3.3.1. Ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu suất vi bao
Bảng 3. 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hiệu quả, hiệu suất vi bao.
Mẫu Hiệu quả vi bao (EE) (%)
Hiệu suất vi bao sau sấy (EY) (%) 1500C 1600C 1700C 52.72 ± 3.92a 79.84 ± 0.31c 65.76 ± 1.27b 57.45 ± 0.78a 75.68 ± 0.60c 62.08 ± 0.69b
*Dữ liệu ở các bảng được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các chữ cái khác nhau (a, b, c) ở cùng một cột thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05).
Từ bảng số liệu, hiệu quả vi bao nằm trong khoảng 52.73 – 79.84%, có sự khác biệt đáng kể giữa các mẫu (ở mức ý nghĩa p<0.05). Trong đó, mẫu với nhiệt độ sấy 1600C có hiệu quả vi bao cao nhất 79.84 ± 0.31%, mẫu 1500C có hiệu quả vi bao thấp nhất 52.73 ± 3.92%. Tương tự, hiệu suất vi bao nằm trong khoản 57.45 – 75.68%, có sự khác biệt đáng
40
kể giữa các mẫu (ở mức ý nghĩa p<0.05). Mẫu với nhiệt độ sấy 1600C có hiệu suất vi bao cao nhất 75.68 ± 0.60% và mẫu 1500C thấp nhất 57.45 ± 0.78%.
Từ kết quả trên, ta thấy khi nhiệt độ sấy tăng từ 1500C lên 1600C thì hiệu quả cũng như hiệu suất vi bao tăng đáng kể. Nhưng khi tiếp tục tăng lên 1700C thì hiệu quả, hiệu suất vi bao giảm. Nguyên nhân do khi nhiệt độ luồng khí vào thấp, tốc độ bay hơi chậm dẫn đến sự hình thành các viên với lớp vỏ dày, hàm lượng nước cao, tính lưu động kém và dễ bị ngưng kết nên hiệu quả cũng như hiệu suất vi bao không cao (Yu Wang et al, 2009). Ngược lại, nếu nhiệt độ không khí vào quá cao sự bay hơi quá mức dẫn đến hình thành các vết nứt trên bề mặt hạt bột. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự giải phóng và thoái hóa sớm của curcumin. Ngoài ra còn phá vỡ cân bằng giữa tốc độ bay hơi nước và tốc độ hình thành hạt từ đó làm giảm hiệu quả, hiệu suất vi bao (D.S. Aniesrani Delfiya et al, 2015).