Nguyên tắc bỏ phiếu kín: (câu 62)

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 55 - 70)

Bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri có thể tự do thể hiện ý chí, quan điểm của mình trong việc lựa chọn đại biểu mà không phải chịu mọi sự áp đăt, chi phối, tác động nào.

Nguyên tắc này đòi hỏi:

– Mỗi phòng bỏ phiếu phải có buồng viết phiếu kín.

– Cử tri phải tự mình gạch tên ứng cử viên mà mình không tín nhiệm và tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

– Nếu không viết được thì có thể nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

– Nếu tàn tật không tự bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ hộ. – Không bầu thay, bầu hộ.

Nhận xét: Các bản Hiến Pháp nước ta đều quy định bầu cử theo các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, trừ Hiến Pháp 1946 quy định “Chế độ bầu cử và phổ thông đầu phiếu,bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín”.

Câu 63: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định như thế nào về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử?

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật này.

Câu 64: Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào quyết định thành lập? Điều 117 Hiến pháp 2013

1. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụtổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 65: Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên? Điều 117

2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.

Sáng 25/11/2015. kỳ họp thứ 10. Quốc hội khóa XIII

Quốc hội đã phê chuẩn danh sách bốn Phó chủ tịch và 16 Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia được trình một ngày trước đó.

Như vậy, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã được Quốc hội thành lập với 21 thành viên 4 quy tắc khi bầu cử: PHỔ THÔNG, BÌNH ĐẲNG, TRỰC TIẾP và BỎ PHIẾU KÍN

Câu 65. Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?

Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên

Câu 66. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm những ai?

Gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan

Câu 67. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay.

Phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND gồm có: – Hội đồng bầu cử ở trung ương;

– Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;

– Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.

Câu 68. Quy trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay. Theo đề cương:

– Ấn định ngày bầu cử

– Phân chia các đơn vị BC và số ĐB được bầu – Lập Danh sách những người ứng cử

– Lập Danh sách cử tri

– Tuyên truyền, vận động bầu cử – Tiến hành bỏ phiếu

– Kiểm phiếu, xác định kết quả bầu cử – Giài quyết khiếu nại tố cáo về bầu cử – Công bố kết quả bầu cử

– Bầu cử lại, bầu cử bổ sung

– Thẩm tra và công nhận tư cách đại biểu

Theo Giáo trình:

Quy trình bầu cử gồm 5 bước:

– Xác định ngày bầu cử: ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp phải là ngày chủ nhật, do UBTVQH ấn định. Các vùng miền khó khăn được bầu cử sớm hơn theo sự đồng ý của cơ quan Nhà nước cấp trên.

– Bỏ phiếu: chỉ có những người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền đi bỏ phiếu. Việc bỏ phiếu tiến hành trong một ngày trên toàn quốc, bắt đầu từ 7h đến 19h. Cử tri bỏ phiếu trực tiếp.

– Kiểm phiếu: ngay sau khi bỏ phiếu kết thúc, Tổ bầu cử kiểm phiếu ngay tại phòng bỏ phiếu. Biên bản kết quả kiểm phiếu được gửi tới UB bầu cử hoặc Hội đồng bầu cử (đối với bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tính) từ 5 đến 7 ngày sau ngày bầu cử

– Xác định người trúng cử và công bố kết quả bầu cử: người trúng cử dựa trên nguyên tắc 2 điều kiện đủ: 1. có số phiếu bầu đạt quá nửa tổng số phiếu hợp lệ. 2. Được nhiều phiếu hơn. Trường hợp nhiều người bằng nhau: người nhiều tuổi hơn trúng cử. Nếu có khiếu nại, tố cáo, UB bầu cử giải quyết. Lập biên bản tổng kết bầu cử trong cả nước (HĐBC), địa phương (UBBC). Căn cứ vào biên bản tổng kết, công bố kết quả bầu cử từ 5 tới 15 ngày.

