Tình hình thực hiện công tác BVMT tại KCN Bắc Vinh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 82)

4.3.2.1. Phòng quản lý môi trường tại KCN

Cơ cấu, chức năng quản lý, bảo vệ môi trường là phòng quản lý tài nguyên và môi trường; có chức năng, nhiệm vụ như sau:

Cơ cấu:

- Trưởng phòng

Phụ trách chung: Chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành Phòng Quản lý Môi trường. Thực hiện xây dựng và củng cố mối quan hệ công tác với các phòng, trung tâm thuộc Ban và các sở, ngành liên quan. Chịu trách nhiệm chính giải quyết mọi công việc liên quan đến nhiệm vụ, chức năng của Phòng, điều hành chỉ đạo, tổ chức thực hiện mọi hoạt động của Phòng mà Trưởng ban giao về công tác tổ chức và quản lý công chức, chịu trách nhiệm chính về chuyên môn của Phòng.

Trực tiếp phụ trách KCN VSIP Bắc Ninh, Gia Bình, Thuận Thành 2 và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động bảo vệ môi trường trong các KCN do cá nhân đảm nhiệm.

- Phó trưởng phòng

Là người chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Phòng và lãnh đạo Ban giao. Giúp trưởng phòng xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Ban; Quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường trong các KCN và điều hành các nhiệm vụ khi Trưởng phòng vắng mặt, có trách nhiệm báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, sự cố môi trường trong KCN do cá nhân đảm nhiệm; Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN (do cá nhân phụ trách). Chịu trách nhiệm về các sự cố phát sinh trong KCN.

Có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện quan trắc môi trường tổng thể KCN và các cơ sở sản xuất trong KCN do cá nhân phụ trách; Phối hợp với các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng trong công tác đấu nối, thu gom nước thải, bãi thu gom, phân loại chất thải tại nguồn trước khi vận chuyển đi xử lý, Đôn đốc, kiểm tra điểm đấu nối nước thải, nước mưa của các doanh nghiệp thứ cấp vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN theo quy định; Phối hợp các Phòng trực thuộc Ban trong các công việc liên quan;Báo cáo Trưởng phòng.

- Chuyên viên

Là người chịu trách nhiệm công tác văn thư, lưu trữ, kiểm soát, đánh giá quy trình ISO của Ban; Giúp Lãnh đạo Phòng xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền hoặc phân cấp của các Bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh về quản lý môi trường; Trực tiếp phụ trách KCN và có trách nhiệm báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, sự cố môi trường trong KCN do cá nhân đảm nhiệm; Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN (do cá nhân phụ trách). Chịu trách nhiệm về các sự cố phát sinh trong KCN. Đôn đốc, kiểm tra điểm đấu nối

nước thải, nước mưa của các doanh nghiệp thứ cấp vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN theo quy định; Giám sát việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và cung cấp các yêu cầu của nơi tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ; Có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện quan trắc môi trường tổng thể KCN và các cơ sở sản xuất trong KCN do cá nhân phụ trách; Phối hợp với các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng trong công tác đấu nối, thu gom nước thải, bãi thu gom, phân loại chất thải tại nguồn trước khi vận chuyển đi xử lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao. Báo cáo Trưởng phòng.

- Chuyên viên

Là người chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý kiểm soát ô nhiễm và phối hợp kiểm tra, thanh tra đối với các dự án đầu tư vào KCN, thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng giao. Xem xét, có ý kiến về môi trường đối với các dự án đầu tư trình cấp giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN; Trực tiếp theo dõi KCN có trách nhiệm báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, sự cố môi trường trong KCN do cá nhân đảm nhiệm; Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN (do cá nhân phụ trách). Chịu trách nhiệm về các sự cố phát sinh trong KCN.

Đôn đốc, kiểm tra điểm đấu nối nước thải, nước mưa của các doanh nghiệp thứ cấp vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN theo quy định; Giám sát việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và cung cấp các yêu cầu của nơi tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ; Có trách nhiệm đôn đốc, giám sát việc thực hiện quan trắc môi trường tổng thể KCN và các cơ sở sản xuất trong KCN do cá nhân phụ trách; Phối hợp với các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng trong công tác đấu nối, thu gom nước thải, bãi thu gom, phân loại chất thải tại nguồn trước khi vận chuyển đi xử lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao. Báo cáo Trưởng phòng.

Tuy nhiên do quy mô KCN có nhiều nhà máy sản xuất, nhưng cơ cấu nhân viên chỉ có 4 người, nên việc theo dõi giám sát, đôn đốc các nhà máy xí nghiệp phân loại các loại chất thải rắn công nghiệp và nguy hại vẫn còn gặp nhiều khó

khăn. Sắp tới sẽ bổ sung thêm 1 chuyên viên để tăng cường việc giám sát và xử lý nếu có vi phạm của các doanh nghiệp.

