Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Vĩnh Long được thực hiện thông qua việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 250 khách du lịch tại các điểm đến ở Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong quá trình khảo
sát có những sai sót, cho nên chỉ có 229 phiếu khảo sát có thể sử dụng thực hiện phân tích. Trước tiên, cần khái quát về mẫu quan sát thực hiện nghiên cứu, Bảng 4.2 thể hiện thông tin chung của khách du lịch. Thông tin chung được thống kê bao gồm: giới tính, nơi đến, độ tuổi, trình độ học vấn.
Về giới tính, theo kết quả thống kê cho thấy có sự chênh lệch về giới tính giữa nam và nữ của khách du lịch. Cụ thể, giới tính nam có 44,5%; giới tính nữ chiếm 55,5%. Tuy có chênh lệch về giới tính của đáp viên nhưng không nhiều. Du lịch là một trải nghiệm, giúp người tham gia có được nhiều điều hiểu biết và
ai cũng mong muốn được tham gia các chuyến dulịch. Qua đây cho thấy, dường như không có sự phân biệt về giới tính của những người đi du lịch.
Bảng 4.2: Mô tảmẫu nghiên cứu
Thông tin Khách du lịch Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 102 44,5 Nữ 127 55,5 Tổng 229 100,0 Nơi đến Quốc tế 30 13,1 Trong nước 199 86,9 Tổng 229 100,0 Tuổi Dưới 18 tuổi 11 4,8 18 – 35 tuổi 157 68,6 36 – 45 tuổi 51 22,3 Trên 45 tuổi 10 4,4 Tổng 229 100,0 Trình độ học vấn THPT trở xuống 19 8,3 Trung cấp 29 12,7 Đại học/Cao đẳng 155 67,7 Sau đại học 26 11,4 Tổng 229 100,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát 229 khách du lịch, 2017)
Về nơi đến, để cỡ mẫu có tính đại diện hơn tác giả tiến hành phỏng vấn cả khách trong nước và khách quốc tế. Kết quả thống kê thể hiện, khách quốc tế chiếm 13,1% và khách trong nước chiếm 86,9%. Có sự chênh lệch về nơi đến của khách du lịch, kết quả này cũng dễ hiểu vì tại Vĩnh Long khách du lịch trong nước chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với khách quốc tế.
Về độ tuổi, theo kết quả thống kê ở Bảng 4.2 thể hiện, độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 4,8%; độ tuổi từ 18 – 35 tuổi chiếm 68,6%; độ tuổi từ 36 –45 tuổi chiếm 22,3%; độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 4,4%. Có sự chênh lệch về độ tuổi của đáp viên, độ tuổi từ 18 – 45 chiếm tỷ trọng nhiều hơn với độ tuổi dưới 18 tuổi và trên 45 tuổi. Điều này có thể giải thích, ở độ tuổi dưới 18 là độ tuổi chưa trưởng thành, phụ thuộc nhiều vào gia đình; ở độ tuổi trên 45 con người thường
có xu hướng trầm tính hơn, không thích những nơi đông đúc. Chính vì thế, độ tuổi từ 18 –45 là độ tuổi đi du lịch nhiều hơn.
Về trình độ học vấn, trình độ học vấn từ THPT trở xuống chiếm 8,3%; trình độ học vấn là Trung cấp chiếm 12,7%; trình độ học vấn là Đại học/Cao đẳng chiếm 67,7%; trình độ học vấn là Sau Đại học chiếm 11,4%. Qua đây cho thấy, trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm tỷ trọng lớn hơn, con người ngày càng có xu hướng nâng cao trình độ học vấn. Hơn thế, những người có trình độ học vấn thường được làm việc tại các tổ chức kinh tế, cho nên việc đi du lịch thuận tiện hơn so với những người có trình độ thấp.