Phân loại vi bao

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình vi bao curcumin bằng phương pháp sấy phun (Trang 30 - 33)

Vi bao thông thường được phân thành ba loại như sau:

7

Kích thước hạt trong khoảng từ 3 đến 8μm, được gọi là microcapsule, microparticle hoặc microsphere. Các hạt lớn hơn 1000μm được gọi là macroparticle. Kích thước hạt cũng có thể phụ thuộc vào phương pháp đóng gói. Bảng bên dưới thể hiện kích thước hạt khác nhau của một số phương pháp bao gói (Jayanudin et al, 2016).

Bảng 1. 1. Kích thước hạt dựa trên phương pháp vi bao (Jayanudin et al, 2016).

STT Phương pháp vi bao Kích thước hạt (μm)

1 2 3 4 5 6 Simple coacervation Complex coacervation Sấy phun Sấy lạnh Ép đùn

Sấy tầng sôi (Fluidised bed)

20 – 200 5 – 200 1 – 50 20 – 200 200 – 2000 >1000

Phân loại theo hình thái

Phân loại vi bao dựa trên hình thái: Hình thái hạt phụ thuộc vào vật liệu bao phủ và phương pháp vi bao. Theo Jayanudin và cộng sự (2016), hình thái các viên nang được phân thành:

- Đơn lõi: Viên nang có một lõi được bao bọc trong vỏ. - Đa lõi: Viên nang có nhiều lõi được bao bọc trong vỏ.

- Matrix: Vật liêu lõi được phân phối đồng nhất trong vật liệu tường.

Từ ba loại kể trên có thể phân thành nhiều loại nhỏ hơn, chẳng hạn như: lõi đơn với đa vỏ; đa lõi với đa vỏ. Các loại hình thái khác nhau sẽ sẽ ảnh hưởng đến quá trình giải phóng vật liệu lõi bên trong. Lớp phủ đơn (vỏ đơn) sẽ khác quy trình giải phóng so với đa vỏ. Hình thái này được điều chỉnh theo nhu cầu giải phóng mong muốn. Các viên nang với nhiều lớp vỏ sẽ ổn định hơn so với một lớp vỏ. Hình bên dưới thể hiện phân loại vi bao dựa trên hình thái (Jayanudin et al, 2016).

8

Hình 1. 5. Các loại vi bao, A. Đơn lõi; B. Đa lõi; C. Matrix; D. Đơn lõi - đa vỏ, E.

matrix với đa vỏ (Jayanudin et al, 2016).

Phân loại theo phương pháp sử dụng

Theo phương pháp sử dụng, vi bao được chia thành 2 loại:

Loại đầu tiên – microcapsule, được đặt tên như vậy bởi vì nó có hình thái vỏ lõi được xác định rõ, các viên nang siêu nhỏ được tạo ra bằng phương thức hóa, vật liệu lõi sẽ được lớp vỏ bao quanh (Anilkumar G. Gaonkar et al, 2014; Kashappa Goud H. Desaiet al, 2005).

Loại thứ hai - microsphere, được hình thành cơ học, thông qua một quá trình tạo sương hoặc quá trình nghiền, nhờ đó mà vật liệu lõi được phân phối vào chất mang (chất nền). Vật liệu lõi tồn tại ở dạng các giọt/ hạt nhỏ rời rạc được phân tán trong chất nền (matrix) (Anilkumar G. Gaonkar et al, 2014).

Hai loại này khác nhau về hình thái và cấu trúc bên trong hạt cũng như phương pháp sử dụng, sự khác biệt được thể hiện ở các hình bên dưới (Anilkumar G. Gaonkar et al, 2014; Filipa Paulo et al, 2017).

9

Hình 1. 6. Hình thái học và vật liệu lõi phân bố vào chất nền của 2 loại vi bao (Anilkumar G. Gaonkar et al, 2014).

Hình 1. 7. Sự khác biệt về cấu trúc bên trong giữa microcapsule (A) và microphere (B) (Filipa Paulo et al, 2017).

Một phần của tài liệu Khảo sát quá trình vi bao curcumin bằng phương pháp sấy phun (Trang 30 - 33)