Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay của Việt Nam và

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 53)

một số nước trên thế giới

2.3.4.1. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam

khác nhau, lượng chất thải công nghiệp sẽ khác nhau và các hình thức thu gom chất thải rắn cũng khác nhau. Theo kết quả điều tra, chất thải rắn công nghiệp có chứa thành phần nguy hại, đang được thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa thực hiện tốt, nguy cơ làm phân tán chất thải nguy hại ra môi trường cao và hiện nay chưa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ thu gom sẽ khác nhau giữa doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu, trong đó tỷ lệ thu gom từ các doanh nghiệp trong khu có tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thu gom sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào giá trị kinh tế của chất thải. Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại chủ hiện đang được thực hiện bởi rất nhiều loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đến các cơ sở kinh doanh mua bán. Nhìn chung đối với chất thải nguy hại thì hầu hết do các công ty được cấp phép hành nghề thu gom, tuy nhiên đối với chất thải công nghiệp không nguy hại thì ngoài các doanh nghiệp có giấy phép, việc thu gom vận chuyển còn được thực hiện bởi rất nhiều thành phần như đã nói ở trên làm cho diễn biến của thị trường này hết sức phức tạp. Đâu đó tại các địa phương vẫn có tình trạng thải bỏ chất thải vào các bãi đất trống gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân do công tác quản lý chưa được tốt do còn thiếu thể chế chính sách và trong quy định chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước còn chồng chéo, bất cập… Cũng theo Tổng cục Môi trường cần phải có các nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn đặc biệt là chất thải công nghiệp (Phạm Ngọc Đăng, 2008).

Một số mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại một số tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Theo thống kê năm 2011, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 950,6 tấn/ngày; trong đó chất thải rắn công nghiệp thông thường chiếm 864 tấn/ngày, còn chất thải nguy hại là 86,6 tấn/ngày Tỷ lệ thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại chiếm khoảng 67,2% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh. Phần lớn lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh do các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tư nhân thực hiện, trong đó có 9 đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh và khoảng 11 đơn vị từ các tỉnh thành khác. Về đơn vị nhà nước tham gia thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chỉ có Công ty TNHH MTV DV-MT-ĐT Đồng Nai (URENCO) chịu trách

nhiệm thực hiện.

- Về quản lý hành chính đối với chất thải rắn công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải; hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại; phối hợp với các phòng tài nguyên môi trường quận huyện thanh kiểm tra môi trường các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp. Ngoài ra, đối với các khu công nghiệp, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai (DIZA) chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hủy phế liệu, phế phẩm và thanh kiểm tra vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn của các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp.

- Về nguồn thu phí quản lý chất thải rắn công nghiệp: thực hiện theo quyết định số 13/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Ở cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thu phí chất thải rắn đối với các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ở cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện ủy quyền cho phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thu phí đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Nguồn thu phí chất thải rắn công nghiệp được trích lại 20% chi cho hoạt động của cơ quan thu phí.

Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2011, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1750 - 2350 tấn/ngày; trong đó chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh khoảng 1500 - 2000 tấn/ngày, chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh khoảng 250 - 350 tấn/ngày Tỷ lệ tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 70 - 80% tổng lượng phát sinh, phần còn lại chủ yếu được chôn lấp cùng với rác sinh hoạt. Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp nguy hại từ 55 - 70%, xử lý bằng phương pháp hóa rắn 8% và đốt từ 15 - 18% Hoạt động thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do cả lực lượng doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đảm nhận. Trong đó, nhóm doanh nghiệp nhà nước tham gia thu gom, vận chuyển có các Công ty Dịch vụ

Công ích quận, huyện và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố (CITENCO), còn nhóm doanh nghiệp tư nhân có các công ty chỉ có chức năng thu gom, vận chuyển và các công ty thu gom, vận chuyển, kèm chức năng xử lý chất thải rắn công nghiệp. Riêng hoạt động xử lý chất thải rắn chủ yếu là do doanh nghiệp tư nhân thực hiện, chỉ có một doanh nghiệp nhà nước có chức năng xử lý là công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố (CITENCO) hoạt động trong lĩnh vực này.

