Những hạn chế trong triển khai áp dụng các quy định pháp luật về ưu đã

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 78)

ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Công tác quản lý thuế đối với pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được triển khai sâu rộng, có ảnh hưởng to lớn tới kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập sau:

* Công tác triển khai của Bộ Tài chính

- Một số nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa phù hợp, chưa bám sát mục tiêu của giải pháp về thuế của Chính phủ nên khó thực hiện và làm hạn chế tác dụng của chính sách ưu đãi thuế TNDN như: hướng dẫn giảm, giãn thuế TNDN cho DN vừa và nhỏ còn có những bất cập, thiếu cụ thể nên có các đối tượng được giảm, giãn thuế TNDN chưa phù hợp với mục tiêu của giải pháp về thuế...

- Một số Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thiếu cụ thể, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc, Bộ Tài chính phải ban hành nhiều công văn giải thích, trả lời chính sách, trong đó một số công văn có nội dung hướng dẫn, quy định có tính quy phạm pháp luật phải ban hành dưới hình thức Thông tư nhưng Bộ Tài chính đã ban hành công văn hướng dẫn không đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

* Công tác thực hiện của cơ quan Thuế

- Đội ngũ cán bộ ngành Thuế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.

- Việc triển khai thực hiện ở một số Cục Thuế còn chậm, một số nội dung thực hiện thiếu thống nhất như không giảm, giãn thuế TNDN cho công ty xổ số kiến thiết mặc dù công ty này đủ điều kiện là DN vừa và nhỏ theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC.

Qua báo cáo kiểm toán năm 2008 – 2009 tại 11 Cục Thuế cho thấy về cơ bản ngành Thuế đã thực hiện công tác quản lý thu thuế theo quy định, tuy nhiên, còn một số sai sót như việc giảm thuế TNDN: Còn nhiều DN kê khai thiếu thu nhập,

Đinh Hải Yến – CH12 78

xác định thuế TNDN được giảm không đúng; cơ quan thuế chưa kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời. Kiểm toán nhà nước xác định số thuế kê khai giảm không đúng, kiến nghị xử lý truy thu 15.490,6 triệu đồng [28].

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP được triển khai sâu rộng, tuy nhiên rất nhiều DN không biết được chính sách ưu đãi thuế TNDN do việc hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách ưu đãi thuế không được thực hiện rộng rãi. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại ban hành công văn số 17665/BTC-TCT ngày 16/12/2009 hướng dẫn: nếu sau khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, DN vẫn chưa kê khai miễn giảm thuế TNDN theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC thì không thuộc diện được ưu đãi theo Thông tư này. Hướng dẫn trên đã gây sự bất bình của các DN do họ không nhận được thông tin đầy đủ về chính sách thuế mới, bản thân cơ quan thuế và chính quyền địa phương cũng không tập trung tuyên truyền rộng rãi; rõ ràng việc cắt ưu đãi miễn, giảm thuế của Bộ Tài chính theo công văn trên là không phù hợp, càng không phù hợp với chủ trương của Nhà nước về việc tháo gỡ khó khăn cho DN trong tình hình hiện nay.

Đinh Hải Yến – CH12 79

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi

thuế thu nhập doanh nghiệp

Trước hết ta cần xác định rõ và phát huy vai trò của pháp luật ưu đãi thuế TNDN: là công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước, thuế TNDN phải góp phần vào việc khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện để các DN có vốn đầu tư phát triển. Đồng thời, bao quát hết các khoản thu nhập trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ để đảm bảo mức tăng số thu NSNN. Cùng với đó, để thực hiện những phương hướng phát triển kinh tế tổng quát của nước ta trong những năm tới chúng ta cần phải có những quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN thích hợp nhằm hoàn thành được mục tiêu đề ra. Các yêu cầu về hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN trong những năm sắp tới được đặt ra như sau:

- Đảm bảo nguyên tắc trung lập, bình đẳng, công bằng, hiệu quả trong quá trình hoàn thiện pháp luật ưu đãi thuế TNDN.

- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tiếp tục ưu đãi đối với các vùng miền cần được khuyến khích đầu tư, những vùng có tiềm năng phát triển tốt nhưng chưa được đầu tư nhiều. Bên cạnh đó, nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng hoặc khuyến khích các nhà đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Đẩy mạnh các ưu đãi đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp có công nghệ cao. Đẩy mạnh các ưu đãi trong những lĩnh vực trọng điểm mũi nhọn, trọng điểm như giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của nhà nước. Mở rộng các ưu đãi đối với các ngành dịch vụ như du lịch, pháp luật, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhằm góp phần phát huy tốt tiềm năng của nước ta.

- Trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN phải phù hợp với các thông lệ, các cam kết quốc tế.

Đinh Hải Yến – CH12 80

- Các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cần đạt tới mục tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ quản lý; giúp cho đối tượng nộp thuế và người thu thuế thực hiện đúng luật. Để đạt được mục tiêu này cần tạo điều kiện để cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, giúp cho các cơ quan quản lý thực hiện tốt chức năng của mình.

- Luật thuế TNDN cần có định hướng thay đổi năm (05) năm một lần và phải đi song song với năm (05) năm kế hoạch của nước ta nhằm tạo cho các DN một sự chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh tránh trường hợp luật thay đổi gây thiệt hại nhiều cho DN.

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp

Để Luật Thuế TNDN cũng như các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN thể hiện được tốt vai trò của mình đối với nền kinh tế cũng như đối với xã hội, chúng ta cần xác định rõ vai trò chính của chúng trong từng thời kì cũng như từng giai đoạn phát triển của đất nước và chỉ chú tâm vào các vai trò chính này, không ôm đồn nhiều mục tiêu quá làm cho Luật thuế TNDN cũng như các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN trở nên quá phức tạp dàn trải và chồng chéo với nhiều luật khác. Cụ thể như sau:

* Về thuế suất: Xác định mức thuế suất chính là xác định mức độ điều tiết về

thuế của Nhà nước đối với thu nhập của DN. Mức thuế suất cao sẽ tăng điều tiết tập trung cho NSNN, nhưng việc giảm thuế suất thuế TNDN sẽ có tác động tăng động viên cho NSNN; do giảm thuế suất thuế TNDN chính là tạo điều kiện để DN có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy tái đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi DN phát triển sẽ tạo ra nhiều hàng hóa, của cải vật chất cho xã hội, tạo thêm nhiều lợi nhuận và thuế thu nhập nộp cho NSNN cũng sẽ tăng thêm. Do vậy, nếu thuế suất thuế TNDN giảm xuống mức 20%

Đinh Hải Yến – CH12 81

hoặc dưới 25% sẽ tạo cơ hội để DN tích luỹ vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất, kinh doanh. Thuế suất thuế TNDN có thể điều chỉnh giảm theo 2 phương án:

- Phương án 1: thuế suất 23% từ năm 2012 đến 2015; thuế suất 20% từ năm 2016 đến 2020.

- Phương án 2: thuế suất 20% từ năm 2012.

Để đảm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa NSNN và DN, theo tác giả nên lựa chọn Phương án 1.

* Về các mức ưu đãi thuế TNDN

Đây là một trong những vấn đề nan giải nhất của Luật Thuế TNDN. Một mặt, Nhà nước không muốn thất thu thuế thông qua ưu đãi tràn lan. Mặt khác, tiền thuế được ưu đãi nếu đầu tư hiệu quả sẽ mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế, nếu đổ vào thị trường chứng khoán đầu cơ hay mua sắm thì lại gây thiệt hại cho xã hội. Ngoài ra, mức ưu đãi thuế phải làm sao cho Việt Nam không trở nên kém hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước trong khu vực. Theo tác giả, nền kinh tế chúng ta đang gặp ba thách thức lớn về hạ tầng cơ sở, khoa học - công nghệ và giáo dục. Vì vậy, bất kỳ DN nào đầu tư mang lại lợi ích trực tiếp cho ba lĩnh vực này cũng nên được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Ngoài ra, chúng ta có thể ưu đãi thuế cho các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu (không nói rõ là ưu đãi để xuất khẩu vì dễ vi phạm các cam kết gia nhập WTO) thí dụ như dệt may, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Việt Nam là nước có thu nhập thấp, lượng lao động đông, cần có nhiều DN để tạo việc làm, nâng cạnh tranh hiệu quả trên trường quốc tế. Vì vậy, nên có ưu đãi cho các DN vừa và nhỏ. Báo cáo tổng kết cho thấy, lượng thuế thu nhập từ khu vực này hiện không cao.

