2.1.6.1 Singapore
Với một đất nước nhỏ bé và không nhiều tài nguyên như Singapore, du lịch Singapore phát triển mạnh là một câu hỏi lớn đối với nhiều đất nước khác.
Để du lịch Singapore có được sự phát triển như ngày hôm nay, Chính
phủSingapore đã có những nỗ lực không hề nhỏ trong việc hoạch định xây dựng chiến lược phát triển du lịch cho đất nước này qua từng giai đoạn khác nhau.
Năm 1968 với chiến lược “ Du lịch Singapore”, đất nước này đã phát huy sự
sáng tạo của con người trong việc phát triển du lịch. Tiếp đến năm 1986 với chiến lược phát triển du lịch, Singapore đã tiến hành tập trung cho khôi phục
cũng như đề ra giải pháp bảo tồn các khu di tích văn hóa. Sau khi khôi phục các
di tích văn hóa, Singapore tiếp tục mở rộng sản phẩm du lịch tạo nên sựđa dạng cho sản phẩm du lịch thông qua kế hoạch phát triển chiến lược năm 1993. Sau
các kế hoạch phát triển trước Singapore bắt đầu có những kế hoạch mang tính dài hạn hơn đó là kế hoạch “ Du lịch 21” năm 1996 với các chiến lược về vốn,
sản phẩm, du lịch khu vực,… Tiếp sau đó năm 2012 với kế hoạch là “Địa giới Du lịch 2020” Singapore tiếp tục đầu tư vào các sự kiện du lịch cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Năm 2015 Singapore lại tiếp tục thực hiện việc nâng cấp cũng như tiêu chuẩn hóa dịch vụ trong du lịch với kế hoạch “ Du
lịch 2015” (Nguyễn Đức Thành, 2012).
Tất cảđiều này đã giúp cho Singapore trởthành điểm du lịch thu hút du khách với các trung tâm triển lãm, hội nghịhàng đầu châu Á, trung tâm dịch vụ
và giải trí bậc nhất cùng môi trường du lịch trong lành và văn minh.
2.1.6.2 Thái Lan
Trong những năm gần đây du lịch Thái Lan ngày càng khẳng định được vị trí của mình tại khu vực và trên thế giới. Thái Lan được cho là một trong những nơi “Must – Travel” của du khách. Du lịch nội địa tăng trưởng nhanh chóng trong thập kỷ qua; Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 1.450 tỷ baht, tăng 9,02% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ tính riêng trong tháng 10/2017, khách du lịch tăng 20,2% và tạo doanh thu 129,8 tỷ baht. ( P/v TTXVN Sơn Nam tại
Bangkok, 2017). Vậy điều gì làm nên thành công cho thương hiệu du lịch Thái
Lan?
Thái Lan bắt đầu chiến dịch tạo dựng thương hiệu bằng chính những nét đặt trưng nhất của Đất nước Thái Lan, đó là truyền thống văn hóa và con người Thái Lan. Thái Lan thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu qua từng chiến dịch khác nhau kết hợp nhiều công cụ Marketing hiệu quả để quảng bá hình
ảnh du lịch. Với khẩu hiệu “Amazing Thailand”, trong nhiều năm qua, chính phủThái Lan đã thực hiện hàng loạt các chiến dịch xây dựng quảng bá thương hiệu quốc gia: chiến dịch “Tôi ghét Thái Lan”, chiến dịch “Thailand Extreme Makeover” (2014); cuộc thi “One and Only” thuộc chiến dịch Discover
Thainess (2015). Với chiến dịch này một lần nữa Thái Lan khẳng định những
giá trị đậm chất nhất về văn hóa, con người Thái Lan thông qua các hoạt động: Múa Thái, điệu nhảy truyền thống Thái, ẩm thực Thái, làm vòng hoa kiểu Thái và nói tiếng Thái. Đặc biệt chương trình này được sử dụng trên kênh truyền thông kỹ thuật số(Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), 2015).
Bên cạnh đó hàng năm, Thái Lan đều có những chương trình xúc tiến quảng nền ẩm thực Thái Lan mang tên Thailand - Kitchen to the World (Thái
Lan - bếp ăn của thế giới)được thực hiện từ năm 2005 – 2010. Để thực hiện
thành công Chiến dịchThailand - Kitchen to the World, Bộ Giáo dục và Bộ Lao động Thái Lan đã phối hợp đào tạo đầu bếp phục vụ trong các nhà hàng của Thái Lan ở nước ngoài. Số đầu bếp này có trách nhiệm mở rộng ảnh hưởng văn hóa ẩm thực Thái Lan ở các nước (PhạmMạnhCường;TrầnHữu Nhân; Hoàng Minh Khang, 2017)
Mặc khác, Thái Lan thực hiện chính sách mở trong việc xuất nhập cảnh, thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục visa cho du khách. Áp dụng mức giá thuế thấp hoặc miễn thuế tại các cửa hàng công ty lữ hành (Nguyễn Xuân Thiên,
2016). Tất cả điều này đã giúp cho Thái Lan trở thành điểm du lịch thu hút du
khách.
2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất