Mô hình hồi quy có kết quả cho hệ số hồi quy biến CREDITit là -0,0886631 với giá trị p-value = 0,000 nhỏhơn mức ý nghĩa thống kê tại = 0,01. Do đó, hệ số
hồi quy này có giá trị về mặt thống kê. Tác giả kết luận rằng tốc độtăng trƣởng tín
dụng (CREDITit) giải thích đƣợc cho sự thay đổi của tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể, đây là
mối quan hệngƣợc chiều với mức ý nghĩa 1%. Xét về mức độ tác động thì biến tốc
độ tăng trƣởng tín dụng có tác động yếu nhất trong các biến có ý nghĩa ( =- 0,0886631). Kết quảnày ngƣợc chiều với dấu kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Thật vậy, thực tếgiai đoạn nghiên cứu 2006 – 2016 tại Việt Nam, trải qua thời kỳ suy giảm do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và chỉ phục hồi những năm sau đó. Quan hệngƣợc chiều giữa tăng trƣởng tín dụng và tỷ lệ nợ
xấu tại Việt Nam trong giai đoạn này phù hợp với chiều phục hồi của nền kinh tế
sau khủng hoảng. Môi trƣờng vĩ mô từng bƣớc ổn định hơn, nợ xấu suy giảm theo thời gian, cùng với đó là sựtăng về tăng trƣởng tín dụng của nền kinh tế. Khi tăng trƣởng tín dụng ở mức kiểm soát đƣợc khi đó các khoản nợ vay có chất lƣợng sẽ đƣợc kiểm soát tốt và nợ xấu sẽ giảm. Tăng trƣởng tín dụng thể hiện sựtăng lên về
nhu cầu của các khoản cho vay, nhu cầu vay nợtài trợcho các dựán hoạt động kinh doanh của nền kinh tế. Sự tăng giá trị về tăng trƣởng tín dụng thể hiện sự tăng trƣởng của nền kinh tế, môi trƣờng phát triển kinh tế tốt hơn so với những năm trƣớc.
Mặt khác, kết quả ngƣợc chiều này cũng đƣợc lý giải bởi các khoản tín dụng của các ngân hàng thƣờng sau một năm mới phát sinh nợ xấu. Nếu ngân hàng năm trƣớc có tỷ lệ nợ xấu cao thì năm sau ngân hàng có tốc độtăng trƣởng tín dụng thấp
vì ngân hàng bắt buộc phải tập trung xử lý nợ xấu và hạn chế tăng trƣởng tín dụng bởi sự áp đặt của Ngân hàng Nhà nƣớc (Nguyễn Tuấn Kiệt & Đinh Hùng Phú
(2016).
47