Phân tích hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long (Trang 81 - 87)

4.2.6.1 Kết quả hồi quy tuyến tính

Sau bước thực hiện phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu được hình chỉnh như Hình 4.4 cho thấy, mô hình nghiên cứu gồm: biến phụ thuộc (Thương hiệu du lịch) và các biến độc lập (Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận; Sự hấp dẫn của điểm đến; Bầu không khí du lịch; Chi phí hợp lý; Tài nguyên du lịch). Cho nên, hàm số thể hiện các nhân tốảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long có dạng như sau:

Y = f(F1, F2, F3, F4, F5)

Trong đó, biến Y (Thương hiệu du lịch) được đo lường thông qua giá trị trung bình của các biến đo lường sự hài lòng. Các biến độc lập được đo lường thông qua điểm nhân tố từ kết quả phân tích nhân tố. Kết quả hồi quy tuyến tính được thể hiện ở Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy tuyến tính

Tên biến Hệ số(B) (Beta) Hệ số Mức ý nghĩa VIF

Hằng số 3,606 0,000 F1: Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận 0,571 0,529 0,000 1,000 F2: Sự hấp dẫn của điểm đến 0,445 0,412 0,000 1,000 F3: Bầu không khí du lịch 0,323 0,299 0,000 1,000 F4: Chi phí hợp lý 0,343 0,318 0,000 1,000 F5: Tài nguyên du lịch 0,292 0,271 0,000 1,000 Số quan sát 229 Sig.F 0,000 Durbin-Watson 1,900 Hệ số R2hiệu chỉnh 0,707

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Trước khi xem xét kết quả hồi quy tuyến tính, cần thực hiện một số kiểm định: kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị VIF, giá trị Durbin Watson sử dụng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, giá trị Sig. F sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, hệ số R2 hiệu chỉnh được sử dụng để xét mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu.

+ Kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến, giá trị VIF của các biến độc lập bằng 1, bé hơn rất nhiều so với giá trị cho phép là 10. Cho nên, không có hiện tượngđa cộng giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.

+ Kiểm tra hiện tượng tự tương quan, giá trị Durbin Watson của mô hình nghiên cứu là 1,900. Giá trị dutra bảng là 1,725, cho thấy giá trị Durbin Watson của nghiên cứu thuộc khoản du và 4 – du cho nên không tồn tại hiện tượng tự tương quan.

+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, giá trị Sig.F của mô hình nghiên cứu là 0,000 bé hơn rất nhiều so với giá trị cho phép là 0,05. Cho nên, mô hình nghiên cứu là phù hợp.

+ Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình nghiên cứu là 0,707 cho thấy, các biến trong mô hình nghiên cứu đề cập giải thích được 70,7% sự biến thiên của mô hình nghiên cứu, còn lại 29,3% được giải thích bởi những biến chưa được đề cập trong mô hình nghiên cứu.

4.2.6.2 Một số kiểm định của hồi quy

a. Kiểm định phương sai sai số không đổi

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi được thực hiện qua kiểm định Spearman. Giá trị được được sử dụng để kiểm định là Sig. (2tailed), nếu giá trị này lớn hơn 0,05 thì không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả kiểm định hiện tương phương sai sai số thay đổi được thể hiện ở Bảng

4.12.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

F1 F2 F3 F4 F5 ABSPD F1 Correlation Coefficient 1,000 - 0,005 -0,035 -0,049 0,039 -0,126 Sig. (2-tailed) . 0,937 0,597 0,459 0,558 0,156 N 229 229 229 229 229 229 F2 Correlation Coefficient -0,005 1,000 -0,006 -0,024 - 0,022 0,188 Sig. (2-tailed) 0,937 . 0,925 0,718 0,741 0,204 N 229 229 229 229 229 229 F3 Correlation Coefficient -0,035 - 0,006 1,000 - 0,026 0,014 0,060 Sig. (2-tailed) 0,597 0,925 . 0,692 0,831 0,363

