thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua
Qua gần 3 năm thực hiện, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 được Quốc hội khoá XII, ký họp thứ 3 thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã đạt được những mục tiêu đặt ra trong quá trình tham gia xây dựng Luật, chính sách thuế TNDN đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt. Thuế TNDN từ trước đến nay vẫn được coi là loại thuế chính có mức đóng góp lớn cho tổng nguồn thu của NSNN. Số thuế TNDN mà các DN nộp hàng năm luôn chiếm 25% - 30% so với tổng số thuế và phí. Thuế TNDN ngày càng đóng vai trò quan trọng, là phần thu chủ yếu của thuế trực thu, luôn chiếm tỷ lệ trên 50% và không
Đinh Hải Yến – CH12 62
ngừng gia tăng. Từ năm 2009 đến nay, thuế TNDN là tương đối ổn định, tăng trưởng mạnh qua các năm, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo thu Ngân sách luôn vượt dự toán và tăng trưởng cao hơn năm trước. Ta có bảng số liệu cụ thể về số thu thuế TNDN qua các năm:
STT Năm Chỉ tiêu Ước thực hiện năm 2009 (lần 2) Ước thực hiện năm 2010 (lần 2) Ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2011 I Tổng thu NSNN 442.340 461.500 327.820 II Thu thuế nộp NSNN 370.033 481.262 286.446 Trong đó: Thuế TNDN
(% so với tổng số thuế thu nộp NSNN) 112.072 (25,3) 143.634 (29,8) 86.734 (30,3)
II Thu thuế TNDN theo sắc thuế
và khu vực kinh tế 112.072 143.634 86.734 1 DNNN (% so với tổng số thuế TNDN) 35.018 (31,2) 50.418 (35,1) 26.645 (30,7)
2 DN có vốn đầu tư nước ngoài
(% so với tổng số thuế TNDN) 64.835 (57,8) 73.904 (51,5) 44.729 (51,6)
Trong đó: Dầu thô 45.203 47.852 35.251
3 DN ngoài quốc doanh
(% so với tổng số thuế TNDN) 12.219 (10,9) 19.312 (13,4) 15.360 (17,7)
Bảng 2: Số thu thuế TNDN theo sắc thuế và khu vực kinh tế từ năm 2009 đến nay (Đơn vị tính: Tỷ đồng) [27]
Qua bảng số liệu ta thấy, số thu thuế TNDN tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối trong tổng số thu thuế và phí của Nhà nước. Các tổ chức kinh tế quốc tế và quốc tế và khu vực đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn như hiện nay, giá cả trong nước tăng cao, tỷ giá ngoại tệ diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, hầu hết giá các vật tư, nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất trong nước tăng mạnh ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải và nhập khẩu. Có được kết quả như vậy là nhờ sự kiên quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên
Đinh Hải Yến – CH12 63
quan trong chỉ đạo đấu tranh, áp dụng nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cùng với chính sách ưu đãi thuế TNDN và sự cố gắng của các DN nên nền kinh tế vẫn tăng trưởng khá và có nhiều chuyển biến tích cực.
Pháp luật ưu đãi thuế TNDN và thủ tục hành chính thuế đã có những thay đổi lớn lao và nhiều văn bản pháp luật được ban hành, được các DN ghi nhận. So với Luật Thuế TNDN năm 2003 thì nội dung ưu đãi trong Luật Thuế TNDN năm 2008 cũng đã khắc phục được những hạn chế của Luật Thuế TNDN năm 2003. Các quy định về ưu đãi thuế TNDN đều được sửa đổi, bổ sung, thay thế theo hướng đảm bảo cho hệ thống thuế được giản, dễ hiểu, minh bạch, giảm nghĩa vụ thuế để tạo điều kiện cho các DN tích lũy vốn, tái sản xuất mở rộng, cải thiện cuộc sống; khuyến khích đổi mới công nghệ thông qua trích lập Quỹ phát triển KHCN; đảm bảo thống nhất trong cơ chế ưu đãi thuế TNDN đáp ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nước ta là nước có nền công nghiệp chưa phát triển cao, chúng ta đang cố gắng để đẩy mạnh nền công nghiệp của mình để bắt kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực như Thái Lan hay Singapore cũng như các nước khác trên thế giới. Muốn vậy chúng ta phải khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển, thu hút sự đầu tư của các nước phát triển để không những tranh thủ vốn của họ mà ta còn tranh thủ cả công nghệ cao mà chúng ta chưa có điều kiện để tiếp cận. Nhìn chung, những vùng, lĩnh vực, ngành nghề (y tế, nông nghiệp, năng lượng...) được ưu đãi thuế TNDN là khá phù hợp với tình hình kinh tế cũng như hướng phát triển của nước ta trong những năm qua. Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, mặt khác còn tạo điều kiện phát triển các vùng kinh tế khó khăn; tạo công ăn việc làm ở các vùng khó khăn, giảm bớt sự di chuyển dân cư quá lớn vào các vùng kinh tế trọng điểm.
