Thứ nhất, các ngân hàng cần đảm bảo tăng trƣởng tín dụng bền vững thể hiện
ở việc giám sát chặt trong khâu thẩm định, quyết định cấp tín dụng cũng nhƣ giám sát sau khi cấp tín dụng, giảm sự tích tụ nợ xấu trong tƣơng lai. Các ngân hàng cần
52
tránh cấp tín dụng quá mức, hạ chuẩn cấp tín dụng; cần xây dựng và xác định rõ
rang khẩu vị rủi ro, từ đó chủ động xây dựng danh mục tín dụng với các tỷ trọng
phân bố dự kiến và lựa chọn phƣơng án thích hợp với mục tiêu lợi nhuận và khả năng chịu tổn thất của ngân hàng. Điều này giúp tránh hình thành một cách ngẫu
nhiên do chạy theo thị trƣờng, đặc biệt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nền kinh tếphát
triển theo chiều hƣớng xấu. Truyền thông rộng rãi đến tất cả các nhân viên các quy định đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng một cách chi tiết, đặc biệt là bộ
phận tín dụng trực tiếp thực hiện khoản vay nhƣ giới hạn cấp tín dụng, quy trình cấp
tín dụng, quy trình xửlý nợ, quy định về biện pháp bảo đảm tín dụng. Lĩnh vực cấp
tín dụng phải phù hợp với quy mô, mạng lƣới chi nhánh, khả năng kiểm soát hoạt
động cũng nhƣ trình độ của nhân viên…
Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc có tác động mạnh thuận chiều đến nợ xấu
năm hiện tại nên các ngân hàng cần chú trọng tăng cƣờng khả năng quản trị rủi ro
phù hợp với quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên theo thời gian. Nâng cấp cơ
chế quản lý và kiểm soát rủi ro, học hỏi từ các ngân hàng nƣớc ngoài để tiến hành phân tích tín dụng và giám sát khả năng trả nợ của ngƣời vay một cách hiệu quả.
Tăng cƣờng quản trị rủi ro toàn ngân hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro để đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của
ngân hàng đƣợc nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Tiếp tục xửlý nhanh chóng nợ đọng bằng cách bán tài sản đảm bảo; tích cực thu hồi nợ từ khách hàng; gian hạn nợ, cơ cấu lại khoản vay, đánh giá lại nợ; bán nợ cho công ty mua bán nợ hay sử
dụng dựphòng rủi ro để xửlý.
Thứ ba, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô thực sự tác động đến hoạt động cấp tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng. Các biến vĩ mô thƣờng nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng thƣơng mại. Do đó, các ngân hàng cần chủ động đối phó trƣớc những thay đổi của nền kinh tế nằm bảo toàn tài sản của
mình. Trong các thuật toán đánh giá sức chịu đựng (Stress test), các ngân hàng cần
quan tâm hơn đến các biến sốvĩ mô. Điều này không những giúp các ngân hàng chủ động ứng phó với những cú sốc của nền kinh tếmà còn giúp các ngân hàng dựbáo đƣợc các khoản trích lập dựphòng rủi ro. Từ đó, các ngân hàng có thể đƣa ra các
53 chiến lƣợc phát triển hợp lý, vừa đảm bảo đƣợc khả năng sinh lời, vừa bảo toàn đƣợc các tài sản có của ngân hàng.