N 229 229 229 229 229 229 F4 Correlation Coefficient -0,049 - 0,024 -0,026 1,000 0,023 -0,004 Sig. (2-tailed) 0,459 0,718 0,692 . 0,729 0,952 N 229 229 229 229 229 229 F5 Correlation Coefficient 0,039 - 0,022 0,014 0,023 1,000 0,165 Sig. (2-tailed) 0,558 0,741 0,831 0,729 . 0,212 N 229 229 229 229 229 229 ABSPD Correlation Coefficient -0,126 0,188 0,060 -0,004 0,165 1,000 Sig. (2-tailed) 0,156 0,204 0,363 0,952 0,212 . N 229 229 229 229 229 229

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Quả kết quả thể hiện cho thấy, giá trị kiểm định Spearman giữa phần dư và các biến độc lập đều có giá trị lớn hơn 0,05 cho nên không tồn tại hiện tương phương sai sai số thay đổi. Cụ thể, giá trị kiểm định như sau: F1: Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận là 0,156; F2: Sự hấp dẫn của điểm đến là 0,204; F3:

Bầu không khí du lịch là 0,363; F4: Chi phí hợp lý là 0,952; F5: Tài nguyên du

lịch là 0,212.

b. Kiểm định phân phối chuẩn củaphần dư

Kiểm định phân phối chuẩn phần dư thông qua xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram và kết quả được thể hiện ở Hình 4.5.

Hình 4.5: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư

Dựa vào kết quả cho thấy, đường cong của phần dư có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,989 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

c. Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính

Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp chúng ta dò tìm xem, dữ liệu hiện tại có vi phạm giả định

liên hệ tuyến tính hay không. Để kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi, ta sử dụng đồ thị phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa (Standardized Residual) trung hoành và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa (Standardized predicted value) trục tung. Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính được thể hiện ở Hình 4.6.

Hình 4.6: Kết quả kiểm định giả định liên hệ tuyến tính phần dư

(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)

Kết quả kiểm định cho thấy, các phần dư ngẫu nhiên phân tán quay trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của phần dư không đổi.

4.2.6.3 Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long có dạng:

TH = 3,606 + 0,571*F1 + 0,445*F2 + 0,323*F3 +0,343*F4 + 0,292*F5

+ Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận là 0,000 và giá trị tác động là 0,571 cho thấy, Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H1 bị bác bỏ, Cơ sở hạ tầng du lịch và Khả năng tiếp cận có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H2: Sự hấp dẫn của điểm đến không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Sự hấp dẫn của điểm đến là 0,000 và giá trị tác động là 0,455 cho thấy, Sự hấp dẫn của điểm đến là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H2 bị bác bỏ, Sự hấp dẫn của điểm đến có ảnh hưởng đến

xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H3: Bầu không khí du lịch không ảnh hưởng đến xây dựng

Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Bầu không khí du lịch là 0,000 và giá trị tác động là 0,323 cho thấy, Bầu không khí du lịch là một nhân tốcó tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H3bị bác bỏ, Bầu không khí du lịch có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H4: Chi phí hợp lý không ảnh hưởng đến xây dựng Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Chi phí hợp lý là 0,000 và giá trị tác động là 0,343 cho thấy, Chi phí hợp lý là một nhân tố có tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết H4

bị bác bỏ, Chi phí hợp lý có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

+ Giả thuyết H5: Tài nguyên du lịch không ảnh hưởng đến xây dựng

Thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long

Giá trị mức ý nghĩa của Tài nguyên du lịch là 0,000 và giá trị tác động là 0,292 cho thấy, Tài nguyên du lịch là một nhân tốcó tác động thuận chiều đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long ở mức ý nghĩa 1%. Vậy giả thuyết

H5 bị bác bỏ, Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long.

Tóm tắt chương 4

Chương 4trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến xây dựng thương hiệu Du lịch tại Vĩnh Long và mô hình nghiên cứu chính thức đã được điều chỉnh. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach”s alpha và EFA. Phân

tích hồi quy tuyến tínhcho thấy có 5 yếu tố khảo sát ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Longbao gồm: Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận, sự hấp dẫn của điểm đến, bầu không khí du lịch, chi phí hợp lý, tài nguyên du lịch. Mặc khác trong mô hình hồi quy, độ phù hợp của bộ dữ liệu trong nghiên cứu khá cao chính vì vậy các giả thuyếtđều bị bác bỏ. Điều này, cho thấy các yếu tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩ thống kêcũng như có ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch Vĩnh Long.

Chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chương 5

KT LUN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch Vĩnh Long (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)