Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 70 - 79)

a. * Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau: – Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước;

– Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội;

– Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.

* Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau: – Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân.

b. * Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:

– Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;

– Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội; – Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội

– Người được lấy phiếu tín nhiệm mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.

* Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong các trường hợp sau đây: – Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; – Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;

– Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp”.

3. Quy trình:

Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm

Tại Quốc hội (LPTN) hoặc đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (BPTN)

1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến UBTVQH chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.

2. UBTVQH gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và tổng hợp ý kiến của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp QH.

3. Việc làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến UBTVQH và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu làm rõ nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm.

5. Tại kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. 7. QH lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, các mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.

8. Công bố kết quả kiểm phiếu.

1. UBTVQH hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp Quốc hội. 2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước QH. 3. Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

4. UBTVQH báo cáo trước QH kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội.

5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. 6. Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, các mức độ: tín nhiệm, ko tín nhiệm. 7. Công bố kết quả kiểm phiếu. 8. QH xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết

9. QH xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm

quả bỏ phiếu tín nhiệm Tại hội đồng nhân dân (LPTN) hoặc đối với người giữ chức vụ do HDND bầu (BPTN)

1. Người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản gửi đến Thường trực HDND chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND

2. Thường trực Hội đồng nhân dân gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến của cử tri liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp (nếu có) đến đại biểu HDND chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HDND.

3. Cần làm rõ vấn đề liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh và trả lời bằng văn bản.

4. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, đại biểu HDND có thể gửi văn bản đến Thường trực HDND và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm.

5. Tại kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

6. HĐND thành lập Ban kiểm phiếu.

7. Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

1. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân. 3. HDND thảo luận và thành lập Ban kiểm phiếu. 5. HDND bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, các mức độ: tín nhiệm, ko tín nhiệm.

6. Ban kiểm phiếu công bố kết quả 7. Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm.

8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.

9. HDND xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Câu 88: Những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị QH quyết định trưng cầu ý dân:

Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp hoặc về những vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.

Câu 89: Cơ cấu tổ chức của QH theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức QH 2014:

Điều 3 Luật tổ chức Quốc hội: Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Gồm:

– Ủy ban thường vụ Quốc hội: là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

– Hội đồng dân tộc

– Ủy ban: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh; Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại

– Đại biểu quốc hội: Quốc hội có không quá 500 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước, trong đó có những đại biểu hoạt động chuyên trách và những đại biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu chuyên trách chiếm ít nhất 25% tổng số đại biểu Quốc hội.

Câu 90: Mô hình nghị viện/QH 2 viện có những ưu thế, hạn chế gì so với mô hình 1 viện?

Nghị viện 1 viện

Ưu thế -Kéo dài quá trình lập pháp, nhằm tránh sự sơ sài, thiếu cẩn trọng của nghị viện khi biểu quyết thông qua luật, bảo đảm tính khả thi của văn bản

Do có sự thống nhất cao giữa các nghị sĩ trong Nghị viện nên thời gian giành cho việc xem xét, quyết định các dự án luật, chính sách nhanh, bảo đảm tiến độ

luật.

– Tạo ra sự kìềm chế đối trọng ngay trong nghị viện, qua đó bảo đảm sự cân bằng giữa các nhánh quyền lực. -Bảo đảm sự bình đẳng về vị thế giữa các bộ phận trong xã hội Hạn chế

Quy trình ban hành quyết định phức tạp, rườm rà, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc thông qua các dự án luật và các chính sách đó

-Không có sự cân nhắc, xem xét các dự luật đủ kỹ càng, thấu đáo. Hậu quả là nhiều đạo luật kém chất lượng đã được ban hành.

– Thành phần và lợi ích của xã hội vô cùng đa dạng, 1 viện sẽ khó lòng đại diện hết được. Người Anh dùng hạ viện để đại diện cho “thứ dân”, thượng viện cho “quý tộc”. Người Đức dùng hạ viện để đại diện cho quốc gia, thượng viện để đại diện cho các bang

Câu 91: Vị trí pháp lí của UBTVQH theo Hiến pháp 2013:

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Về thực chất, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính là cơ cấu có sức mạnh và quyền điều hành cũng như quyết định các vấn đề, chính sách của cả Quốc hội-một quyền hành rất lớn, có thể gọi là một quyền năng thực thụ

Câu 92: UBTVQH gồm:

Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên. Số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.

Câu 93: Một bộ trưởng có thể thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH không?

Một bộ trưởng không thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH. Điều 73 khoản 3 Hiến pháp 2013: “Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ.”

Câu 94: Nhiệm vụ, quyền hạn chính của UBTVQH theo Hiến pháp 2013

1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;

2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

3. Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

4. Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;

6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước

7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;

8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;

12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.

Câu 95: UBTVQH có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết.

Câu 96: Chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban chuyên môn theo Hiến pháp năm 2013.

– Tiếp tục giữ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc như Hiến pháp năm 1992; thay quy định Chính phủ tham khảo ý kiến của Hội đồng dân tộc trước khi ban hành các quyết định về chính sách dân tộc bằng quy định Chính phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc.

– Tiếp tục quy định thẩm quyền thẩm tra, giám sát, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như Hiến pháp năm 1992; bỏ quy định về trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý k iến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. – Tiếp tục kế thừa và bổ sung thẩm quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo, giải trình, cung cấp tài liệu cho Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; bổ sung chức danh Tổng Kiểm toán Nhà nước và thay chủ thể “viên chức Nhà nước hữu quan” bằng “cá nhân hữu quan” có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp tài liệu cho Hội đồng, Ủy ban (khoản 1 Điều 77).

Câu 97. Hiện nay Quốc hội có bao nhiêu Ủy ban?

9 Ủy ban.

Câu 98. Kể tên các Ủy ban của Quốc hội.

– Ủy ban Pháp luật – Ủy ban Tư pháp – Ủy ban Kinh tế

– Ủy ban Tài chính – Ngân sách – Ủy ban Quốc phòng- An ninh

– Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng – Ủy ban về các vấn đề xã hội

– Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Ủy ban Đối ngoại

Câu 99. Quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội có thay đổi như thế nào qua các bản Hiến pháp Việt Nam?

* Hiến pháp 1946

Điều thứ 24

Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần. Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.

Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân thiểu số sẽ do luật định.

Điều thứ 35

Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.

Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.

Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.

Trong khi có chiến tranh mà Nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.

* Hiến pháp 1959

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là bốn năm.

Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì phải bầu xong Quốc hội mới. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hoặc các trường hợp bất thường khác, Quốc hội có thể quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình và những biện pháp cần thiết để

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w