Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 78)

2.3.1 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế TNDN năm 2008 đã chính thức được áp dụng kể từ ngày 01/01/2009. Luật thuế mới này đã giải quyết được rất nhiều hạn chế của Luật thuế

Đinh Hải Yến – CH12 67

TNDN năm 2003, có nhiều sửa đổi, bổ sung hợp lý, phù hợp. Tuy nhiên, điều đó cũng không chứng tỏ Luật thuế TNDN đã đầy đủ và hoàn chỉnh. Trong quá trình thực hiện tuy thời gian còn rất ngắn nhưng Luật thuế mới đã bộc lộ một số vấn đề hạn chế, bất cập cần quan tâm, xem xét, đặc biệt là về các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước và tình hình thế giới hiện nay, các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN sau một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế. Cụ thể:

* Về thuế suất: Thuế suất thuế TNDN ở nước ta có xu hướng ngày càng giảm và thực hiện thống nhất giữa các thành phần kinh tế: từ việc áp dụng 2 thuế suất : 32% và 25 % tiến đến áp dụng thống nhất một thuế suất 28%, bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và giảm thuế suất từ 28% xuống 25 % từ 01/01/2009. Thuế suất 25% là mức trung bình so với trong khu vực (bằng Trung Quốc), phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế tại thời điểm ban hành Luật Thuế TNDN năm 2008 nhưng còn cao hơn một số quốc gia, vùng lãnh thổ như Hongkong, Singapore..., chưa thực sự tạo điều kiện cho các DN tích tụ vốn tái đâu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; chưa thực sự khuyến khích và thu hút được đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh mới hiện nay. Mức thuế suất này đã trở thành lạc hậu so với bối cảnh thực tế chi phí đầu vào đều tăng cao và việc huy động vốn khó khăn.

* Về các mức ưu đãi thuế TNDN

- Đối tượng không áp dụng ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, cá cược...):

+ Tại khoản 3 Điều 18 Luật thuế TNDN năm 2008 quy định “Việc ưu đãi thuế TNDN quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với:

“c) Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, các cược theo quy định của pháp luật; d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ”.

+ Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định: Thu nhập không được áp dụng quy định về ưu đãi thuế TNDN gồm: các khoản thu nhập được

Đinh Hải Yến – CH12 68

quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 18 Luật thuế TNDN và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.

+ Theo dự thảo Nghị định về quản lý casino và trò chơi điện tử có thưởng (đã trình Chính phủ tháng 10 năm 2010) sẽ cho phép các cơ sở đáp ứng điều kiện quy định được phép kinh doanh casino nhằm phục vụ khách du lịch là người nước ngoài.

Đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển và cần quản lý chặt chẽ, chỉ mở cửa dần để thu hút du lịch. Do đó, trường hợp cơ sở được phép kinh doanh hoạt động này thì không ưu đãi thuế TNDN, kể cả trường hợp thực hiện tại địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định nêu trên [24].

- Ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động xuất bản: Theo tổng kết của Bộ Thông tin và Truyền thông thì các đơn vị hoạt động xuất bản, đặc biệt là các nhà xuất bản đang gặp nhiều khó khăn do vừa phải thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, vừa phải thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển. Do đó, để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản từng bước phát triển, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của Đảng và Nhà nước, cần thiết phải có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng từ hoạt động xuất bản, in xuất bản phẩm, in báo chí và phát hành xuất bản phẩm của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản. Tại công văn số 3281/VPCP-KTTH ngày 23/5/2011 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền Thông và các cơ quan liên quan xem xét, đưa quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động xuất bản vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP cho phù hợp với quy định của Luật Thuế TNDN và Luật Xuất bản [24].

- Ưu đãi thuế TNDN đối với tổ chức tài chính vi mô: Tổ chức thuộc loại hình tổ chức tài chính vi mô là quỹ tình thương thuộc Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đang hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận là cho phụ nữ nghèo vay vốn để phát triển

Đinh Hải Yến – CH12 69

sản xuất, kinh doanh. Do đó, có ý kiến đề nghị cần có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với loại hình tổ chức này [24].

- Ưu đãi thuế TNDN đối với DN nằm trong khu kinh tế: Tại Điều 13 Luật

thuế TNDN năm 2008 quy định về Ưu đãi về thuế suất: “DN thành lập mới từ dự

án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng

thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm”. Quy định trên nhằm khuyến khích

DN đầu tư khu công nghệ cao; DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm. Riêng DN nằm trong khu kinh tế cũng hưởng ưu đãi như là DN trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là chưa phù hợp [32].

- Về ưu đãi đối với dự án xây dựng nhà ở: Theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành thì chỉ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân tại KCN và người có thu nhập thấp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mới được hưởng ưu đãi về thuế TNDN với mức ưu đãi cao nhất (thuế suất 10%, miễn thuế 4 năm và giảm thuế tối đa 9 năm tiếp theo). Theo báo cáo, hiện nước ta có khoảng gần 400 trường đại học và cao đẳng, đến năm 2015 quy mô đào tạo của cả mạng lưới đạt khoảng 3 triệu người. Dù đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2010 sẽ bảo đảm cho khoảng 60% tổng số sinh viên dài hạn tập trung có nhu cầu nội trú được ở trong ký túc xá, diện tích bình quân khoảng 3

m2/sinh viên, nhưng ký túc xá hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu.