Về quản lý hành chính đối với chất thải rắn công nghiệp: trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính trong quản lý chất thải rắn công nghiệp. Phòng Quản lý Chất thải rắn trực thuộc Sở chịu trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ quản lý sau:

+Hướng dẫn thực hiện và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các đơn vị, cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

+Hướng dẫn thực hiện và cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố HCM;

+Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố thanh kiểm tra vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp đối với các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

+Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường mỗi quận, huyện thanh kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất trên địa bàn quận huyện nhưng nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Về nguồn thu phí chất thải rắn công nghiệp: triển khai và thực hiện tuân theo các hướng dẫn chung của trung ương tại thông tư 38/2008/TT- BTC ngày 19/5/2008 hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

2.3.4.2. Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay trên thế giới

Tại Mỹ

Quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Mỹ được điều hành trực tiếp bởi Văn phòng Chất thải rắn và Ứng phó Sự cố (Office of Solid Waste and Emergency

Response), trực thuộc Cục quản lý môi trường Mỹ (United State Enviroment Protection Agency) và được kiểm soát bởi Luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên (RCRA) ban hành lần đầu vào năm 1976; sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Luật RCRA có 10 phần quy định về quản lý chất thải rắn (trong đó có 5 phần hướng dẫn các tiêu chuẩn phân loại, lưu trữ, xử lý chất thải rắn và một tiêu chuẩn xây dựng cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh) và 17 phần quy định dành cho quản lý chất thải rắn nguy hại (trong đó có 9 phần quy định về các tiêu chuẩn trong quản lý chất thải nguy hại từ việc xác định thành phần chất thải nguy hại cho đến tiêu chuẩn về đối tượng quản lý và thiết bị xử lý chất thải nguy hại). Các quy định này được áp dụng khác nhau tùy thuộc vào từng tiểu bang. Một số tiểu bang thiết lập quy định khắt khe hơn so với hướng dẫn của RCRA. Tuy nhiên, các tiểu bang đều tuân thủ nguyên tắc quản lý chất thải công nghiệp dựa trên kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường về chất thải công nghiệp. Một ví dụ cụ thể của cách thức quản lý chất thải rắn dựa trên việc kiểm soát tiêu chuẩn tại tiểu bang Texas, Mỹ như sau: Tiểu bang Texas thành lập một cơ quan kiểm soát chất lượng môi trường gọi là Ủy ban Texas về Chất lượng Môi trường TCEQ (Texas Commission on Environmental Quality). Ủy ban này có trách nhiệm cấp giấy phép hành nghề cho các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực có tác động tới môi trường.

Nhiệm vụ cụ thể của TCEQ là đào tạo và tổ chức thi lấy giấy phép hành nghề, cấp giấy phép và đổi mới giấy phép hành nghề. Texas quy định 13 loại giấy phép hành nghề đối với các loại nghề nghiệp có tác động đến môi trường trong đó có giấy phép quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại; giấy phép xử lý chất thải y tế, giấy phép xử lý chất thải rắn đô thị, giấy phép xử lý chất thải phóng xạ và giấy phép xử lý bùn thải. Các giấy phép được cấp với thời hạn 5 năm. Để đảm bảo hoạt động phân loại và mã hóa chất thải công nghiệp ở Texas tuân thủ đúng với quy định của chính quyền (tiểu mục 40 trong RCRA của Liên bang và tiểu mục 30 trong quy định quản lý hành chính của Texas), TCEQ ngẫu nhiên kiểm toán một số các báo cáo về dòng thải chất thải công nghiệp mỗi năm. Khi một nguồn phát sinh chất thải (hoặc một doanh nghiệp) nhận được một yêu cầu kiểm toán của TCEQ, các thông tin về phân loại và mã dòng thải của nguồn phát sinh phải được báo cáo đầy đủ lên TCEQ. Trong đó phải cung cấp đầy đủ tài liệu mô tả, phân tích các cơ sở và lý do phân loại chất thải. Ngoài ra, mỗi một đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép đều phải trả lệ phí kiểm tra giám sát chất thải hàng năm cho TCEQ gọi chung là phí đánh giá hàng năm.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp bắc vinh, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 53)