Về chính sách đoàn kết dân tộc

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 29 - 34)

Có thể thấy sự quy định đã rõ ràng hơn qua các bản Hiến pháp, từ một sự quy định chung chung về quyền quyết định của toàn dân trong Hiến pháp 46 tới các quy định cụ thể trong các bản Hiến pháp sau, tiến bộ dần qua các bản HP.

Điều 5 (HP 2013)

1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.

Câu 29: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.

So với Hiến pháp 1992. Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới cơ bản sau đây: Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng và mục tiêu cơ bản của của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1. Điều 3), đồng thời khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảm thực hiện chủ quyền nhân dân đầy đủ hơn: “bằng dân chủ trực tiếp”và “bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, với chế độ bầu cử dân chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND, cũng như cơ chế không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước (Điều 2. Điều 6. Điều 7). Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộ quyền lực Nhà nước ở nước ta.

Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời bổ sung thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:”Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.

Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị – xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này. Đặc biệt, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc “tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3).

Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nước CHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên”, khẳng định Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc” (Điều 11. Điều 12).

Thứ sáu, kế thừa cách quy định của Hiến pháp năm 1946. Điều 13 Chương này quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992.

Câu 30: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.

Hiến pháp 1946: Không hề đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản. Nước Việt Nam lúc này là một nước cộng hòa dân chủ và đa đảng.

Hiến pháp 1959: Cũng không đề cập đến vai trò của Đảng cộng sản, chỉ đề cập một chút đến Đảng cộng sản Đông Dương về sau là Đảng lao động Việt Nam trong phần lời nói đầu

Hiến pháp 1980: Vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam được hiến định ở Điều 4 chương I Hiến pháp 1980:

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lenin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của Việt Nam.

Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp.”

Như vậy Hiến pháp 1980 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc đứng đầu giai cấp công nhân. Là Đảng cầm quyền duy nhất.

Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Khẳng định vị thế lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam khi đứng đầu cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Tư tưởng có đổi mới khi có thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hiến pháp 2013: Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội…” So với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp 2013 có sự bổ sung và phát triển quan trọng, đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Nhấn mạnh Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Đó là sức sống của Đảng. Thêm vào đó, Đảng phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Nếu như quyết định không đúng, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước dân tộc.

Điều 4 Hiến pháp là tối thượng thể hiện quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Viện Nam với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 31: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức nào?

Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống phương pháp, hình thức, biện pháp mà Đảng sử dụng để lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối, quan điểm, mục tiêu của Đảng trong thực tiễn.

Đảng lánh đạo Nhà nước dưới nhièu hình thức, phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạt động Nhà nước mà Đảng quan tâm:

– Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về tổ chức Nhà nước và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về chủ trương phát triển các mặt của đời sống xã hội.

– Đảng lựa chọn cán bộ để giới thiệu với Nhà nước bố trí sắp xếp vào các chức vụ trong bộ máy Nhà nước.

– Đảng thường xuyên theo dõi kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng đường lối chủ trương chính sách của mình.

– Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo thông qua các tổ chức cơ sở do Đảng thành lập trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và các đảng viên làm việc trong bộ máy Nhà nước.

Câu 32: Hiến pháp có quan hệ như thế nào với Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Hiến pháp là văn bản thể chế hóa Cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam.

Quan điểm cá nhân: Hiến pháp và cương lĩnh chính trị chả có quan hệ gì với cương lĩnh chính trị của Đảng. Tổng bí thư hay trang Wikipedia đều nói/viết: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng”? Mà trong khi Hiến pháplà luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.” Vậy thì Cương lĩnh của Đảng có mang tính pháp lý nào không?Tại sao lại nói Hiến pháp sau Cương lĩnh? Nói như thế khác gì đặt Đảng lên trên Pháp luật??? (Phần này chỉ mang tính tham khảo)

Câu 33. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.

– Theo Hiến pháp năm 1946. chính thể Việt Nam là dân chủ cộng hòa, loại hình tổ chức Nhà nước đoạn tuyệt hoàn toàn chế độ truyền ngôi, thế tập, hướng đến việc tranh thủ mọi lực lượng trong và ngoài nước, chống lại sự phụ thuộc vào đế quốc thực dân, giành độc lập cho dân tộc.Theo Hiến pháp này, hình thức Nhà nước dân chủ cộng hòa có nhiều dấu ấn của cộng hòa đại nghị, bởi vì ở đây Quốc hội (Nghị viện) đc quy định là cơ quan Nhà nước cao nhất.Chính phủ đc thành lập dựa trên Quốc hội, chịu trách nhiệm trước QH và chỉ HĐ khi vẫn đc QH tín nhiệm.Tuy nhiên khác hình thức tổ chức cộng hòa đại nghị ở chỗ trong cơ cấu TCNN của Hiến pháp 1946 có chế định nguyên thủ quốc gia với một quyền năng rất lớn, không khác 1 tổng thống trong chính thể cộng hòa tổng thống.

