Các nghiên cứu trong nướ c

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của học viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 29 - 31)

ThS. Ngô Cao Hoài Linh (2019), đã nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của học viên tại các trung tâm anh ngữ vừa và nhỏ tại TP Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên ở các trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ tại

TP.HCM. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả tiến

hành khảo sát 300 học viên đã và đang học tại các trung tâm Anh ngữ. Kết quả

các trung tâm Anh ngữ là: (1) Sự tin cậy; (2) Giảng viên; (3) Chương trình học; (4)

Sự đáp ứng; (5) Cơ sở vật chất và (6) Danh tiếng. Đây chính là cơ sở quan trọng để các trung tâm Anh ngữ xem xét lại các chính sách, dịch vụ của mình từ đó cải

thiện và nâng cao khả năng thu hút học viên. Kết quả nghiên cứu cho ra mô hình hồi quy như sau:

Y = 0,577*X2 + 0,518*X4 + 0,378*X1+ 0,338*X3 + 0,268*X6 + 0,212*X5

(Trong đó: Y: Sự hài lòng của học viênở các trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ; X1: Chương trình học; X2: Sự tin cậy; X3: Sự đáp ứng; X4: Giảng viên; X5: Danh tiếng; X6: Cơ sở vật chất). Ta thấy cả 6 yếu tố trên đều tác động và tương quan

thuận đến sự hài lòng của học viên ở các trung tâm Anh ngữ vừa và nhỏ tại

TP.HCM, sắp xếp 3 yếutố dẫn đầu ảnh hưởng mạnh nhất: thứ nhất: sự tin cậy; thứ

2: giảng viên; thứ 3: chương trình học. Các yếu tố còn lại baogồmsự đáp ứng, cơ

sở vật chất và danh tiếng đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viênở các trung

tâm Anh ngữ vừa và nhỏ tại TP.HCM với những mức độ khác nhau. Đây chính là

cơ sở quan trọng để nhà quản trị xem xét để đưa ra các chính sách nhằm nâng cao

sự hài lòng của học viên.

Phạm Thị Liên (2016) đã có bài nghiên cứu về “Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội”. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 160 học viên về sự hài lòng đối với bốn

nhân tố: (1) Cơ sở vật chất, (2) Chương trìnhđào tạo, (3) Giảng viên, (4) Khả năng

phục vụ. Kết quả phân tích cũng cho thấy sự hài lòng chịu tác động nhiều từ Chương trình đào tạo (Hệ số Beta = 0,346), Cơ sở vật chất (Beta = 0,330) và Khả năng phục vụ (Beta = 0,244). Về yếu tố giảng viên có hệ số Beta = -0,103 nên

không có tác động đến sự hài lòng của sinh viên.

Nguyễn Thị Hương Xuân, Nguyễn Thị Phượng và Vũ Thị Hồng Loan (2016) đã có bài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối

với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của trường Đại học Lâm Nghiệp”. Nghiên cứu dựa trên số liệu điều tra 423 sinhviên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhóm

yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ của nhà trường cung

cấp gồm: (1) Cơ sở vật chất, (2) Năng lực phục vụ, (3) Khả năng đáp ứng, (4) Sự

nhất đến sự hài lòng của sinh viên là điều kiện cơ sở vật chất và mức độ tin cậy của

các cam kết của Nhà trường, cụ thể biến Cơ sở vật chất có hệ số Beta = 0,47, Mức độ tin cậy có hệ số Beta = 0,465, Khả năng đáp ứng có hệ số Beta = 0,444, Năng lực

phục vụ có hệ số Beta = 0,335 và sự quan tâm có hệ số Beta = 0,332.

Một phần của tài liệu Khóa luận Phân tích mối liên hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của học viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 29 - 31)