Về cơ bản, các chính sách thuế đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triển khai thực hiện kịp thời, đúng mục tiêu của các giải pháp về thuế của Quốc hội, Chính phủ nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn chặn
Đinh Hải Yến – CH12 64
lạm phát, tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước. Do đó, dù thực hiện các giải pháp về thuế (miễn, giảm, giãn nộp thuế TNDN và giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ…), nhưng thu NSNN vẫn vượt dự toán, kinh tế vẫn tăng trưởng cao. Với những chính sách đã ban hành và việc triển khai thực hiện kịp thời các chính sách đã mang lại những hiệu quả thiết thực như: việc kéo dài thời gian nộp thuế là chính sách được người nộp thuế đánh giá cao, tạo điều kiện thuận lợi, giảm gánh nặng về vốn cho DN, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án; việc tạo điều kiện để DN có nhiều cơ hội được ưu tiên thủ tục hành chính thuế, áp dụng thời hạn nộp thuế của đối tượng chấp hành tốt pháp luật hơn so với trước đây, đã góp phần giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí quản lý hành chính thuế của cơ quan thuế; Tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, giảm gánh nặng về vốn trong việc vay vốn ngân hàng, tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất; Đảm bảo sự minh bạch, hạn chế được cách hiểu tuỳ tiện, gây phiền hà cho người nộp thuế, nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc kiểm tra, xem xét gia hạn nợ...
Với việc ưu đãi thuế TNDN, tuy nền kinh tế đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực nhưng tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cùng với việc gia tăng vốn đầu tư thì số lượng các DN, hộ sản xuất kinh doanh cũng ngày càng tăng. Để có sự tăng trưởng như vậy tất nhiên không chỉ do việc ưu đãi thuế TNDN mang lại mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như ý chí kinh doanh của các nhà đầu tư, sự hỗ trợ của nhà nước, nhu cầu của nền kinh tế... Tuy vậy, chúng ta vẫn phải khẳng định sự ảnh hưởng lớn của pháp luật ưu đãi thuế TNDN vì nó được sử dụng như là một công cụ của Nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dưới hình thức miễn giảm thuế và ưu đãi thuế suất thuế TNDN, số thu NSNN hàng năm đã giảm một khoản lớn nhưng vẫn khuyến khích các DN trong nước làm kinh doanh có hiệu quả hơn do được giảm mức thuế suất và được hưởng nhiều điều kiện ưu đãi hơn trước đây, có điều kiện để tăng tích lũy về vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; khuyến khích các đầu tư nước ngoài do vậy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó sẽ làm
Đinh Hải Yến – CH12 65
tăng thu cho NSNN; trong đó: - Năm 2009:
+ miễn giảm thuế TNDN: 8.708.000.000.000 đồng;
+ giãn thuế TNDN (gia hạn nộp thuế TNDN): tổng số thuế TNDN được gia hạn là 16.505.290.000.000 đồng.
- Năm 2010: tổng số thuế TNDN được miễn giảm ước tính khoảng 5.138.077.000.000 đồng;
- Năm 2011:
+ miễn giảm thuế TNDN: dự kiến từ 2.500 đến 3.700 tỷ đồng;
+ tổng số thuế TNDN được gia hạn năm 2011: dự kiến khoảng 10.000 - 13.000 tỷ đồng, nhưng sẽ thu vào năm sau (năm 2012) [26].
Việc ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng trong thu hút và huy động nguồn vốn từ bên ngoài cũng như thu hút công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm của các nước để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam được chọn là điểm hấp dẫn đầu tư trong khu vực. Số dự án đầu tư nước ngoài và số vốn không ngừng gia tăng trong những năm qua. Trong đó, các dự án đầu tư nước ngoài tập trung vào các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao vì tại đây có mức ưu đãi rất cao mặc dù từ 01/01/2004 theo Luật Thuế TNDN năm 2003 thì ưu đãi của các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao giảm đi rất nhiều và từ 01/01/2009 theo Luật Thuế TNDN năm 2008 bỏ ưu đãi thuế TNDN đối với KCN. Tính đến nay, Việt Nam đã có 228 KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao được thành lập trên phạm vi cả nước, thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp và 1,2 đến 1,5 triệu lao động gián tiếp [22]. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ. Năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, FDI vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của
Đinh Hải Yến – CH12 66
các nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%). Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam. Năm 2010, các DN FDI nộp NSNN đạt 3,1 tỉ USD, tăng 26% so với năm 2009, vượt 6% so với kế hoạch đề ra và đóng góp 18,4% tổng thu ngân sách nội địa [27]. Điều này cho thấy, đóng góp vào ngân sách của khối DN đầu tư nước ngoài ngày càng lớn dần do hiệu quả từ hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại và hiệu quả chính sách miễn, giảm các ưu đãi về thuế và các chính sách ưu đãi khác.
Đến cuối năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO thì các ưu đãi bị xem là trợ cấp cho xuất khẩu sẽ bị loại bỏ theo cam kết gia nhập. Do đó, Nghị định 24/2007/NĐ-CP hướng dẫn về thuế TNDN đã cắt bỏ ưu đãi trên đối với DN dệt may và chỉ cho các DN hưởng ưu đãi trên đến hết năm 2011. Ngoài ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu thì ưu đãi do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước cũng bị cắt bỏ. Bị cắt bỏ ưu đãi, nhiều DN băn khoăn về việc bỏ ưu đãi này thì hưởng ưu đãi khác như thế nào, thời điểm tính ưu đãi ra sao. Bộ Tài chính đã kịp thời có văn bản hướng dẫn việc xóa bỏ ưu đãi, tháo gỡ phần nào khó khăn, vướng mắc cho DN. Phản ứng của các DN trước chính sách ưu đãi thuế TNDN cho rằng chính sách ưu đãi thuế TNDN của Việt Nam là khá hấp dẫn [25].
Tóm lại, việc thực hiện pháp luật về thuế TNDN qua các năm đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,
đã phần nàophát huy được vai trò là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, những
mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra.
2.3 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ưu đãi thuế