Về nhu cầu nhà ở cho công nhân làm việc trong các KCN, mới chỉ có khoảng 20% có chỗ ở ổn định, còn lại vẫn đang phải thuê chỗ ở tạm. Đối với người lao động có thu nhập thấp, khoảng 2/3 số cán bộ, công chức đã có chỗ ở ổn định, 1/3 còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) chưa phải ở ghép hộ, ở nhờ, ở tạm... Việc đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên; công nhân trong các KCN và người có thu

Đinh Hải Yến – CH12 70

nhập thấp đang là vấn đề xã hội bức xúc, cần có cơ chế khuyến khích kịp thời, phù hợp [30].

* Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường

Điều 32 của Luật Đầu tư do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 01/07/2006 có quy định về các ưu đãi đầu tư theo đó các ưu đãi đầu tư cũng áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, Điểm 6 Phần I Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính

ngày 26/12/2008 lại quy định rằng “DN đang hoạt động từ năm 2009 có dự án đầu

tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì phần thu nhập từ dự án

đầu tư này sẽ không được hưởng ưu đãi thuế TNDN”.

Khó khăn hiện nay khi xin giấy chứng nhận đầu tư, theo yêu cầu của cơ quan cấp phép nhà đầu tư phải cung cấp thông tin ước tính sản lượng sản phẩm mà mình sẽ sản xuất trong bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Do số liệu chỉ là ước tính và có thể có thay đổi, nên nhà đầu tư chỉ có thể ước tính dựa trên các yếu tố thị trường vào thời điểm xin giấy phép. Số liệu sản lượng ước tính đã được ghi vào giấy chứng nhận đầu tư. Sau một thời gian hoạt động, các số liệu ước tính ban đầu đã không còn phản ảnh đúng tình hình thực tế và DN cần tăng sản lượng gấp đôi so với dự tính ban đầu. Tuy nhiên theo ngôn từ của Thông tư số 130/2008/TT-BTC thì việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng sản xuất (nhưng vẫn giữ nguyên dây chuyền sản xuất ban đầu) thì phần thu nhập từ phần tăng thêm tư dự án đầu tư “mở rộng” này vẫn có thể không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo tinh thần của Luật Đầu tư.

Chính sách áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng trước đây cũng được áp dụng và quy định trong Luật đầu tư Nước ngoài và chính sách này vẫn

Đinh Hải Yến – CH12 71

được duy trì và quy định tại Luật Đầu tư sau này. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN năm 2008 và văn bản hướng dẫn ban hành sau đã thay đổi chính sách này và theo đó các DN sẽ không được hưởng các ưu đãi đối với phần dự án mở rộng. Điều này gây ra những băn khoăn thắc mắc nhất là đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc bỏ ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập tăng thêm từ hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đã không khuyến khích được các DN phát triển theo quy mô lớn, hiện đại. Do vậy, trên thực tế, thay bằng mở rộng sản xuất kinh doanh, các DN thường thành lập DN mới để được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

Thiết nghĩ ưu đãi đầu tư là một chính sách quan trọng đối với cả nhà nước và các nhà đầu tư nhằm khuyến khích các DN đầu tư phát triển đất nước. Các chính sách này cần phải được áp dụng nhất quán và tránh thay đổi để các DN trong và ngoài nước tin tưởng và yên tâm bỏ vốn đầu tư. Khi thực sự cần thiết phải thay đổi chính sách ưu đãi thì cũng cần phải xem xét thoả đáng và hợp lý các quyền lợi của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Cần phải có sự nhất quán giữa Luật thuế TNDN với Luật đầu tư. Cụ thể, nếu không áp dụng chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư mở rộng thì cũng cần phải quy định rõ hơn thế nào là dự án đầu tư mở rộng để phân biệt với đầu tư mới. Các DN cũng mong Bộ Tài chính sớm sửa đổi các quy định hiện hành liên quan tới ưu đãi đầu tư sao cho hợp lý hơn, để các DN và cơ quan thuế địa phương có cơ sở thực hiện và cũng là để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam [23].

* Ưu đãi thuế đối với trường hợp DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế theo cam kết WTO

Khoản 2 Điều 11 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Trường hợp pháp luật,

chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; c) Được

Đinh Hải Yến – CH12 72

điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết”.

Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP quy định: “Cơ sở kinh

doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (ngày 11 tháng 01 năm 2007) mà có thu nhập từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá (trừ xuất khẩu hàng dệt may) và đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu theo quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về khuyến khích đầu tư trong nước và thuế TNDN thì được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại các văn bản pháp luật này đến hết năm 2011”.

Hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN chưa có quy định cụ thể về đảm bảo đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách đối với các DN đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu (trừ xuất khẩu hàng dệt may) mà bị chấm dứt ưu đãi do cam kết WTO. Thực tế để xử lý vấn đề này, sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương, Bộ Tài chính đã có công văn số 1552/BTC-TCT ngày 15/12/2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 8951/VPCP-KTTH ngày 31/12/2008, Bộ đã có công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/03/2009 hướng dẫn các Bộ ngành, địa phương thực hiện nguyên tắc điều chỉnh ưu đãi thuế đối với trường hợp DN đang được hưởng ưu đãi thuế do đáp ứng điều kiện về xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế theo cam kết WTO. Vì vậy, cần thiết bổ sung quy định pháp luật về xử lý ưu đãi mang tính nguyên tắc cho các trường hợp này vào dự thảo Nghị định, Luật để đảm bảo cơ sở pháp lý trong thực hiện [24].

* Về vấn đề chuyển lỗ:

Vấn đề này hiện nay được quy định tại Luật Thuế TNDN năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Đinh Hải Yến – CH12 73

- Tại Điều 7 Luật Thuế TNDN năm 2008: Xác định thu nhập tính thuế: ... Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu

nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

- Tại Điều 7 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008: Xác định lỗ và chuyển lỗ: .... DN có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu

nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 78)