4. Phương pháp nghiên cứ u
2.3.4. Quy trình đào tạ o
Sơ đồ 2.2: Quy trình đào tạo của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3
Nộ i dung các bư ớ c trong quy trình:
Bước 1:Xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo: Căn cứ vào phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tình hình thực tếmà có nhu cầu cụthểcủa từng đơn vịtheo chức danh quản lý, từng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ.
(Nguồn: Phòng Tổng hợp)
Xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo
Lập kếhoạch đào tạo và phát triển
Tổchức, triển khai đào tạo và phát triển
Đánh giá kết quả
Báo cáo, lưu hồ sơ Phê duyệt
Xác định đối tượng đào tạo
Việc xác định đối tượng đào tạo của công ty xuất phát từtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo hằng năm của công ty. Do đặc thù sản phẩm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty là ngành cần nhiều lao động trực tiếp nên công ty tập trung nhiều vào đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất như công nhân kỹ thuật may và xem đây là đối tượng ưu tiên hàng đầu, trọng tâm và chủlực.
Các khóa học về quy trình sản xuất, cách sử dụng các loại thiết bị và công nghệ, an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy thì đối tượng lao động là công nhân chuẩn bị, công nhân kiểm tra, công nhân là ủi, công nhân máy móc nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quảtrong quá trình laođộng và sản xuất. Kếhoạch đào tạo hằng năm của công ty chiếm phần lớn là đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật ngành may do vịtrí này nắm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vịnên tập trung đào tạo, giúp họ có khả năng thích nghi cao với công việc và phù hợp với thực tiễn.
Những khóa huấn luyện, tập huấn, cử đi đào tạo các trường đại học được công ty tổ chức dành cho cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban để nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ. Họphải là những người có trìnhđộ cao đẳng, đại học, phải ký hợp đồng dài hạn với công ty để đảm bảo sự gắn bó lâu dài và đang làm việcởnhững khâu quan trọng.
Bước 2:Lập kếhoạch đào tạo và phát triển
Căn cứ vào yêu cầu và đối tượng tham gia đào tạo, đơn vị lập ra kếhoạch đào tạo bao gồm: thời gian, địa điểm tổchức, giáo viênhướng dẫn, kinh phí đào tạo.
- Thời gian: bao gồm thời gian gửi thông báo cho các đơn vị bộphận, các Xí nghiệp, nhà máy trực thuộc cho đến khi có được danh sách những người tham gia đào tạo, xác định khoản thời gian bắt đầu và kết thúc của khóa học, cũng như thời gian bắt đầu kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Tất cả phải lên kếhoạch chặt chẽnhằm loại bỏnhững yếu tốrủi ro, những tình huống xảy ra ngoài dựbáo.
- Địa điểm tổ chức: Việc lựa chọn địa điểm tổ chức còn phụ thuộc vào số người tham gia và chương trình đào tạo. Thông thường, các khóa đào tạo nâng bậc ngắn hạn cho công nhân kỹthuật thường được tổ chức tại hội trường của công ty, còn thực hành thường được tiến hành ngay trong phân xưởng làm việc.
- Phân công trách nhiệm giáo viên hướng dẫn: đối với những chương trình do công ty tổchức như khóa học vềbảo hộ, an toàn lao động hay những khóa đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật thì việc phụ trách đào tạo là những cán bộ bên trong công ty. Họcó trách nhiệm soạn thảo tài liệu và hướng dẫn đào tạo.
- Kinh phí đào tạo: dựa vào số người đào tạo và quy mô đào tạo để lập kinh phí đào tạo bao gồm: kinh phí tập trung, kinh phí phân bổ cho các đơn vị, kinh phí dựphòng.
Bước 3: Phê duyệt
- Trình kếhoạch lên Tổng Giám đốc đểxin phê duyệt.
- Nếu đạt yêu cầu các nội dung xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thông báo kếhoạch đãđược phê duyệt cho các đơn vịvà chuyển tiếp tới bước 4.
- Nếu không đạt yêu cầu quay vềlại bước 1 để xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo.
Bước 4:Tổchức, triểnkhai đào tạo và phát triển.
Đối với các khóa đào tạo nội bộ:
- Xây dựng và trình cấp trên phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển thuộc thẩm quyền.
- Lựa chọn cơ sở đào tạo.
- Hoàn thiện hồ sơ, thủtục và hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo cho các cấp thẩm quyền ký.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo đã liên kết cung cấp dịch vụ đào tạo đểtheo dõi, giám sát quá trình giảng dạy, đánh giá chất lượng khóa đào tạo; tổng hợp số liệu để lưu trữ, quản lý thông tin.
Đối với các khóa đào tạo nội bộ: Căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã được Tổng Giám đốc phê duyệt thì các giảng viên nội bộ, cấp có thẩm quyền tổ chức, triệu tập các khóa đào tạo và được tiến hành.
- Làm việc trực tiếp, trao đổi với giảng viên nội bộ để xây dựng nội dung, đề cương theo yêucầu khóa học, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan đểlựa chọn cách thức và phương pháp phù hợp.
- Lập kếhoạch triển khai: thời gian, địa điểm, điều kiện về cơ sởvật chất, đối tượng tham gia, triệu tập người lao động tham gia khóa đào tạo.
Bước 5:Đánh giákết quả.
Đối với các chương trình đào tạo do công ty cử đi học hoặc nhân viên tự đi học, thì hội đồng đánh giá thông qua những văn bằng, chứng chỉ mà họ nhận sau mỗi khóa học. Đây là bằng chứng ghi nhận kết quả đạt được sau khóa đào tạo. Còn đối với những chương trình do công ty tổchức sẽ đánh giá kết quảviệc tổchức thi lý thuyết và thực hành. Kết quả này sẽ cho biết những người đạt được và những người chưa đạt hoặc cần phải xem để đánh giá lại kết quả. Thông thường sau kiểm tra, những người không đạt yêu cầu do Hội đồng loại ra thì các trường hợp này tiếp tục được bố trí trong khóa đào tạo năm sau.
Bước 6:Báo cáo, lưu hồ sơ
- Cán bộ phụ trách phải có trách nhiệm lập báo cáo về các khoản thời gian thực hiện đối với từng nội dung đào tạo, ghi rõ đối tượng tham gia, số người tham gia, giảng viên, kinh phí.
- Tất cả báo cáo kết quả đào tạo đều được trình lên Tổng Giám đốc theo dõi và lưu hồ sơ phục vụcông tác xây dựng kếhoạch đào tạo kếtiếp.