Công bố luật, pháp lệnh

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 80 - 87)

Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật, nghị quyết được thông qua

Câu 102. Thực trạng hiện nay Chính phủ soạn thảo hầu hết các Dự án (dự thảo) Luật có hợp lý hay không?

Hợp lý vì Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ (Điều 96):

– Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…” (khoản 2 Điều 96).

– Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Hiến pháp đã làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân (khoản 3); bổ sung quy định trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (khoản 4);.

– Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100:”Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.

– Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều

kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản). Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế… Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền”Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70″ (khoản 7 Điều 96).

Câu 103. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.

Kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Câu 104. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.

Tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn so với Hiến pháp 1992: “Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.” (Khoản 1, điều 95). Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ cụm từ “các thành viên khác” của Hiến pháp 1992, bổ sung quy định “cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định” để trên cơ sở đó quy định trong luật về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ. Như vậy, Chính phủ mới có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Câu 105. Nêu khái niệm quyền hành pháp của Chính phủ.

Chủ thể cơ bản của quyề hành pháp là Chính phủ. Cách thức hoạt động của chính phủ góp phần làm hành pháp thực thi có hiệu quả hơn.

Ngay từ Hiến pháp năm 1946, cơ quan thực hiện chức năng hành pháp được khẳng định tại Điều 43 là Chính phủ (gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng); đến Hiến pháp năm 1959, chức năng hành pháp của Chính phủ được thể hiện là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính cao nhất của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo đó, chế định Chủ tịch nước được tách ra khỏi thành phần của Chính phủ. Quyền hạn của Hội đồng Chính phủ dành cho hành pháp (Chính phủ) chứ không phân định cho Chủ tịch nước với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và quyền hành pháp như quy định trong Hiến pháp năm 1946. Trong Hiến pháp năm 1980, chế định “Hội đồng Bộ trưởng” (đề cao vai trò của tập thể Chính phủ) được ghi nhận thay cho “Hội đồng Chính phủ” (vai trò của Thủ tướng và tập thể) trong tương quan đề cao và tập trung quyền lực vào Quốc hội. Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành và hành chính của Quốc hội. Trong Hiến pháp năm 1992, chế định Chính phủ được quy định kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với đề cao vai trò cá nhân người đứng đầu (Thủ tướng). Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất (Điều 109). Chính phủ là chủ thể chính chi phối toàn bộ hoạt động chấp hành và điều hành của quản lý Nhà nước. Với Hiến pháp 2013, lần đầu tiên Hiến pháp chính thức khẳng định tính chất, vị trí của Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp; nhấn mạnh và đề cao hơn tính chất, vị trí Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1). Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp quy của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập để thực hiện chức năng hành pháp (Điều 100).

Câu 106: Các thẩm quyền chủ yếu của chính phủ theo hiến pháp 2013

So các Hiến pháp trước, Hiến pháp 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ (Điều 96).

– Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…” (khoản 2 Điều 96).

– Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Hiến pháp đã làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật (khoản 1); thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân (khoản 3); bổ sung quy định trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (khoản 4);.

– Bên cạnh quyền trình dự án luật, Hiến pháp (sửa đổi) đã bổ sung quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ như một nhiệm vụ, quyền hạn độc lập của chức năng hành pháp tại Điều 100:”Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.

– Trong mối quan hệ với Quốc hội: Hiến pháp (sửa đổi) đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội quyết định (trong một số lĩnh vực Quốc hội chỉ quyết định các chính sách cơ bản). Chính phủ có quyền ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể để quản lý, điều hành; phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế… Theo đó, Chính phủ có thẩm quyền”Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70″ (khoản 7 Điều 96).

Câu 107: Thủ tướng chính phủ có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội không?

Thủ tướng chính phủ là một đại biểu Quốc hội, bởi vì Thủ tướng là do Quốc hội bầu ra theo đề nghị của Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội. Chính phủ là cơ quan hành pháp chịu sự giám sát của Quốc hội, do đó Thủ tướng là đại biểu Quốc hội sẽ dễ dàng điều hành, nắm bắt chỉ đạo của Quốc hội cũng như chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Mặt khác, đại biểu Quốc hội là do nhân dân bầu ra, Thủ tướng là đại biểu Quốc hội cũng có nghĩa là do nhân dân bầu, thể hiện đường lối Nhà nước của dân, do dân và vì dân của Đảng cộng sản.

Câu 108: Thẩm quyền của Thủ tướng theo hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định Hiến pháp năm 1992, đồng thời khẳng định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc lập có quyền hạn và nhiệm vụ riêng và đứng đầu hệ thống hành chính Nhà nước.

Hiến pháp sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ một cách khoa học và hợp lý hơn, bảo đảm tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.

Hiến pháp đã phân biệt và quy định rõ 2 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng: nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là một thiết chế độc lập tương đối.

Điều này được thể hiện rõ nét khi chúng ta so sánh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong hai bản Hiến pháp. Cụ thể:

– Hiến pháp đã làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo, điều hành Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước.

Đ114 Hiến pháp năm 1992: “1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;” Quy định trên được sửa đổi, bổ sung lại tại Điều 98 Hiến pháp năm 2013:

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;”

– Hiến pháp đã bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;” (khoản 5 Điều 98).

– Hiến pháp quy định đầy đủ hơn nhiệm vụ báo cáo công tác của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Khoản 6 Điều 114 Hiến pháp năm 1992, Thủ tướng Chính phủ phải “Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết”. Khoản 6 Điều 98 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là: “Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Câu 109: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Hiện nay Chính phủ Việt Nam có 25 bộ và các cơ quan ngang bộ.

Các bộ được tổ chức theo chiều dọc theo các ngành kinh tế-xã hội của quốc gia, gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ công an, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Giao thong vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Thủy sản, Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Giáo dục va Đào tạo, Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Bưu chính Công nghệ thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động và Thương binh xã hội.

Các cơ quan ngang bộ được tổ chức theo chiều ngang – chức năng quản lí tương ứng với một lĩnh vực phụ trách, gồm: Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban dân tộc, Thanh tra Nhà nước, Ủy ban Thể dục thể thao, Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em.

Câu 110: Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do cơ quan nào quyết định?

Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do Chính phủ đề xuất với Quốc hội để Quốc hội quyết định.

Câu 111: Vị trí pháp lý của Bộ trưởng

Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, tham gia vào hoạt động Chính phủ và các công tác khác của Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, các quy định tại nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chinh phủ, Quốc hội về quản lí Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.

Câu 112: Việc đề nghị bổ nhiệm, phê chuẩn bổ nhiệm một Bộ trưởng diễn ra theo trình tự:

Đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng, Thủ tướng sẽ trình danh sách đề cử các chức vụ lên Quốc hội.

Sau đó, Quốc hội sẽ xem xét và quyết định phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng theo danh sách đề cử của Chính phủ mà Thủ tướng trình lên.

Câu 113: Quyền lập quy của Chính phủ

– Quyền lập quy của Chính phủ được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

+ Ở nghĩa hẹp, quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của tập thể Chính phủ ban hành QPPL (quy phạm pháp luật) dưới luật hoặc liên tịch với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội để ban hành QPPL liên tịch trên cơ sở và để thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập theo hình thức văn bản, thủ tục và trình tự do pháp luật quy định.

+ Ở nghĩa rộng, quyền lập quy của Chính phủ là thẩm quyền của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành QPPL dưới luật và thẩm quyền của tập thể Chính phủ liên tịch với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ

Một phần của tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập luật hiến pháp 2021 có đáp án (Trang 80 - 87)