Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 27 - 28)

– Về toàn vẹn lãnh thổ – Về hình thức Nhà nước

Điều 2: Nhà nước CHXHCNVN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

4.3. Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”

Điều 4: Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. – Về chính sách đoàn kết dân tộc

5. Chế độ chính trị trong Hiến pháp năm 2013

– Về toàn vẹn lãnh thổ: tương tự các Hiến pháp trước – Về hình thức Nhà nước

Điều 2.1 Hiến pháp khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. – Về vấn đề “Đảng lãnh đạo”

Điều 4: ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

– Về chính sách đoàn kết dân tộc: tương tự các bản Hiến pháp trước

* Nhận xét chung: 1. Về toàn vẹn lãnh thổ

Có thể thấy rằng quy định về việc toàn vẹn lãnh thổ được sử dụng biện pháp liệt kê, và tiến bộ dần theo thời gian bởi sự đầy đủ của nó.

Năm 1946 cần nói rằng khối Trung Nam Bắc vì thời kỳ đó còn tư tưởng chia 3 kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), tới năm 1959 nói khối Bắc Nam thống nhất nghĩa là

đã kéo dài từ Bắc vào Nam (đã bao gồm cả miền Trung), năm 1980 thì nêu đầy đủ hơn bao gồm cả các hải đảo và vùng biển (lúc này đã tranh chấp với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa), Hiến pháp 1992 thì nội dung tương tự nhưng đưa hải đảo vào cạnh đất liền để khẳng định tính quan trọng của hải đảo, cuối cùng là Hiến pháp năm 2013 nội dung: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 27 - 28)