Theo quý trong năm, phòng quản lý môi trường sẽ phối hợp với các nhà máy cơ sở sản xuất kiểm tra tình hình về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, phối hợp với các cơ quan chức năng khi có đoàn thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước.

Năm 2014 có 4 nhà máy bị nhắc nhở và xử phạt vì khi kiểm tra chất thải rắn công nghiệp có lẫn dẻ lau dầu máy và dầu máy thải. Các doanh nghiệp đã chấp hành nộp phạt và cam kết không tái phạm.

4.3.2.2. Quản lý nhà nước

Các năm 2008 – 2009 công tác quản lý môi trường ở tỉnh Nghệ An còn nhiều bất cập, do có sự chuyển đổi tổ chức từ phòng quản lý môi trường sang Chi cục bảo vệ môi trường. Từ đầu năm 2010 đến nay do có sự tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường kết hợp với sự hoạt động tích cực của cảnh sát môi trường nên môi trường ở tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh được cải thiện đáng kể. Từ cuối năm 2009 khi có nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nên công tác quản lý môi trường của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực và hiệu quả.

a. Công tác BVMT trong các KCN và khu công nghiệp Bắc Vinh

- Ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của chính phủ, các bộ ngành về các KCN. Đánh giá về tình hình thực hiện các văn bản pháp luật đã được ban hành, báo cáo cũng nêu rõ những bất cập hiện tại trong công tác quản lý môi trường trong các KCN.

-Tổ chức bộ máy và xây dựng năng lực quản lý nhà nước về BVMT trong khu KKT Đông Nam

+ Thành lập phòng tài nguyên môi trường trong hệ thống 7 phòng ban của ban quản lý. Phòng này có chức năng tham mưu cho ban quản lý thực hiện công tác quản lý tài nguyên và môi trường trong khu công nghiệp.

+ Phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thuộc Sở Tài nguyên môi trường Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường cho các CSSX và xung quanh các KCN.

+ Thành lập các đoàn kiểm tra của BQL phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra công tác BVMT trong các KCN.

Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT trong các KCN

+ Năm 2012 đã kiểm tra 28 CSSX, kết quả đã xử phạt 85 triệu đồng đối với 15/28 cơ sở sản xuất vi phạm.

+ Năm 2013 đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tổ chức kiểm tra về công tác BVMT trên toàn tỉnh, trong đó có KCN Bắc Vinh và 2 CCN Nghi Phú và Đông Vĩnh. Tại KCN Bắc Vinh đã xử lý 2 cơ sở vi phạm về phân loại chất thải rắn và nước thải la nhà máy sản xuất bao bì Sabeco và nhà máy phân lân.

+ Năm 2014 tổ chức kiểm tra công tác BVMT đối với tất cả các CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy việc chấp hành pháp luật về BVMT trong các CCN còn nhiều hạn chế, tất cả các CCN chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, không có báo cáo xả thải và giấy phép xả thải vào nguồn nước, không thực hiện quan trắc giám sát môi trường theo quy định.

+ Tháng 5/2014, Sở Tài nguyên Môi trường kết hợp với thanh tra Tổng cục môi trường tiến hành kiểm tra 3 KCN (Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai) trong lĩnh vực BVMT đối với các KCN. Kết quả là KCN Nam Cấm và Hoàng Mai không thực hiện việc giám sát chất thải, giám sát môi trường xung quanh theo quy định và không có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

b. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải về khu công nghiệp Bắc Vinh

Theo kết quả kiểm tra của Sở TNMT và của BQL khu kinh tế Đông Nam vào năm 2011 thì công tác quản lý chất thải trong các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như ở thành phố Vinh chưa được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả nên việc các chất thải sản xuất từ các khu, cụm công nghiệp khi thải ra môi trường đã và đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh ở mức độ tương đối lớn.

Giám sát chất lượng các thông số môi trường:

Hàng năm, từ giai đoạn 2005-2011 BQL các khu, cụm công nghiệp đã ký hợp đồng với Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thuộc Sở TNMT Nghệ An thực hiện việc lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm với hàng chục điểm bên trong và xung quanh các khu, cụm công nghiệp theo định kỳ 4 lần/năm (vào các tháng 3, 6, 9 và 11). Ngoài ra cũng theo yêu cầu cụ thể của BQL các khu, cụm công nghiệp và các CSSX trong các

khu, cụm công nghiệp, Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường cũng lấy mẫu phân tích nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và khí thải, nước ngầm từ các CSSX và kinh doanh theo tần suất quan trắc đã cam kết trong các báo cáo ĐTM hoặc cam kết BVMT. Các kết quả phân tích về chất lượng các thông số môi trường đều được so sánh theo các QCVN và TCVN nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm và được trình bày trong báo cáo kết quả hàng năm. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp chưa thực hiện việc báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng năm theo quy định.