– Tổng kết cuộc bầu cử: thực hiện ngay sau khi công bố kết quả bầu cử. Gồm 3 nội dung:

1. đánh giá quá trình BC.

2. rút ra kinh nghiệm cho lần tổ chức sau/ 3. đề xuất, kiến nghị về việc tổ chức BC với UBTVQH, HĐBC,…. UBBC gửi tổng kết tới Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp.

Câu 69. Mặt trân tổ quốc Việt Nam có vai trò gì trong việc bầu cử hiện nay?

(MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài)

Điều 8 luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định 5 nhiệm vụ của MTTQ tong bầu cử: Trong phạm vi quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử,MTTQ:

– Tập trung hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND: theo điều 36 luật Bầu cử HĐND, UBMTTQ Việt Nam là cơ quan tổ chức Hội nghị Hiệp thương (3 lần)

– Tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử

– Phối hợp với các tổ chức hữu quan tổ chức hội nghị nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc cử tri với người ứng cử: điều 46 luật Bầu cử HĐND quy định: Việc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri do Ban thường trực UBTVMTTQVN tổ chức.

– Tham gia tuyên truyền vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử

– Tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu quốc hội, HĐND (về 5 mặt: 1. về việc thành lập và hoạt động của các cơ quan bầu cử. 2. về việc giới thiệu người ra ứng cử HĐND và thủ tục làm hồ sơ ứng cử, giám sát việc lấy ý kiến cử tri. 3. về danh sách cử tri, tư cách cử tri. 4. về vận động bầu cử, quá trình tiếp xúc cử tri. 5. trình tự bầu cử). Nếu có vấn đề, MTTQ kiến nghị lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứ không tự giải quyết các vấn đề ngoài quyền hạn

Câu 70. Người đang bị tạm giam, tạm giữ có được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH ko?

Có. Theo điều 29. 30 Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND, người đang bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ. Các lực lượng vũ trang có trách nhiệm hỗ trợ tư pháp quản lý, đảm bảo tính độc lập.

(Những người đang chấp hành án thì không được, người đang hưởng án treo thì vẫn được)

Câu 71. Người đang bị khởi tố bị can có được ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND không?

Không. Theo điều 37 luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND quy định

Câu 72. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. phiếu bầu gạch xóa hết tên những người ứng cử có được coi là phiếu bầu hợp lệ không?

Không. Có 5 trường hợp phiếu không hợp lệ:

– Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát – Phiếu không có dấu của tổ bầu cử

– Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu. (bằng hoặc ít hơn là hợp lệ)

– Phiếu gạch, xóa hết họ, tên những người ứng cử (trường hợp này)

– Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm, phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.

Câu 73: Chế độ kinh tế theo các Hiến pháp 1980, 1992 và 2013 có gì khác nhau?

* Hiến pháp 1980: Nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần: kinh tế quốc doanh và

kinh tế tập thể, với hai hình thức sở hữu tương ứng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Thực hiện một chế độ quản lý kinh tế theo kế hoạch tập trung thống nhất kết hợp quản lý theo ngành, theo địa phương và vùng lãnh thổ. Chính những quan niệm chủ quan về chế độ kinh tế như vậy đã góp phần không nhỏ tạo nên sự khủng hoảng kinh tế – xã hội những năm cuối cùng của thế kỷ 20, buộc Việt Nam phải có một công cuộc đổi mới.

* Hiến pháp 1992: chế độ kinh tế được quy định là kinh tế nhiều thành phần theo

định hướng XHCN. Nhận thức mới này rút ra từ bài học của những sai lầm, nóng vội, duy ý chí trong quá khứ. Hiến pháp đã quy định những nội dung mới về chế độ kinh tế như chính sách kinh tế, hình thức sở hữu, chế độ lao động sản xuất, phân phối và tiêu dùng và chế độ quản lý kinh tế. Cái quan trọng nhất của chế độ kinh tế là quy định sở hữu tư nhân được tồn tại và được Hiến pháp bảo đảm.