Ngoài ra, cần quy định rằng nếu DN giải thể trong thời gian hưởng ưu đãi mà không phải do bất khả kháng thì sẽ bị truy thu số thuế được ưu đãi. Tương tự, không phải DN phần mềm nào cũng ưu đãi. Cần cân nhắc xem phần mềm mang tính chất cờ bạc trá hình, game online hay giải trí có nhất thiết được ưu đãi không? Không phải DN giáo dục nào cũng ưu đãi. Trường quốc tế, trung tâm tiếng Anh thu học phí cao không cần ưu đãi. Vì vậy, chỉ ưu đãi DN đầu tư và cam kết thu phí theo khung

Đinh Hải Yến – CH12 82

giá không cao hơn một tỷ lệ nhất định so với trường công. Sẽ là mâu thuẫn trong khi ưu đãi thuế trong lĩnh vực giáo dục, y tế thì cao, nhưng để được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực này thì quá khó khăn (đối với nhà đầu tư nước ngoài còn là dự án nhóm A). Tương tự, sản phẩm dược có thể ưu đãi, nhưng sản phẩm giả danh dược phẩm của các công ty bán hàng đa cấp (thí dụ: một hộp nước trái cây giá 500.000 VND) thì có nên ưu đãi thuế không?

Lẽ ra, nên cho phép mở cửa đầu tư trong các lĩnh vực khoa học, y tế, giáo dục (Bộ Giáo dục, Bộ Y tế sẽ tiến hành hậu kiểm và phạt), song không miễn giảm thuế, trừ trường hợp đầu tư vào địa bàn, hay trọng điểm mà Nhà nước khuyến khích đầu tư.

- Đối tượng không áp dụng ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (kinh doanh casino, trò chơi có thưởng, cá cược...): tác giả xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 19 Nghị định số

124/2008/NĐ-CP theo hướng như sau: “Thu nhập không được áp dụng quy định về

ưu đãi thuế TNDN bao gồm: các khoản thu nhập được quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 18 Luật Thuế TNDN, thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (thu nhập từ hoạt động kinh doanh casino, kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược, kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, kinh doanh golf, kinh doanh xổ

số), và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản” [24].

- Ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động xuất bản [24]: Tại công văn số 3281/VPCP-KTTH ngày 23/5/2011 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền Thông và các cơ quan liên quan xem xét, đưa quy định về ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động xuất bản vào nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP cho phù hợp với quy định của Luật Thuế TNDN và Luật Xuất bản. Tác giả xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 15 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP như sau:

Đinh Hải Yến – CH12 83

3. Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của DN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).

Danh mục các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa quy định tại khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập từ hoạt động xuất bản phẩm theo quy định của Luật xuất bản.

Căn cứ quy định của pháp luật về xuất bản, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể nội dung quy định tại khoản này”.

- Ưu đãi thuế TNDN đối với tổ chức tài chính vi mô: đề nghị cần có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với loại hình tổ chức này, theo đó sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 15 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP như sau:

“5. Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

Đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô sau khi hết thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP thì chuyển sang áp dụng mức thuế

suất 20%” [24].

- Ưu đãi thuế đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại khu kinh tế: để đảm bảo tính hợp lý, tác giả kiến nghị DN được ưu đãi về thuế như DN thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thuế suất 20% trong thời gian mười năm).

- Về ưu đãi đối với dự án xây dựng nhà ở: Nay Chính phủ đề nghị quy định: mọi dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp và người có thu nhập thấp, không phụ thuộc vào địa bàn đầu tư đều được hưởng ưu đãi về thuế TNDN với mức ưu đãi cao nhất. Việc quy định như vậy sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nhà ở cho mục đích này, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay; đồng thời yêu cầu Chính phủ quy định rõ biện pháp “hậu kiểm” để bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh, chống

Đinh Hải Yến – CH12 84

hành vi gian lận, trốn thuế, lợi dụng ưu đãi để thu lợi cho cá nhân, tổ chức của mình; bảo đảm việc thụ hưởng ưu đãi cho các đối tượng là công nhân khu công nghiệp, học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp.

* Ưu đãi thuế đối với trường hợp DN đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu

đãi thuế theo cam kết WTO: tác giả xin đề xuất bổ sung một khoản vào Điều khoản

Một phần của tài liệu Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)