Theo số liệu quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường thuộc Sở TNMT Nghệ An thì các thông số chất lượng môi trường 2011 như sau:

- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

Hàm lượng các khí thải từ sản xuất NO2, SO2, CO tại 27 điểm quan trắc tại KCN Nam Cấm, tại 08 điểm quan trắc tại KCN Bắc Vinh, 04 điểm quan trắc tại CCN Nghi Phú và 02 điểm quan trắc tại CCN Đông Vĩnh đều nằm dưới TCCP.

Tuy nhiên, tại các nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy có lượng khí thải NO2, khá cao, gần với TCCP (0,2 mg/m3 - QCVN 05:2009), cụ thể: tại 03 điểm hàm lượng NO2 đạt khoảng 0,15 – 0,16 mg/m3 (Công ty nguyên liệu giấy Nghệ An, Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy – Công ty liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Nghệ An, Nhà máy sản xuất bao bì lon nhôm và thùng giấy carton – Công ty CP bao bì SABECO Sông Lam).

Đối với SO2 tại nhà máy sản xuất giấy Krapt – Công ty TNHH Thiên Phú hàm lượng quan trắc được cũng tương đối cao đạt giá trị 0,23 mg/m3 (0,35 mg/m3 – QCVN 05:2009).

Riêng bụi lơ lửng đã có những dấu hiệu ô nhiễm tại 07 điểm, trong đó tại KCN Nam Cấm có nhiều điểm ô nhiễm nhất, đó là: điểm K1 – Công ty TNHH nguyên liệu giấy Nghệ an, K13 – Khu vực sản xuất trong nhà máy chế biến bột đá siêu mịn cạnh bãi tập kết nguyên liệu và xưởng nghiền đá, K25, K26 và K27 trong nhà máy chế biến gỗ nhân tạo – Công ty công dụng hoá. Ở KCN Bắc Vinh có 01 điểm (K34) tại xưởng sản xuất, cạnh cyclon hút bụi – Công ty TNHH XNK Hùng Hưng. Ở CCN Đông Vĩnh có 01 điểm (K40) tại trung tâm xí nghiệp gỗ nội thất xuất khẩu – Công ty CP Mỹ nghệ Nghệ An.

Tuy nhiên, tại các cơ sở sản xuất này bụi lơ lửng có hàm lượng vượt quá TCCP không đáng kể, dao động trong khoảng 0,02-0,06 mg/m3 và tập trung chủ

yếu tại các nhà máy sản xuất giấy, nhà máy chế biến bột đá, hoặc tại các nhà máy chế biến gỗ.

- Hiện trạng chất lượng nước

Số liệu quan trắc về chất lượng nước thải sản xuất trong năm 2011 tại một số nhà máy trong các KCN Nam Cấm, Bắc Vinh và Đông Vĩnh, xem xét vị trí các điểm lấy mẫu phân tích của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An và một số dự án khác cho thấy: ô nhiễm hữu cơ là dạng ô nhiễm thể hiện rõ nhất trong nước thải của các nhà máy sản xuất đồ uống, chế biến thuỷ sản, sản xuất bao bì.

* Nước thải sinh hoạt:

Phân tích số liệu nồng độ các thông số môi trường nước thải sinh hoạt cho thấy: Dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt nhất trong nước thải sinh hoạt ở các khu, cụm công nghiệp vẫn là ô nhiễm các chất hữu cơ, đặt biệt là BOD5 và NH4+.

Như vậy, nước thải sinh hoạt trong các khu, cụm công nghiệp cũng góp phần đáng kể làm gia tăng ô nhiễm hữu cơ trong nước thải của các khu, cụm công nghiệp và là một trong những nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm hữu cơ môi trường nước mặt tại các khu vực tiếp nhận nước thải các khu, cụm công nghiệp.

* Chất lượng nước ngầm trong các khu, cụm công nghiệp

Số liệu nước ngầm tại các giếng khoan của các nhà máy đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và clorua. Hàm lượng các chất hữu cơ NH4+ cao hơn TCCP không đáng kể nhưng hàm lượng NO3- tại giếng khoan của công ty khoáng sản OMYA đã vượt TCCP gấp 4 lần. Đối với hàm lượng clorua tại nhà máy này cũng vượt TCCP khoảng 1,5 lần, ngoài ra hàm lượng coliform cũng rất cao vượt TCCP tới 2,5 lần.

Quản lý chất thải sản xuất

Nhìn chung công tác BVMT trong khu công nghiệp đã được thực hiện tương đối tốt theo các quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh Nghệ An, song hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót đáng kể, đặc biệt là trong công tác quản lý chất thải các loại từ sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w