xương (K. Indira Priyadarsini, 2013; Bùi Thanh Tùng và cộng sự, 2011).

Cucurmin có tác dụng sinh học đa dạng nhờ tác dụng lên nhiều đích, bao gồm: hoạt hóa các yếu tố phiên mã (như yếu tố nhân – kappa B, peroxisom proliferator – activated receptor – gamma và điều hòa các enzyme kinase), các cytpkine và các yếu tố tăng trưởng. Tiềm năng chống ung thư của curcumin bắt nguồn từ khả năng ngăn chặn sự tăng sinh của nhiều loại tế bào khối u (Anushree Kumar et al, 2003; Bùi Thanh Tùng và cộng sự, 2011).

Về ứng dụng trong thực tiễn, cucurmin đã được sử dụng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau như: đục thủy tinh thể, vết thương khó liền, sỏi mật, dị ứng, viêm tụy, viêm loét dạ dày, viêm ruột, sốt, hội chứng suy giảm miễn dịch, bệnh vẩy nến, bệnh Alzheimer, xơ cứng bì, suy giáp, xơ năng, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, loãng xương, … (Bùi Thanh Tùng và cộng sự, 2011).

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình vi bao curcumin bằng phương pháp sấy phun (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)