* Hiến pháp 2013: tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992. đồng thời làm rõ hơn

tính chất, mô hình kinh tế, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc quản lý và sử dụng đất đai, và thể chế hóa quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển văn hóa, giáo

dục, khoa học và công nghệ, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

1980 1992 2013

Vị trí Chương II Chương II

Chương III (gộp với chương Văn hóa, giáo dục, khoa học và môi trường) Số điều 22 15 7 QĐ về nền kinh tế Nền KT phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua gđ phát triển TBCN, xây dựng 1 XH có KT công-nông nghiệp hiện đại NN phát triển nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN NN xây dựng nền KT độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập QT, kết hợp văn hóa, môi trường,.. Nền KT thị trường định hướng XHCN Thành phần kinh tế 2: KT quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và KT hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nd lao động Nhiều thành phần (6) với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu Nhiều thành phần KT. Các thành phần KT đều là bọ phận cấu thành quan trọng của nền KT quốc dân. Ngoại thương, hoạt động kinh tế với nước ngoài Nhà nước độc quyền Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, khuyến khích tổ chức, cá nhân ngoài nước đầu tư

Hội nhập, hợp tác quốc tế được đẩy mạnh

Ưu tiên giữa các TP KT

KT quốc doanh giữ vai trò chủ đạo KT quốc doanh được củng cố và phát triển Các thành phần kinh tế bình đẳng Quy định về tiền tệ, ngân sách

Chưa nêu Chưa nêu

Đồng Việt Nam Ngân sách TW, ĐP

Câu 74: Quy định về sở hữu theo các Hiến pháp năm 1980, 1992. 2013 có gì khác nhau? Chế độ sở hữu 1980 1992 2013 Số hình thức sở hữu 2 hình thức sở hữu: Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể

3 hình thức sở hữu: tập thể, toàn dân (2 cái này chủ đạo) và tư nhân (bước đột phá)

Ghi: nhiều hình thức sở hữu (không nêu tên cụ thể nữa)

Đất đai

Được quy định là của Nhà nước – thuộc sở hữu toàn dân

Như 1980 Là tài nguyên đặcbiệt của quốc gia

Quốc hữu hóa

Quốc hữu hóa không bồi thường với tài sản của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản Tài sản hợp pháp của công dân, tổ chức không bị quốc hữu hóa Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa

Không ghi

Câu 75: Quy định về các thành phần kinh tế theo các Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 có gì khác nhau?

(2 hàng in xanh ở câu 73)

Câu 76: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế VN nghĩa là như thế nào?

Kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo không phải là chiếm tỉ trọng cao nhất về GDP:

Thứ nhất, KTNN phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường

Thứ hai, KTNN độc quyền trong những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong những ngành

kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vận tải đường không … Tuy vậy ở đây cần lưu ý rằng, phạm vi độc quyền của KTNN càng rộng bao nhiêu thì tác động tích cực của cạnh tranh càng bị thu hẹp bấy nhiêu .

Thứ ba, KTNN định hướng, hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nứơc thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:

– Quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế Nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình. – Cung cấp cơ sở hạ tầng và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà Nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.

Thứ tư, KTNN hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của KTNN đối với các thành phần kinh tế khác bao gồm: – Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của các thành phần kinh tế.

– Tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế.

– Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết.

– Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.

– Duy trì và kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Tóm lại, vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính – tiền tệ, đất đai … và cả ở hoạt động của các Doanh nghiệp Nhà nước để giải phóng mọi năng lực của nền kinh tế; thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội bền vững .

Câu 77: Chế định sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013 * Hiến pháp 1980: xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân, thiết lập và củng cố chế độ sở

hữu XHCN và tư liệu sản xuất nhằm thực hiện nền kinh tế chủ yếu có 2 thành phần

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 55 - 70)