– Sang đến Hiến pháp năm 1959.mặc dù tên gọi của chính thể ko thay đổi, vẫn là dân chủ cộng hòa nhưng những đặc điểm của cộng hòa tổng thống đã giảm đi.Điều này được thể hiện bằng việc nguyên thủ Quốc gia (Chủ tịch nước) không còn đồng

thời là người trực tiếp điều hành bộ máy hành pháp, mà nghiêng về chức năng tượng trưng cho sự bền vững,thống nhất của dân tộc, như của những nguyên thủ QG của chính thể cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị.Chủ tịch nước chính thức hóa các quyết định của QH, ủy ban Thường vụ QH hoặc của Hội đồng chính phủ. – Chính thể Việt Nam theo Hiến pháp năm 1980 là Cộng hòa XHCN, về cơ bản tổ chức quyền lực Nhà nước so vs mô hình của Hiến pháp năm 1959 không có thay đổi lớn.Những đặc điểm của mô hình Nhà nước XHCN trước đây chưa thật rõ,thì bây h thể hiện rõ nét.Vs cơ chế tập thể lãnh đạo, nguyên thủ QG ko phải là một cá nhân mà là do Hội đồng NN, đc Q hội bầu ra, đảm nhiệm.Hội đồng Nhà nước đồng thời là cơ quan thường trực của QH.Toàn bộ TC và HĐ của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam .Cách thức tổ chúc Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 thể hiện cơ chế tập trung mà mang nhiều yếu tố chủ quan, đã làm cho nền kinh tế, XH Việt Nam bị kìm hãm.

– Hiến pháp năm 1992 về cơ bản vẫn là hình thức chính thể cộng hòa XHCN nhưng đã có những điều chỉnh nhất định về bộ máy Nhà nước, chẳng hạn như nguyên thủ QG trở lại vai trò cá nhân chủ tịch nước,…

– Hiến pháp năm 2013:về cơ bản tương tự chính thể Hiến pháp năm 1992. tuy nhiên Hiến pháp làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong hệ thống lĩnh lực lượng vũ trang; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân.

Câu 34: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

* Nội hàm của khái niệm “Quyền lực Nhà nước….” – Đây là nguyên tắc cốt lõi của Hiến pháp Việt Nam

– Quyền lực Nhà nước là thống nhất nghĩa là tập trung vào Quốc hội – Đã có sự phân công, phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp

– Trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, sự phân công, phối hợp, kiểm soát luôn luôn được đặt trong nguyên tắc thống nhất quyền lực được quy định trong Hiến pháp năm 2013. do vậy ít nhiều có sự khác biệt nhất định với kiềm chế, đối trọng của nguyên tắc phân chia quyền lực theo thuyết Tam quyền phân lập của các học giả tư sản.

– Kiểm soát quyền lực Nhà nước được thực hiện đồng thời với nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước (hành pháp, lập pháp, tư pháp) trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước

Câu 35: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?

* Phân quyền là cách tổ chức Nhà nước mà quyền lực Nhà nước được phân ra cho các nhánh khác nhau, độc lập tương đối với nhau. Các nhánh này hợp tác, phối hợp, giám sát và kiềm chế lẫn nhau trong thực hành quyền lực Nhà nước.

Theo thuyết “Tam quyền phân lập” thường phân ra nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp. Tất cả các Nhà nước pháp quyền hiện đại thực chất đều được tổ chức theo cách này. Đấy là một thành quả của văn minh nhân loại. Cho đến nay, loài người vẫn chưa nghĩ ra cách hữu hiệu hơn về tổ chức Nhà nước.

* Hiến pháp 2013 tuy vẫn khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, nhưng lần đầu tiên có quy định thêm việc kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây được xem là một điểm mới cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức quyền lực Nhà nước, tránh những nhánh quyền lực vượt quá quyền hạn, không thể kiểm soát. Theo đó: xác định rõ ba bộ phận của quyền lực Nhà nước với những thiết chế thực hiện các quyền đó: Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Chính quyền địa phương là chế định được thay cho các thiết chế HĐND và UBND trong Hiến pháp hiện hành; hai thiết thế hiến định độc lập mới ra đời là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.

Câu 36: Nguyên tắc tập quyền là gì?Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 29 - 34)