5. Nội dung nghiên cứu
2.3.1.9 Sự trung thành với tổ chức
Một nhân viên trung thành không có nghĩa là một nhân viên đã làm việc lâu năm mà điều quan trọng là nhân viênấy phải luôn nắm bắt được và hành động vì tầm nhìn, sứmệnh, giá trịcốt lõi và các mục tiêu của công ty.
Ởcông ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng nhân viên được coi là trung thành khi họlàm việc chăm chỉvà cam kết cho sựthành công của công ty. Họcó thểsớm rời bỏ công ty nhưng một khi còn làm việc thì họluôn nỗlực hết mình vàđặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích cá nhân..
Một nhân viên trung thành cần phải hội tụnhững phẩm chất sau:
+ Đối xử với sếp và các đồng nghiệp như những người bạn đồng hành: Những nhân viên trung thành biết cách thu hẹp khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Họhiểu rằng sếp muốn giúp họ đạt được các mục tiêu phát triển nghềnghiệp và cá nhân, mong muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân viên và họcũng sẽtựnguyện nỗlực hết mình đểlàm những điều tốt đẹp nhất cho sếp, cảtrong công việc lẫn đời sống cá nhân.
+ Chia sẻ với sếp những điều sếp ít muốn nghe nhất: Những nhân viên trung thành sẵn sàng nói với sếp những điều cần thiết nhất đối với sếp nhưng cũng là những điều mà sếp ít muốn nghe nhất. Họ thẳng thắn nói rằng một số ý tưởng của sếp là không đúng, rằng quan điểm của sếp đã lạc hậu hoặc sếp đã mắc sai lầm mà không ngại sếp phật lòng. Họ nói ra những điều ấy vì họ tin rằng sếp rất quan tâm đến việc làm những gì tốt nhất cho công ty và tập thểnhân viên.
+ Không bao giờ chỉ trích sếp trước mặt người khác: Những nhân viên bình thường có khuynh hướng nói xấu sếp khi không có mặt sếp. Họ làm điềuấy như một cách để… xả “stress”, nhưng chủ yếu vẫn là vì họ nghĩ rằng có một số việc thì sếp chẳng phải là người tài cán gì và họ hoàn toàn có thểlàm những việc này tốt hơn sếp nhiều. Những nhân viên trung thành thì chẳng bao giờ bàn tán những chuyện bên lề như thế. Họluôn tôn trọng sếp ngay cảkhi sếp không có mặt và đương nhiên họ cũng mong muốn được sếp đối xử như vậy.
+ Họ sẵn sàng tranh luận riêng với sếp: Bất đồng quan điểm và tranh luận là điều cần thiết cho một nhóm làm việc để đi đến những thống nhất tối ưu. Các nhân viên trung thành sẵn sàng đưa ra ý kiến phản hồi, tranh luận với sếp chứ không phải hành động như những kẻ theo đuôi, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Họ tin rằng
một vịsếp tốt sẽthích nghe những điều như thế để đưa ra những quyết định tốt nhất vì sựphát triển của doanh nghiệp.
+ Ủng hộtuyệt đối các quyết định của sếp và bản thân sếp trước những người khác:Mặc dù hay tranh luận với sếp trước khi sếp ra quyết định nhưng một khi quyết định đãđược đưa ra, những nhân viên trung thành hoàn toànủng hộ các quyết địnhấy và họsẽthểhiện thái độ đó trước những người khác. Ngay cả khi chưa nhất trí với một quyết định nào đó của sếp thì họcũng không tìm mọi cách để chứng minh rằng sếp đã sai. Ngược lại, họ sẵn sàng mạo hiểm để thử nghiệm ý tưởng mới của sếp và nỗ lực cùng sếp đi đến cùng đểchứng minh sếp đã quyết định đúng.
+ Báo trước cho sếp khi muốn rời bỏcông ty: Đôi khi một nhân viên đang làm việc hết mình vì sếp và vì công ty lại muốn ra đi vì nhiều lý do khác nhau: để theo đuổi một cơ hội khác tốt hơn, vì thay đổi phong cách sống, để thử nghiệm một lĩnh vực mới hay để thành lập một công ty riêng… Nhưng những nhân viên trung thành hiểu rằng sự ra đi của họsẽtạo ra một lỗhổng lớn cho doanh nghiệp nên họluôn báo trước cho sếp vềsự ra đi của mình một thời gian đủ dài đểsếp có thểchuẩn bị trước. Họtin rằng một vị sếp tốt sẽ không đối xử khác với họ trước quyết định thôi việc của họ. Họ tin tưởng sếp vì họ đã trung thành với sếp. Họtin rằng vì họ đã không ít lần đặt lợi ích của sếp và của công ty lên trên lợi ích cá nhân của họ nên sếp cũng sẽ đối xử công bằng với họ trước quyết định ra đi của mình.