Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật (Trang 34 - 37)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Mục tỉêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải hướng vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng làm chủ các kiến thức khoa học kỹ thuật trên cơ sở áp dụng các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính hiện đại trên địa bàn thành phố. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chiến lược, những chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức trẻ có năng lực.

Đào tạo bồi dưỡng theo quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và công chức chuyên môn theo ngạch công chức và theo chức danh nhằm hình thành đội ngũ cán bộ,

bàn phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

công chức chuyên nghiệp, đồng bộ, được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và thực tiễn, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng “giỏi một việc, biết nhiều

việc” để đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới và đồng thời phục vụ công tác luân chuyển cán bộ.

Đối với lãnh đạo cấp xã cần được đào tạo các kiến thức quản lý hành chính hiện đại và các kỹ năng quản lý, điều hành thực thì chiến lược, giám sát các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Đối với đội ngũ công chức làm công tác tham mưu chính sách cần được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách, kiểm tra, hướng dẫn trong lĩnh vực phụ ưảch, có kinh nghìệm thực tiễn, trình độ tin hoc, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

Đội ngũ công chức thực thi chính sách được đào tạo thành thạo các kiến thức về lĩnh vực quản lý và kỹ năng nghiệp vụ phù hợp công việc được phân công; có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp được với dối tác nước ngoài và nghiên cứu chuyên môn.

Ngoài ra, công chức thực thì cần được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về lý luận chfnh trị, quản lý nhà nước và công nghệ thông tin.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở phường Vĩnh Lợi, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới cần hướng vào một số vấn đề trọng tâm sau đây:

- Thứ nhất, Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ công chức xã về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Từ việc nhận thức đúng đắn sẽ là cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương.

Có thể nói, ý thức của công chức cấp xã, của các nhà quản lý trong việc học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng phục vụ trong công việc đang là yếu tố cản trở rất lớn đối với quá trình đào tạo, bồi dưỡng hiện nay. Nhận thức của một số cán bộ, công chức cấp xã hiện nay đang tồn tại những cách nhìn không đúng về việc tham gia các khóa về đào tạo, bồi dưỡng, chẳng hạn như xem đó chỉ là hoạt động bắt buộc theo quy định của nhà nước hay tư tưởng học vì bằng cấp, chức vụ chứ không phải vì chính nhu cầu công việc của cán bộ, công chức cấp xã.

Do đó, cần nhận thức đúng về vai trò quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng. vì tự thân nhà quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiểu và làm sẽ tác dụng hơn là bị ép buộc từ các quy định của nhà nước hay các yếu tố khác tác động từ bên ngoài khác. Nhận thức đúng đắn và có động lực từ bên trong sẽ thúc đấy cán bộ, công chức

bàn phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

cấp xã nổ lực học tập, phấn đấu trước hết vì bản thân mình, từ đó góp phần vào việc thực hiện tốt hơn công việc và nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai, Rà soát lại tổng thế đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Cần dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ, công chức người dân tộc, cán bộ, công chức là nữ.

- Thứ ba, Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là nhằm trang bị, củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và thực thì công vụ. Do đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác, ưu tiên các kỹ năng cán bộ, công chức còn yếu như giao tiếp, tiếp dân, tham mưu, đề xuất giải quyết công việc, soạn thảo văn bản, hòa giải.

- Thứ tư, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của địa phương cần gắn liền với xem xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trước mắt, như cầu nào cần đào tạo ngay, như cầu nào có thể lùi lại. Đồng thời, cần có cơ chế đặc biệt tiếp tục khuyến khích cán bộ, công chức không ngừng tự học tập, tụ bồi dưỡng. Có thể học dưới nhiều hình thức khác nhau như: Học tập trung, học ngoài giờ; học tại chức, từ xa, liên thông. .. Đây là biện pháp giải quyết nhu cầu đào tạo đỡ tốn chi phí nhất.

-Thứ năm, chú trọng đặc biệt vào chương trình và khâu biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mởi theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Hưởng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần xác định đến tính đặc thù của của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là địa bàn miền núi hoặc địa bàn có nhiều đồng bào đân tộc như phường Vĩnh Lợi còn có những yếu kém về trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức bổ trợ nên tài liệu cần được xây dụng phù hợp, gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết nhất phục vụ cho công việc của cán bộ, công chức cấp xã.

- Thứ sáu, Chú trọng vào xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy tại trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp thành phố, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác trên địa bàn có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực thực tiễn. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại. Việc giảng dạy nên kết hợp mời các cán bộ, công chức có

bàn phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trên địa bàn đến trao đổi với học viên trong các chuyên để bồi dưỡng.

- Thứ bảy, cần đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng cán bộ, Công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng từ đó có những điều chỉnh kịp thời với hoạt động này tại địa phương.

Tóm lại, có thể thấy rằng: Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là nhân tố quyết dinh dến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền và cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở hiện nay. Nghị định số l01/20l7/NĐ-NP ngày 01/9l2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng dã nhấn mạnh mục tiêu trong dào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức: “Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt

động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt dộng nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt… có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước”21. Do đó, để thực hiện mục tiêu nói trên thì công tác dào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ hóa hoạt dộng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã thực sự trở thành giải pháp hữu hiệu nhất dẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện chính quyền cơ sở hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w